Ngân hàng Việt nắm 8,7 triệu tỷ đồng bất động sản thế chấp

N.THOAN
15:19 06/09/2021

Bất động sản là tài sản đảm bảo ưa thích của các ngân hàng, bởi giá trị được duy trì ổn định. Những nhà băng có tỷ lệ lớn tài sản đảm bảo là bất động sản cũng được đánh giá an toàn hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành, nguy cơ nợ xấu tăng cao.

Trong quá trình hoạt động ngân hàng, nợ xấu là hệ quả tất yếu phát sinh từ quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng. Đó là lý do tại sao, hầu hết các khoản vay ngân hàng của ngân hàng đều phải có tài sản thế chấp. Trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 tới đời sống người dân và doanh nghiệp, nợ xấu của ngành ngân hàng lại được đặt lên bàn cân. Theo đó, những ngân hàng nào sở hữu lượng tài sản thế chấp lớn, đặc biệt là bất động sản được cho là có lợi thế hơn trong quá trình xử lý nợ xấu, thu hồi nợ.

04540F6E-9C4B-48C0-BD6C-989DE1DABE8D

Theo tính toán của Nhadautu.vn, cho đến ngày 31/12/2020, tổng dư nợ tín dụng của 29 ngân hàng lớn nhất là 8,43 triệu tỷ đồng với tổng tài sản bảo đảm là 17,56 triệu tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 208%/tổng dư nợ. Trong đó, tài sản bảo đảm là bất động sản là 8,69 triệu tỷ đồng tương đương 50%/tổng tài sản bảo đảm.

Đáng chú ý, có ngân hàng vừa và nhỏ có tỷ lệ tài sản bảo đảm trên dư nợ rất cao như NCB (538%), tức là cứ 1 đồng tín dụng cho vay ra được đảm bảo bằng 5,3 đồng tài sản bảo đảm. Hay một số ngân hàng khác cũng có tỷ lệ tài sản bảo đảm/dư nợ cao như: VietABank (346%), MBB (346%), Bảo Việt (303%), TPBank (298%), VPBank (298%).

Ngược lại, đa số các ngân hàng có quy mô tài sản lớn, nằm trong nhóm big 4 lại có tỷ lệ tài sản đảm bảo/dư nợ thấp hơn, dao động từ 112-250% như: Agribank tỷ lệ tài sản đảm bảo/dư nợ chỉ 112%, tiếp theo là BIDV (157%), VCB (176%), Vietinbank thì cao nhất nhóm là 251%.

Tuy nhiên, cần phải nói rõ rằng, tài sản bảo đảm tại các ngân hàng rất đa dạng từ bất động sản, động sản, tiền gửi, vàng, đá quý, giấy tờ có giá, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, hàng tồn kho... Trong đó, bất động sản vẫn được ưa chuộng hơn cả vì có tính thanh khoản cao, ít mất giá theo thời gian. Vì vậy mà khi sử dụng làm tài sản bảo đảm thì tỷ lệ cấp tín dụng/giá trị tài sản cũng cao hơn so với các loại hình thế chấp khác.

Theo đó, dù tỷ lệ tài sản bảo đảm/dư nợ thấp, nhưng nhóm big 4 và nhiều ngân hàng tư nhân lại có ưu thế về tài sản bảo đảm là bất động sản. Với dư nợ lớn nhất hệ thống, nhóm ngân hàng có vốn quốc doanh nắm giữ lượng tài sản thế chấp là bất động sản vượt trội so với các ngân hàng ngoài quốc doanh. Lớn nhất là CTG với 1.718.726 tỷ đồng, xếp sau là BIDV (1.298.497 tỷ đồng), Agribank (1.189.500 tỷ đồng), VCB (957.536 tỷ đồng).

Dù có quy mô tài sản bảo đảm là bất động sản lớn, nhưng tính về tỷ lệ bất động sản/tổng tài sản bảo đảm thì nhóm ngân hàng quốc doanh lại có phần kém cạnh so với nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh.

bds.tsbd

Nguồn: Tổng hợp BCTC hệ thống ngân hàng năm 2020

Thống kê cũng cho thấy những ngân hàng có tỷ lệ tài sản bảo đảm là bất động sản cao vượt trội gồm: ACB (93%), Saigonbank (91%), Agribank (89%), Sacombank (84%), Eximbank (82%), Kienlongbank (82%).

Ngược lại một số ngân hàng có tỷ lệ tài sản bảo đảm là bất động sản thấp chỉ dao động từ 11-50% gồm: VietABank (11%), NCB (27%), MSB (30%), MBBank (33%), SHB (38%), TPBank (39%), VPBank (42%) hay SeABank (48%). Nhóm ngân hàng còn lại có tỷ lệ tài sản bảo đảm là bất động sản từ 50-74%.

Việc sở hữu một lượng lớn tài sản thế chấp là bất động sản cũng được coi là "của để dành" khi các ngân hàng gặp vấn đề về tín dụng, cần xử lý nợ xấu. Trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ nợ xấu gia tăng, thì việc các nhà băng sở hữu khối tài sản bảo đảm lớn là bất động sản được coi là lợi thế để thu hồi nợ.

Tuy nhiên, việc lựa chọn tài sản thế chấp là bất động sản hay giấy tờ có giá, chứng khoán doanh nghiệp và cấp tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu/tài sản bảo đảm ngoài tuân thủ các quy định của pháp luật còn phụ thuộc rất lớn vào khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng. Rủi ro sẽ thường đi cùng với lợi nhuận, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại.

Một trong những điểm đáng lưu ý, không phải ngân hàng nào cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản lớn thì cũng có tài sản bảo đảm là bất động sản lớn.

Ví dụ như nhóm các ngân hàng quốc doanh, chỉ có tỷ trọng cho vay bất động sản dao động từ 5-15% nhưng vẫn thuộc nhóm có tỷ trọng bất động sản trong tài sản thế chấp lớn nhất với tỷ lệ 66-89%. Trong khi đó một số ngân hàng có tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động sản, xây dựng rất lớn như Bảo Việt (53,6%), VPBank (33,5%), NVB (22%), SHB (21,5%), MSB (20,4%) nhưng tỷ lệ tài sản bảo đảm là bất động sản chỉ dao động từ 11-40%.

  • Cùng chuyên mục
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức mới được mua TPDN

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức mới được mua TPDN

Việc giới hạn nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức mới được mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nhằm hạn chế rủi ro cho thị trường và cả nhà đầu tư…

Tài chính - 12/10/2024 17:19

Lãnh đạo cấp cao PNJ đồng loạt đăng ký bán hơn 1 triệu cổ phiếu

Lãnh đạo cấp cao PNJ đồng loạt đăng ký bán hơn 1 triệu cổ phiếu

Cổ phiếu PNJ giảm 11,4% trong hơn 1 tháng qua. 2 lãnh đạo cấp cao PNJ đồng loạt đăng ký bán ra tổng cộng 1,1 triệu đơn vị.

Tài chính - 11/10/2024 16:24

Cổ phiếu Lộc Trời lần đầu xuống dưới mệnh giá, vì đâu nên nỗi?

Cổ phiếu Lộc Trời lần đầu xuống dưới mệnh giá, vì đâu nên nỗi?

Cổ phiếu Tập đoàn Lộc Trời lao dốc từ tháng 7/2023 khi các bất cập dần lộ diện. Doanh nghiệp đang đối diện với tình trạng tài chính khó khăn, dòng tiền thiếu hụt.

Tài chính - 11/10/2024 06:30

Bình Định xin giữ lại vốn Nhà nước tại Bidiphar

Bình Định xin giữ lại vốn Nhà nước tại Bidiphar

UBND tỉnh Bình Định cho rằng Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar, Mã: DBD) hoạt động có tính chất an sinh nên cần giữ lại phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này.

Tài chính - 10/10/2024 17:01

Tập đoàn An Phát Holdings có Chủ tịch HĐQT mới

Tập đoàn An Phát Holdings có Chủ tịch HĐQT mới

HĐQT CTCP Tập đoàn An Phát Holdings đã chính thức bầu ông Nguyễn Lê Thăng Long giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029.

Tài chính - 10/10/2024 15:52

Tham vọng của CII trong lĩnh vực bất động sản

Tham vọng của CII trong lĩnh vực bất động sản

CII sở hữu 2 công ty con có quỹ đất lớn gồm Năm Bảy Bảy và Công ty TNHH MTV Khu Bắc Thủ Thiêm. CII còn nhắm tới phát triển mô hình bất động sản hưu trí kết hợp chăm sóc y tế.

Tài chính - 10/10/2024 11:53

3 doanh nghiệp nhà nước lỗ luỹ kế 53,4 nghìn tỷ đồng

3 doanh nghiệp nhà nước lỗ luỹ kế 53,4 nghìn tỷ đồng

Theo số liệu Bộ Tài chính cập nhật, năm 2023 có 7/143 doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ. Luỹ kế đến hết năm 2023, có 3 doanh nghiệp lỗ 53,4 nghìn tỷ đồng.

Tài chính - 09/10/2024 13:43

Tổng cục Thuế nói gì về việc triển khai quy định tạm hoãn xuất cảnh?

Tổng cục Thuế nói gì về việc triển khai quy định tạm hoãn xuất cảnh?

Từ cuối năm 2023 đến tháng 9/2024, cơ quan thuế (CQT) đã thu được 1.844 tỷ đồng của 2.873 người nộp thuế (NNT) đang bị tạm hoãn xuất cảnh…

Tài chính - 09/10/2024 13:40

Minh Khang CTP muốn đổi tên và tăng vốn

Minh Khang CTP muốn đổi tên và tăng vốn

Minh Khang CTP sẽ bàn phương án đổi tên và tăng vốn trong cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường tới đây. Việc này gắn liền với thay máu thượng tầng và chủ sở hữu công ty.

Tài chính - 09/10/2024 13:38

Cổ phiếu tiệm cận đáy 4 năm, An Gia muốn gọi vốn từ cổ đông

Cổ phiếu tiệm cận đáy 4 năm, An Gia muốn gọi vốn từ cổ đông

Bất động sản An Gia sẽ chào bán 40,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông giá 10.000 đồng/cp. Nguồn vốn huy động dùng để trả nợ ngân hàng, góp thêm vốn vào AGI & HSR và Western City.

Tài chính - 09/10/2024 06:30

Hơn 6,43 triệu cổ phiếu của PTS Nghệ Tĩnh chính thức niêm yết trên HNX

Hơn 6,43 triệu cổ phiếu của PTS Nghệ Tĩnh chính thức niêm yết trên HNX

Ngày 8/10/2024, cổ phiếu CTCP Vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (PTS Nghệ Tĩnh) chính thức được đưa vào niêm yết tại HNX với mã chứng khoán PTX.

Tài chính - 08/10/2024 23:01

Eximbank tổ chức Đại hội bất thường tại Hà Nội

Eximbank tổ chức Đại hội bất thường tại Hà Nội

HĐQT Eximbank vừa công bố quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường tại Hà Nội để thông qua việc thay đổi địa điểm trụ sở chính và các nội dung khác thuộc thẩm quyền.

Tài chính - 08/10/2024 22:54

Sửa Luật Chứng khoán hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường

Sửa Luật Chứng khoán hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường

Luật Chứng khoán được sửa đổi nhằm tháo gỡ các vướng mắc trên thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán với mục tiêu nâng hạng thị trường

Tài chính - 08/10/2024 17:04

Vì sao VN-Index không vượt được mốc 1.300?

Vì sao VN-Index không vượt được mốc 1.300?

VN-Index nhiều lần chinh phục không thành công ngưỡng cản kỹ thuật và tâm lý mạnh 1.300 điểm. Chuyên gia cho rằng cần một gói kích thích kinh tế đủ mạnh cùng chính sách nới lỏng tiền tệ để thị trường bứt phá.

Tài chính - 08/10/2024 09:30

MBS thắng lớn với mảng tự doanh

MBS thắng lớn với mảng tự doanh

Trong quý III/2024, mảng tự doanh của MBS là điểm sáng với khoản lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) cao gấp 11 lần cùng kỳ, đạt 286 tỷ đồng.

Tài chính - 08/10/2024 09:22

TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý

TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang rất thấp, lẽ ra phải đẩy tín dụng ra và tốt nhất là qua kênh bất động sản, thì đề xuất thắt chặt là không hợp lý.

Tài chính - 08/10/2024 06:30