Nắng nóng kỷ lục và áp lực của ngành điện

Nhàđầutư
Nắng nóng nghiễm nhiên sẽ tiêu thụ điện nhiều hơn rất nhiều so với bình thường. Với đợt nắng nóng kỷ lục vừa qua, có thể thấy đây là một áp lực không nhỏ với ngành điện trong quá trình phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân cả nước.
PHAN CHÍNH
07, Tháng 07, 2018 | 12:58

Nhàđầutư
Nắng nóng nghiễm nhiên sẽ tiêu thụ điện nhiều hơn rất nhiều so với bình thường. Với đợt nắng nóng kỷ lục vừa qua, có thể thấy đây là một áp lực không nhỏ với ngành điện trong quá trình phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân cả nước.

15618dannang

Địa bàn Hà Nội công suất phụ tải đỉnh hệ thống điện đã tăng 98 MW . Ảnh: minh họa

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống tăng 11,6 %

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 6 tháng đầu năm 2018 sản lượng điện thương phẩm toàn EVN ước đạt 91,78 tỷ kWh, tăng 10,65%, trong đó điện thương phẩm nội địa tăng 10,94% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống tháng 6/2018 đạt 19,3 tỷ kWh (trung bình 643,3 triệu kWh/ngày), lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 105,9 tỷ kWh, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017.

EVN cho biết  trong 6 tháng, sản lượng ngày lớn nhất đạt 711,3 triệu kWh và công suất lớn nhất đạt 34.154 MW (ngày 22/6). Hiện trào lưu truyền tải chủ yếu theo hướng từ miền Bắc vào miền Trung và vào miền Nam. Sản lượng truyền tải ước đạt 89,42 tỷ kWh, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó sản lượng truyền tải vào miền Nam khoảng 9 tỷ kWh, tương đương 21,5% nhu cầu điện miền Nam, mức truyền tải cao nhất trên giao diện Bắc - Trung là 2.400 MW và Trung - Nam là 3.950 MW.

Cùng với đó, EVN tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng, cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng. Với việc triển khai Nghị quyết 19-2018/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và các năm tiếp theo, các Tổng Công ty Điện lực, Công ty Điện lực đã báo cáo UBND các tỉnh, thành phố triển khai cơ chế “1 cửa liên thông” trong việc giải quyết thủ tục cấp điện qua lưới điện trung áp. Qua đó đã cung cấp các dịch vụ tại Trung tâm Hành chính công của 14 tỉnh, thành phố; kết nối để cung cấp dịch vụ tại cổng dịch vụ công trực tuyến của 39 tỉnh, thành phố và đang tiếp tục làm việc để triển khai tại tỉnh, thành phố còn lại.

Các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện tiếp tục được cải thiện, tính chung toàn tập đoàn, trong 6 tháng đầu năm, tổng thời gian mất điện khách hàng bình quân (SAIDI) là 358,74 phút (giảm 18,4% so với cùng kỳ 2017), tần suất mất điện thoáng qua bình quân (MAIFI) là 0,83 lần/khách hàng, tần suất mất điện kéo dài bình quân (SAIFI) là 3,18 lần/khách hàng.

Tổn thất điện năng trong 6 tháng là 6,7%, thấp hơn 0,5% so với kế hoạch phấn đấu năm 2018 (7,2%) của toàn tâp đoàn. Đây là cố gắng rất lớn của các đơn vị trong công tác quản lý kỹ thuật, vận hành khi giảm được đáng kể thời gian cắt điện phục vụ thi công, giảm số lần và thời gian sự cố trong khi quy mô lưới điện không ngừng tăng lên và trong điều kiện thời tiết bất thuận.

Nắng nóng khốc liệt khiến nhiều đường dây quá tải

Trong các ngày 22/6/2018 và ngày 02/7/2018 số liệu tiêu thụ điện cả nước và miền Bắc liên tục lập đỉnh, thời tiết đầu tháng 7 ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục nắng nóng kéo dài và tính đến ngày 03/7/2018 mức độ tiêu thụ điện ở các khu vực này lại tăng cao kỷ lục.

Trên toàn quốc công suất phụ tải đỉnh hệ thống điện đạt 35110 MW, sản lượng tiêu thụ toàn quốc là 723,9 triệu kWh.

Tại miền Bắc công suất phụ tải đỉnh hệ thống điện đạt 17063 MW, sản lượng tiêu thụ của phía Bắc cũng lên tới gần 358,6 triệu kWh.

Tại miền Trung công suất phụ tải đỉnh hệ thống điện đạt 3128 MW , sản lượng tiêu thụ lên tới gần 64,5 triệu kWh ( Số liệu miền Trung năm 2017: Công suất phụ tải đỉnh hệ thống = 3099 MW, sản lượng tiêu thụ ngày cao nhất = 60,9 triệu kWh).

hoangxuankhoi05072018

 

do nắng nóng cao điểm trên diện rộng, sản lượng điện truyền tải liên tục phá "kỷ lục" qua từng ngày. Cụ thể, sản lượng điện truyền tải trong ngày cao nhất đến thời điểm này là ngày 4/7 với 293,41 triệu kWh.

Ông Hoàng Xuân Khôi - Phó Giám đốc PTC 1

Tại Thủ đô Hà Nội công suất phụ tải đỉnh hệ thống điện đạt 4085 MW, sản lượng tiêu thụ là gần 82 triệu kWh.

Có thể thấy chỉ trong 1 ngày tại miền Bắc công suất phụ tải đỉnh hệ thống điện đã tăng 398 MW, sản lượng tiêu thụ tăng 16,6 triệu kWh, riêng địa bàn Hà Nội công suất phụ tải đỉnh hệ thống điện đã tăng 98 MW, sản lượng tiêu thụ tăng 2,7 triệu kWh.

Như vậy, tình hình nắng nóng gay gắt kéo dài như vừa qua dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng cao đột biến, chủ yếu do việc sử dụng điều hòa nhiệt độ và các thiết bị làm mát tăng rất cao dẫn đến nguy cơ đầy tải và quá tải lưới điện cục bộ ở một số khu vực, gây mất an toàn ổn định vận hành hệ thống điện.

Theo ông Hoàng Xuân Khôi, Phó Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 (PTC 1), do nắng nóng cao điểm trên diện rộng, sản lượng điện truyền tải liên tục phá "kỷ lục" qua từng ngày. Cụ thể, sản lượng điện truyền tải trong ngày cao nhất đến thời điểm này là ngày 4/7 với 293,41 triệu kWh. Con số này cao hơn nhiều so với tháng 6 vừa qua (234,34 triệu kWh); đồng thời tăng 113,5% so với sản lượng truyền tải đỉnh của năm 2017 (258,45 triệu kWh ngày 5/6/2017).

“ Nắng nóng khốc liệt khiến nhiều đường dây và TBA do Công ty quản lý phải vận hành đầy và quá tải. Nhưng chúng tôi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ cuối năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, bao gồm việc đưa vào vận hành nhiều công trình chống quá tải, giảm tải cho khu vực Hà Nội và các phụ tải quan trọng, do đó lưới điện siêu cao áp của PTC 1 vẫn đang vận hành an toàn, liên tục và ổn định”, ông Khôi chia sẻ.

Bên cạnh đó, nắng nóng, các cuộc gọi về các trung tâm CSKH ngành Điện cũng tăng đột biến. Theo đó, đợt cao điểm nắng nóng trong đầu tháng 7 kéo theo nhu cầu sử dụng điện của khách hàng cao kỷ lục. Cùng đó, nhu cầu tư vấn dịch vụ điện của khách hàng cũng tăng mạnh.

Bà Nguyễn Hoàng Anh - Giám đốc Trung tâm CSKH Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, chỉ từ ngày 1/7 - 4/7, tổng số cuộc gọi về Tổng đài lên tới 19.029 cuộc, tăng khoảng 500% so với cùng kỳ năm trước. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ