Ngân hàng bảo lãnh cam kết lợi nhuận đầu tư condotel: Đừng tin!

Nhàđầutư
Để chiếm trọn niềm tin của khách hàng khi đầu tư vào condotel, một số dự án quảng cáo có ngân hàng đứng ra bảo lãnh cam kết lợi nhuận của nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, không có bất kể lý do gì để ngân hàng đứng ra bảo lãnh cam kết này vì nó quá rủi ro.
NGUYỄN THOAN
01, Tháng 12, 2019 | 08:50

Nhàđầutư
Để chiếm trọn niềm tin của khách hàng khi đầu tư vào condotel, một số dự án quảng cáo có ngân hàng đứng ra bảo lãnh cam kết lợi nhuận của nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, không có bất kể lý do gì để ngân hàng đứng ra bảo lãnh cam kết này vì nó quá rủi ro.

Để lựa chọn bỏ cả nghìn tỷ đồng đầu tư vào một dự án thay vì lựa chọn phương án an toàn hơn là gửi ngân hàng để hưởng một khoản lãi suất cố định kha khá thì hẳn nhà đầu tư đã phải rất cân nhắc, đắn đo. Đặc biệt, là khi đầu tư vào một loại hình như condotel. Nếu chỉ có một cam kết lợi nhuận từ phía chủ đầu tư condotel, chưa chắc khách hàng đã dám xuống tiền.

Hiểu được tâm lý của nhà đầu tư, nhiều dự án đã liên kết với ngân hàng để đưa ra các gói vay vốn ưu đãi, cùng với đó là những lời cam kết có cánh như bảo lãnh thời gian bàn giao, bảo lãnh cam kết lợi nhuận. Với sự kết hợp ấy, tất cả những băn khoăn, mọi bài toán được khách hàng đưa ra ban đầu đều đã được giải. 

Đó sẽ thật sự là một chiếc bánh ngon nếu mọi lời quảng cáo đều đúng và mọi cam kết đều được thực hiện. Nếu là một nhà đầu tư thông minh thì có lẽ nên để chừa cho mình một đường lùi. Cụ thể, hãy xem mối quan hệ giữa khách hàng với chủ đầu tư là gì? Giữa khách hàng với ngân hàng là gì? Những lời cam kết có cánh thì bao nhiêu % là thật?

du-an-swisstouches-la-luna-nha-trang-1

Dự án condotel  Swisstouches La Luna Resort Nha Trang

Từ một đoạn quảng cáo của The Diamond một phân khúc trong dự án condotel Swisstouches La Luna Resort Nha Trang cho biết, được 2 ngân hàng là BIDV và Eximbank phát hành chứng thư bảo lãnh cam kết lợi nhuận cho các khánh hàng mua căn hộ, với mức cam kết lợi nhuận tối thiểu 9%/năm trong 5 năm. Được 2 định chế tài chính lớn đứng ra bảo lãnh cam kết lợi nhuận thì còn gì chắn chắn hơn. Đây được coi là những "chốt chặn cuối cùng" với khách hàng khi chẳng may chủ đầu tư bất tín.

Tuy nhiên, liệu những cam kết này, những lời quảng cáo có cánh này có đáng tin?

Tham vấn ý kiến của TS. Nguyễn Trí Hiếu, vị chuyên gia tài chính ngân hàng cũng tỏ ra ngạc nhiên về hình thức "bảo lãnh cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư" vừa nêu tại quảng cáo trên.

Ông Hiếu cho biết, ông không nghĩ có ngân hàng nào đứng ra bảo lãnh lợi nhuận cho chủ đầu tư, vì như thế là quá rủi ro và khó hiểu.

Theo ông Hiếu, cần phải làm rõ trong trường hợp bảo lãnh này thì ngân hàng đứng ra ký hợp đồng bảo lãnh với ai, với chủ đầu tư hay với khách hàng (chủ căn hộ sau khi mua từ chủ đầu tư). Nếu đây là hợp đồng giữa ngân hàng với chủ đầu tư thì không có tác dụng gì với khách hàng. Còn nếu là ký với khách hàng thì phải là hợp đồng song phương giữa ngân hàng và khách hàng thì mới có giá trị.

Tuy nhiên, theo ông Hiếu thì không có lý do gì để ngân hàng phải đứng ra bảo lãnh cho cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư cả, vì nó quá rủi ro. Cụ thể, ngân hàng đã cho chủ đầu tư vay để xây dựng, lại cho khách hàng vay để mua nhà, giờ mà lại đứng ra bảo lãnh cam kết lợi nhuận thì nếu chủ đầu tư không làm ăn được, không trả được lợi nhuận cho khách hàng, ngân hàng lại phải đứng ra gánh thì lúc đó nợ sẽ chồng nợ, tất cả sẽ đổ lên đầu ngân hàng và chả bao lâu ngân hàng sẽ "vỡ trận". 

"Và theo tôi thì cũng chẳng có lý do gì để ngân hàng đứng ra bảo lãnh cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư. Nó chẳng khác nào một giấy nhận nợ mà chẳng để ra lợi nhuận gì", ông Hiếu nói.

Trao đổi với một nhân viên dự án The Diamond trong dự án condotel Swisstouches La Luna Resort Nha Trang, được biết đúng là khi khách hàng mua hàng tại dự án sẽ được cấp một chứng thư bảo lãnh cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư. Tuy nhiên, đó không phải là hợp đồng song phương giữa khách hàng và ngân hàng.

Với dự án Cocobay của Tập đoàn Empire đang dậy sóng dư luận gần đây, SHB cũng đưa ra rất nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng, như mức vay tối đa có thể lên tới 90% nhu cầu vốn, áp dụng lãi suất ưu đãi 8%/năm. Ngoài ra, chủ đầu tư còn hỗ trợ lãi suất 1,01%/năm và toàn bộ phí phạt trả trước hạn ngân hàng. SHB cũng bảo lãnh thời gian bàn giao căn hộ của Tập đoàn Empire, tuy nhiên không có việc "bảo lãnh lợi nhuận".

Ngay cả cam kết bảo lãnh thời gian bàn giao căn hộ từ phía ngân hàng cũng nên được xem xét một cách cẩn trọng hơn. Nhiều khách hàng tại dự án Tokyo Tower vẫn chưa hết sốc khi ngân hàng PVcomBank đứng ra bảo lãnh thời gian bàn giao căn hộ tại đây từ chối bảo lãnh, dù căn hộ đã chậm tiến độ nhiều năm.

Mua condotel dựa trên lòng tin vào chủ doanh nghiệp - kẻ hỡ lớn

Khi bỏ hàng nghìn tỷ để đầu tư vào Cocobay, điều  đầu tiên là ông Mai Huy Tân mong muốn có một mức lợi nhuận cao hơn khi gửi ngân hàng. Tuy nhiên, ông Tân và khách hàng chưa chắc đã mua sản phẩm của dự án này nếu chủ nhân của nó không phải là "người bạn"   Nguyễn Đức Thành.

Có một thứ quan trọng hơn giá trị sản phẩm được đem bán ở dự án Cocobay, đó là "lòng tin". Người bán không chỉ bán nhà, bán dự án mà họ còn đang bán uy tín của ông chủ, còn người mua thì cũng không chỉ đang mua giá trị thực của dự án hay căn hộ đó mà còn dựa vào lòng tin với ông chủ làm dự án. Họ tin rằng những lời quảng cáo là chính xác, cam kết sẽ bền vững và món nợ ngân hàng sẽ sớm được thanh toán, giá căn hộ sẽ chỉ có tăng mà không thể giảm.

Họ nghĩ sẽ thật ngang ngược nếu như đã có giấy trắng mực đen, doanh nghiệp đã ký cam kết lợi nhuận với nhà đầu tư nhưng sau đó có thể huỷ ngang cam kết mà khách hàng không thể làm gì được. Thế mà cái trái lý lẽ ấy vẫn có thể xảy ra.

Theo luật sư Trương Thanh Đức thì hợp đồng giữa khách hàng mua dự án condotel Cocobay và Công ty Thành Đô chỉ là hợp đồng dân sự, nên dù đủ pháp lý thì cũng rất khó kiện được doanh nghiệp để khách hàng lấy được quyền lợi như đã cam kết. Nên khách hàng đã mua căn hộ thì đành hoặc cứ về ở và tiếp tục trả nợ ngân hàng hoặc chấp nhận thoả thuận lại với doanh nghiệp và người thiệt thòi ở đây chắc chắn là khách hàng.

Trả lời câu hỏi, một số khách hàng của Cocobay muốn kiện Thành Đô, ông chủ doanh nghiệp này không ngại ngần bày tỏ: "Tôi chấp nhận khởi kiện. Đây là hợp đồng dân sự nên nếu tôi không còn cách nào thực hiện được nữa vì những lý do bất khả kháng hoặc những lý do về hiệu quả kinh doanh thì tôi phải trả lại tiền, nhưng đến bây giờ chưa thiệt hại gì, tôi có thể trả lại đủ tiền nên tôi không sai, cùng lắm thì tôi trả lại tài sản hợp pháp cho người ta đàng hoàng".

Ông Thành nói nghe thì hợp lý lắm, nhưng còn những cam kết với khách hàng thì sao? Lòng tin thì đã mất nhưng còn đống nợ của khách hàng với ngân hàng thì sao? Ngay cả khi nếu chấp nhận lấy căn hộ, khách hàng cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề bao giờ bán lại được căn hộ đó? Bán với hình thức nào?

Vậy là khách hàng đã vỡ mộng, những cam kết có cánh đã không trở thành hiện thực, nhưng nhà thì khách hàng đã mua, giấy vay nợ với ngân hàng là có thật. Sẽ chẳng ngân hàng nào vì chủ đầu tư huỷ cam kết lợi nhuận mà giãn nợ hay xoá nợ cho khách hàng cả. Họ cũng chỉ là đang làm thương mại, đi kinh doanh mà thôi, chỉ có khách hàng là mắc kẹt ở giữa. Vì thế mà dù họ có nói là bão lãnh cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư thì cũng đừng tin khi chưa thể ký một bản hợp đồng rõ ràng với ngân hàng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ