Masan Beverage: Nhận cổ tức ‘khủng’ tỷ lệ 660%, 'một mũi tên trúng hai đích'

Nhàđầutư
Với việc nắm gần 18,2 triệu cổ phiếu Công ty CP Vinacafe Biên Hòa (mã VCF), tương đương 68,42% vốn điều lệ, Công ty TNHH MTV Masan Beverage có ‘tiếng nói’ khá lớn với quyết định trả cổ tức ‘khủng’. Thời gian gần đây, Masan Beverage dự tính ‘thâu tóm’ toàn bộ VCF. Liệu đây chỉ là trùng hợp hay có sự sắp đặt?
HUY NGỌC
04, Tháng 01, 2018 | 07:11

Nhàđầutư
Với việc nắm gần 18,2 triệu cổ phiếu Công ty CP Vinacafe Biên Hòa (mã VCF), tương đương 68,42% vốn điều lệ, Công ty TNHH MTV Masan Beverage có ‘tiếng nói’ khá lớn với quyết định trả cổ tức ‘khủng’. Thời gian gần đây, Masan Beverage dự tính ‘thâu tóm’ toàn bộ VCF. Liệu đây chỉ là trùng hợp hay có sự sắp đặt?

Từ đầu năm 2017 đến nay, cổ phiếu VCF giao dịch quanh ngưỡng 200.000 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy, kể từ khi Nghị quyết HĐQT Công ty CP Vinacafe Biên Hòa (mã VCF) thông qua việc phê duyệt cổ tức năm 2017 để tạm ứng cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 660%, tương đương nhận 66.000 đồng với mỗi một cổ phiếu nắm giữ, cổ phiếu VCF đã tăng trưởng rất mạnh. Kể từ mức giá 205.000 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch 1/12, cổ phiếu VCF đã tăng trưởng hơn 41,4% lên mức 290.000 đồng/cổ phiếu tính đến phiên 3/1/2018.

Cổ đông VCF không khỏi hoan hỉ khi không những giá trị cổ phiếu vượt đỉnh ‘mọi thời đại’ mà còn được nhận cổ tức ‘khủng’ với tỷ lệ 660%.

Có gì lạ từ mức cổ tức ‘khủng’ 660%?

Trong liên tục các năm 2014 và 2015, VCF không hề chia cổ tức dù lợi nhuận sau thuế và tiền còn nhiều. Ông Phạm Quang Vũ – Chủ tịch HĐQT VCF, giải thích Công ty dự kiến sẽ đầu tư 2 dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan ngay khi thiết kế nhà máy Long Thành ban đầu. Trong năm 2015, HĐQT xem xét đầu tư thêm dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan để đảm bảo đủ công suất sản xuất và nước tăng lực giải khát, nhưng do tình hình kinh doanh không khả quan nên việc đầu tư chậm trễ hơn dự định. Do vậy, VCF cần nguồn tiền đầu tư vào năm 2016 và năm kế tiếp.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2017, VCF tiếp tục công bố sẽ không trả cổ tức năm 2016. Lý do được đưa ra là do cần thiết đầu tư vào nhà máy cà phê hòa tan ở nhà máy Long Thành (dạng bột) và Công ty nghiên cứu sản phẩm mới và cần đầu tư lâu dài. Công ty cũng cho rằng, một số sản phẩm đã tung có doanh số tốt như nước tăng lực 247 cũng cần phải đầu tư để phát triển sản phẩm và tăng công suất sản xuất. Đồng thời, hiện tại thị trường cà phê cạnh tranh rất khốc liệt và VCF phải tạo ra sự khác biệt về tài chính rất lớn. Công ty đánh giá, đây là tiền đề tạo ra lợi nhuận tốt cho VCF trong các năm sau.

Với hơn 26,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, VCF dự chi chi hơn 1.754 tỷ đồng chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Đây được coi là mức trả cổ tức bằng tiền mặt có tỷ lệ cao nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Báo cáo tài chính quý III/2017 cho thấy, nguồn Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của VCF tính đến ngày 30/9/2017 là gần 1.802,4 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc VCF gần như dùng toàn bộ số tiền này để chi trả cổ tức.

Động thái bất ngờ dùng gần như toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để trả cổ tức ‘khủng’ của lãnh đạo VCF liệu có quá mâu thuẫn với những lập luận cần tiền cho chiến lược phát triển doanh nghiệp?

Và, trước khi Công ty TNHH MTV Masan Beverage trở thành cổ đông lớn khi nắm 14,1 triệu cổ phiếu VCF, tương đương tỷ lệ 53,2% từ ngày 9/2/2015, VCF luôn trả cổ tức đều đặn.

Đút túi tiền cổ tức, lợi 'kép' dành cho Masan Beverage

Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH MTV Masan Beverage (Masan Beverage) là Công ty mẹ VCF khi nắm gần 18,2 triệu cổ phần VCF, tương đương nắm 68,42% vốn điều lệ VCF.

Điều này đồng nghĩa Masan Beverage có ‘tiếng nói’ khá lớn với quyết định trả cổ tức ‘khủng’.

Đáng chú ý, thời gian gần đây ghi nhận Masan Beverage đăng ký chào mua công khai dự kiến gần 8,4 triệu cổ phiếu, qua đó nâng tổng số cổ phiếu nắm giữ lên 100%. Với mức giá 202.000 đồng/cổ phần, Masan Beverage dự kiến chi 1.693,4 tỷ đồng.

Và với tỷ lệ trả cổ tức 660%, Masan Beverage là cổ đông nhận được số tiền cổ tức lớn nhất gần 1.201 tỷ đồng. Nếu chào mua công khai thành công cổ phần VCF, Masan Beverage sẽ 'bắn một mũi tên, trúng hai đích' khi vừa thâu tóm thành công doanh nghiệp cà phê có thị phần khá lớn và vừa chỉ cần chi hơn 492,5 tỷ đồng thực hiện M&A. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ