'Ngành du lịch Việt Nam đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung'

Nhàđầutư
Sau hơn 2 năm dài chịu tác động nặng nề của đại dịch, ngành du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam đã có nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, chuyên gia Savills Hotels lo lắng bên cạnh vấn đề nguồn cầu, ngành du lịch Việt Nam còn phải phải đối mặt với thách thức khác là tình trạng dư thừa nguồn cung.
THÀNH VÂN
06, Tháng 08, 2022 | 06:55

Nhàđầutư
Sau hơn 2 năm dài chịu tác động nặng nề của đại dịch, ngành du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam đã có nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, chuyên gia Savills Hotels lo lắng bên cạnh vấn đề nguồn cầu, ngành du lịch Việt Nam còn phải phải đối mặt với thách thức khác là tình trạng dư thừa nguồn cung.

Thị trường nghỉ dưỡng tăng mạnh trở lại

Dưới tác động của đại dịch, trong năm 2020, công suất thuê khách sạn tại Châu Á - Thái Bình Dương đạt mức thấp kỷ lục, dao động từ 25% đến 40% ở hầu hết các điểm đến nổi tiếng trong khu vực. Trong bối cảnh mức độ tiêm chủng tăng và tỷ lệ tử vong do COVID-19 giảm mạnh, nhiều quốc gia đã bắt đầu thận trọng mở lại biên giới kể từ nửa cuối năm 2021. Nhờ kết quả đó, tâm lý thị trường và hoạt động đầu tư tăng trở lại tích cực.

Theo báo cáo về thị trường Nghỉ dưỡng của Savills Châu Á – Thái Bình Dương công bố tháng 6/2022, khối lượng đầu tư vào khách sạn khu vực Châu Á Thái Bình Dương đạt 14,9 tỷ USD với 459 thương vụ vào năm 2021, vượt qua mức trung bình 5 năm trước đại dịch là 14,6 tỷ USD.

Thị trường tiềm năng này cũng chứng kiến ​​sự gia tăng cả về khối lượng đầu tư và số lượng giao dịch trong năm 2021, lần lượt tăng 42,1% và 25,8% theo năm. Báo cáo ghi nhận một xu hướng đặc biệt là ngày càng nhiều doanh nghiệp bắt đầu thanh lý các tài sản không cốt lõi để thu hồi vốn.

bieu-do-1

Biểu đồ Số lượng giao dịch khách sạn Châu Á - Thái Bình Dương từ 2012-2022. Ảnh: Savills.

Tiêu biểu trong số đó là việc hai tập đoàn Nhật Bản, Tập đoàn Kintetsu và Tập đoàn Seibu, được cho là đã chuyển nhượng danh mục đầu tư khách sạn của họ cho các quỹ nước ngoài lần lượt là 500 triệu USD và 1,2 tỷ USD trong năm qua.

Đặc biệt, sự quan tâm của nhà đầu tư vẫn mạnh mẽ trong 5 tháng đầu năm 2022, khoảng cách giữa người bán và người mua dường như đã được thu hẹp. Khối lượng đầu tư tăng lên 5 tỷ USD trong quý 1/2022, tăng 5,3% theo quý và 86,9% theo năm.

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho biết, hoạt động kinh doanh khách sạn và resort đang khôi phục trở lại sau đại dịch. Công suất và giá phòng ghi nhận sự cải thiện ở khắp mọi nơi trên thế giới và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Riêng tại Việt Nam, trong mùa hè năm nay tại các địa điểm ven biển như Vũng Tàu – Hồ Tràm, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, nhiều khách sạn và resort ghi nhận tốc độ hồi phục ấn tượng, một số resort thành công trong việc thu hút khách nội địa thậm chí kỳ vọng đạt mức công suất 50-70%.

Tuy nhiên, ông Mauro Gasparotti cho rằng, để hoạt động du lịch có thể đạt được mức như năm 2019 chúng ta vẫn phải chờ đến khi thị trường khách quốc tế hoàn toàn khôi phục. 

a (33)

Chuyên gia Savills Hotels lo lắng, ngành du lịch Việt Nam còn phải phải đối mặt với thách thức khác là tình trạng dư thừa nguồn cung. Ảnh: Thành Vân.

Đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung

Ông Mauro Gasparotti cho biết, hiện nay có ba yếu tố chính đang cản trở quá trình khôi phục của nguồn cầu du lịch là lạm phát, chi phí chuyến bay gia tăng và sự chậm khôi phục của hai thị trường khách Trung Quốc và khách Nga.

"Chúng tôi kỳ vọng nguồn cầu sẽ hoàn toàn khôi phục vào năm 2024. Tuy nhiên bên cạnh vấn đề nguồn cầu, ngành du lịch Việt Nam còn phải phải đối mặt với thách thức khác là tình trạng dư thừa nguồn cung", ông Mauro Gasparotti nói.

Theo vị chuyên gia này, ước tính trong ba năm tới, nguồn cung tại các điểm đến du lịch trọng điểm sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 20% mỗi năm. Với tốc độ này, nếu nguồn cầu không tăng theo kịp thì có thể dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Qua đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công suất phòng của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong nước.

Ông Mauro Gasparotti cho biết thêm, hiện nay thị trường Việt Nam có rất nhiều dự án cùng cạnh tranh trong một phân khúc với mô hình và sản phẩm tương tự nhau. Nhiều chủ đầu tư vẫn chưa thực sự chú trọng đến chất lượng, mà chỉ tập trung theo đuổi số lượng và cách tiếp cận "sao chép – cắt dán", khiến cho các dự án bị thiếu điểm nhấn.

"Điểm đặc biệt của ngành nghỉ dưỡng là cho phép các đơn vị phát triển dự án có thể thỏa sức sáng tạo để đem đến những sản phẩm ấn tượng, khác biệt với những sản phẩm đã hiện hữu trên thị trường, từ đó đem đến những trải nghiệm giá trị cho khách lưu trú.

Điều này không phải chỉ đến từ những sản phẩm cao cấp, mà nó có thể đến từ mọi phân khúc miễn là dự án được định vị rõ ràng, hoạch định tốt, thiết kế hợp lý và vận hành chỉn chu”, vị chuyên gia Savills chia sẻ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ