Mặc những đồn đoán, Bitcoin vẫn vượt 1.000 tỷ USD vốn hóa

Nhàđầutư
Cơn sốt Bitcoin ngày càng dữ dội, trên thực tế nó đã gia tăng giá trị và ngày càng được sử dụng phổ biến. Cùng với đó, nhiều người cũng đặt câu hỏi về cách thức sử dụng, lưu thông cũng như đầu tư vào loại tiền này.
PHƯƠNG LINH
11, Tháng 03, 2021 | 11:30

Nhàđầutư
Cơn sốt Bitcoin ngày càng dữ dội, trên thực tế nó đã gia tăng giá trị và ngày càng được sử dụng phổ biến. Cùng với đó, nhiều người cũng đặt câu hỏi về cách thức sử dụng, lưu thông cũng như đầu tư vào loại tiền này.

Thị trường tiền ảo, đặc biệt là đồng Bitcoin, trong thời gian gần đây chứng kiến sự tham gia đông đảo của cả nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức. Các công ty lớn ngày càng tham gia đầu tư hoặc ứng dụng Bitcoin nhiều hơn. 

Thị trường tiền ảo, đặc biệt là đồng Bitcoin, trong thời gian gần đây chứng kiến sự tham gia đông đảo của cả nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức. Các công ty lớn ngày càng tham gia đầu tư hoặc ứng dụng Bitcoin nhiều hơn.

Năm ngoái, công ty Square của tỷ phú Jack Dorse - người sáng lập mạng xã hội Twitter - bắt đầu mua Bitcoin. Hay gần hơn, hãng xe điện Tesla của tỷ phú Elon Musk mới đây cũng tiết lộ đã đầu tư 1,5 tỷ USD mua Bitcoin.

Bitcoin-Afp

Ngày càng nhiều dự báo "khủng" về giá trị trong tương lai của đồng tiền này. Ảnh: AFP

Theo dữ liệu từ CoinDesk, giá của đồng tiền ảo Bitcoin đã tăng lên trên 53.000 USD/BTC, giúp vốn hóa thị trường của nó vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD.

Đây chỉ là lần thứ hai giá trị của bitcoin vượt qua mốc 1 nghìn tỷ USD sau khi chạm mốc đó lần đầu tiên vào ngày 19/2. Vốn hóa thị trường của bitcoin giữ trên 1.000 tỷ USD trong vài ngày, trước khi giảm xuống dưới mốc đó.

Các tỷ phú thế giới nghĩ gì về Bitcoin?

Những người ủng hộ bitcoin thường ví nó như “vàng kỹ thuật số”, một hàng rào chống lại lạm phát và tài sản “trú ẩn an toàn” tiềm năng, nơi các nhà đầu tư có thể gửi tiền của họ trong thời kỳ bất ổn chính trị hoặc kinh tế.

Tuy nhiên, cũng không ít tỷ phú hay chuyên gia tài chính tỏ ra nghi ngờ và phản đối đồng tiền ảo lớn nhất thế giới này.

Khi tỷ phú công nghệ Elon Musk bày tỏ sự ủng hộ dành cho Bitcoin và Dogecoin, các đồng tiền mật mã này ngay lập tức tăng giá phi mã. Ngược lại, quan điểm không ủng hộ của Bill Gates được xem là một trong những nguyên nhân khiến Bitcoin lao dốc mới đây.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC tháng 2 năm ngoái, tỷ phú Warren Buffett nhận xét: “Tiền mật mã về cơ bản không có giá trị thật. Chúng chẳng tạo ra sản phẩm gì. Bạn không thể làm gì với chúng ngoài việc bán cho ai đó khác”.

Buffett cũng khẳng định rằng ông không bao giờ sở hữu Bitcoin, và công ty đầu tư Berkshire Hathaway của ông cũng không tham gia hoạt động kinh doanh nào liên quan đến Bitcoin.

Mark Cuban, nổi tiếng vì làm Shark trên truyền hình, chia sẻ cùng quan điểm trên. Vị tỷ phú này từng nói: “Nếu phải chọn giữa Bitcoin và chuối, tôi thà chọn chuối còn hơn, vì tôi có thể ăn chuối”.

Sau đó khi trả lời Forbes, Mark Cuban giải thích rõ hơn về quan điểm của mình: “Không phải Bitcoin không vận hành thực sự, nhưng người ta quá khó để hiểu, quá vất vả để tiếp cận, và sẽ mất quá nhiều công sức để giải thích cho ai đó vì sao Bitcoin tối ưu”.

Giới Bitcoin còn rất quan tâm đến quan điểm của Jeff Bezos, CEO Amazon với khối tài sản lớn nhất nhì thế giới. Tuy vậy nhiều người đồn đoán rằng Bezos không thích tham gia thị trường Bitcoin, khi mà Amazon hợp tác khá chặt chẽ với các hệ thống thanh toán chính quy.

Dù từng thể hiện sự hào hứng đối với Bitcoin vào năm 2014, rằng Bitcoin tốt hơn bất kỳ loại tiền tệ nào, nhà sáng lập Microsoft Bill Gates đã nhanh chóng rút lại nhận xét của mình sau đó. Theo vị tỷ phú, thuộc tính ẩn danh của các loại tiền kỹ thuật số không tốt cho các giao dịch.

Sau đó 4 năm, trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, Gates cho biết: "Bitcoin và thương vụ huy động vốn bằng việc phát hành tiền mã hoá (ICO) hoàn toàn mang tính đầu cơ".

Cảnh báo về Bitcoin

Từ năm 2013, Cơ quan thực thi phòng chống tội phạm tài chính (FinCEN) của Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành hướng dẫn về Bitcoin. Theo đó, họ xác định Bitcoin không phải là tiền tệ, chịu sự chi phối của Đạo luật Bảo mật ngân hàng, yêu cầu các xử lý trao đổi và thanh toán tuân thủ một số trách nhiệm nhất định như báo cáo, đăng ký và lưu trữ hồ sơ.

Ngoài ra, cơ quan này cũng ra quy định về việc đánh thuế các giao dịch Bitcoin, qua đó tăng thu cho ngân sách.

Tương tự nước láng giềng, giới chức Canada cũng duy trì lập trường trung lập với Bitcoin, đồng thời gia tăng các biện pháp an ninh nhằm bảo đảm tội phạm rửa tiền không lợi dụng các loại tiền điện tử. Bitcoin được Cơ quan Doanh thu Canada (CRA) xem là một loại hàng hóa. Ngoài ra, Venezuela được xem là quốc gia đầu tiên phát hành đồng tiền điện tử quốc doanh mang tên Petrocoin.

Đến nay, Liên hiệp châu Âu (EU) vẫn không đưa ra bất kỳ quyết định chính thức nào về tính hợp pháp, phản đối hay chấp nhận tiền điện tử, song các quốc gia EU riêng lẻ đều đã đưa ra những quy định riêng nhằm kiểm soát cũng như tận dụng nguồn thu từ loại hình này cho ngân sách. Chẳng hạn, Hội đồng thuế trung ương (CBT) của Phần Lan đã phân loại Bitcoin là một dịch vụ tài chính và được xem là một loại hàng hóa.

Trong khi đó, Cơ quan Quản lý tài chính (FCA) tại Anh đề xuất lập trường ủng hộ Bitcoin và muốn môi trường pháp lý hỗ trợ loại tiền kỹ thuật số này. Đức là một trong những quốc gia đầu tiên mở cửa cho Bitcoin, nó được coi là hợp pháp song chủ sở hữu sẽ bị đánh thuế theo các mức độ sở hữu khác nhau khi giao dịch.

Tuy vậy, vẫn còn nhiều nước chưa chấp nhận Bitcoin hoặc đang phân tích cách thức để điều tiết tiền điện tử nhằm tránh thao túng tiền tệ trên không gian mạng. Bởi vậy, Bitcoin được xem là nằm trong “vùng xám” trên thế giới.

Hiện nay, ngoài Bitcoin, đã có thêm hàng chục loại tiền điện tử mới ra đời cùng với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có khả năng tài chính hoặc kỹ thuật lớn đứng đằng sau hỗ trợ và phát triển như Litecoin, Ethereum…

Các loại tiền kỹ thuật số có lợi thế là dễ trao đổi trên phạm vi quốc tế, nhưng tiền điện tử cũng đối mặt những thách thức nghiêm trọng. Mặc dù lưu trữ tiền tệ kỹ thuật số khó bị mất mát hoặc trộm cắp vật chất, nhưng chúng có thể trở thành con mồi của các vụ trộm và tiến công online. Các chuyên gia cũng lo ngại tiền kỹ thuật số bị các nhóm tội phạm dùng để rửa tiền, chuyển đổi các khoản tiền thu được thông qua những hoạt động bất hợp pháp thành tiền “sạch”.

Một thách thức lớn khác là các loại tiền kỹ thuật số không được nhiều chính phủ trên thế giới ủng hộ và hỗ trợ như các loại tiền truyền thống, vì tiền tệ kỹ thuật số không được chính phủ bảo đảm, người dùng tiền tệ chấp nhận rủi ro mất giá trị cao hơn so khi sử dụng tiền tệ truyền thống được chính phủ hỗ trợ.

Có thể nói, việc đầu tư Bitcoin được ví như “con dao hai lưỡi”, có thể sinh lời cho nhà đầu tư song cũng nhiều ý kiến hoài nghi “bong bóng” Bitcoin có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.

Ngày 22/2 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo, tiền điện tử Bitcoin là một tài sản có tính đầu cơ cao và không hiệu quả trong tiến hành giao dịch, do đó bà bày tỏ quan ngại về những rủi ro thua lỗ mà các nhà đầu tư có thể gặp phải. Bởi vậy cho đến nay, Bitcoin nói riêng và các loại tiền điện tử nói chung đều đứng trước yêu cầu phải có quy định quản lý trên toàn cầu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ