Lúa chín đầy đồng nhưng vì sao các ông lớn như Vinafood 1, Vinafood 2 chưa chịu thu mua?

Nhàđầutư
Một nghịch lý đang diễn ra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là hiện tượng lúa chín đầy đồng nhưng doanh nghiệp, trong đó có cả các doanh nghiệp lớn của nhà nước vẫn 'bình chân như vại', không chịu thu mua lúa cho bà con nông dân. Vì sao vậy?
AN HÒA
10, Tháng 08, 2021 | 06:28

Nhàđầutư
Một nghịch lý đang diễn ra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là hiện tượng lúa chín đầy đồng nhưng doanh nghiệp, trong đó có cả các doanh nghiệp lớn của nhà nước vẫn 'bình chân như vại', không chịu thu mua lúa cho bà con nông dân. Vì sao vậy?

nhieu na may dong cua

Nhiều nhà máy xay xát phải ngưng hoạt động vì không đủ điều kiện vừa sản xuất vừa phòng chống dịch. Ảnh: TL

Nhiều doanh nghiệp lớn 'án binh bất động'?

Tại cuộc họp trực tuyến về tiêu thụ lúa gạo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức, đại diện các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đặt câu hỏi: Nhiều 'ông lớn' đang án binh bất động trong khi lúa chín đầy đồng, vì sao?

Ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã nêu thẳng đích danh Tổng công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) và Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) là 2 trong số 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất do Bộ Công Thương công bố, thế nhưng trong lúc nông dân thu hoạch rộ, lúa không bán được thì hai ông này vẫn 'án binh bất động', không biết kho tàng, nhà máy của “ổng” để không làm gì? Vì thế ông Thư đề nghị Bộ NN&PTNT kiểm tra chấn chỉnh hoạt động của hai ông doanh nghiệp này bởi vì đây là doanh nghiệp nhà nước.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, cả nước có trên 582 cơ sở xay xát gạo quy mô công nghiệp, chủ yếu tập trung ở ĐBSCLvới 558 doanh nghiệp - chiếm 95,9 %. Trong đó, cơ sở có công suất trên 100.000 tấn thóc/năm chiếm 3%; cơ sở có công suất trên10.000 tấn thóc/năm chiếm 58,5%; cơ sở có công suất dưới 10.000 tấn thóc/năm chiếm 38,5%.

Tổng công suất kho chứa bảo quản lúa gạo đạt 7 triệu tấn; tổng sản lượng chế biến công nghiệp đạt 13,5 triệu tấn quy gạo, chiếm khoảng 55 - 60% sản lượng chế biến; lượng sản phẩm còn lại được chế biến tại các cơ sở nhỏ với công nghệ đơn giản phục vụ tiêu thụ trong nước.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, trình độ công nghệ chế biến lúa gạo của Việt Nam đạt mức trung bình tiên tiến. Công nghệ thiết bị cho chế biến gạo gần đây đã có nhiều tiến bộ so với các nước trong khu vực và phần lớn do các doanh nghiệp trong nước chế tạo.

Như vậy, với năng lực hiện có thì khâu tàng trữ, chế biến, bảo quản cho cả vụ hè thu cũng không thành vấn đề, thế nhưng vì sao nhiều doanh nghiệp “án binh bất động”?

ghe mua lau

Thương lái mua lúa phản ánh phương tiện đi chưa về đích thì giấy test SARS-CoV-2 đã hết hạn. Ảnh: ĐT

Các doanh nghiệp kêu 'khó'

Ông Phạm Xuân Quế - Tổng giám đốc Vinafood 1 cho biết: Dưới góc độ doanh nghiệp, chúng tôi lo nhất là nguyên liệu đầu vào vì đây là sự sống còn của doanh nghiệp, nếu không có nguồn nguyên liệu, chân hàng để đảm bảo thì Vinafood 1, các công ty lớn sẽ không có đủ nguồn hàng để cung ứng xuất khẩu. Vinafood 1 là một trong những đơn vị xuất khẩu đang đứng trong top đầu, điều đó chứng tỏ lượng lúa đông xuân chúng tôi đã mua rất ổn định.

Tuy nhiên, theo ông Quế, trong giai đoạn vừa qua do thực hiện giãn cách xã hội và đánh giá lại năng lực sản xuất cả các nhà máy, không chỉ Vinafood 1 mà tất cả các công ty đều gặp khó khăn trong khâu thực hiện “ba tại chỗ” để đảm bảo duy trì được sản xuất; cũng có đơn vị của Vinafood 1 đã xảy ra trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 buộc cả nhà máy phải cách ly, đóng cửa chứ không phải doanh nghiệp không tích cực, không nỗ lực thu mua lúa cho nông dân.

Ông Quế cho biết hiện đang chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án đảm bảo duy trì sản xuất nhưng đồng thời cũng đảm bảo phòng chống dịch.

“Trong thời điểm này, chúng tôi cần phải đưa ra giải pháp thiết thực để khôi phục chuỗi ngành hàng. Riêng về khâu chế biến chúng tôi đang từng bước tổ chức lại sản xuất. Tất cả các công đoạn: giám định, kiểm dịch, phun khử trùng, vận tải… đều phải do con người thực hiện, trong khi con người lại là đối tượng giãn cách theo Chỉ thị 16 nên rất khó khăn để đưa ra được giải pháp vừa sản xuất vừa đảm bảo giãn cách, phòng chống dịch”, ông Quế nói.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex, Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và khó khăn trong logistics, các doanh nghiệp lớn hiện nay khả năng xuất hàng đi được chỉ khoảng 50% nhưng lao động phục vụ cho khâu sản xuất hiện đang không đảm bảo.

Trong giai đoạn này các doanh nghiệp không dám ký hợp đồng xuất khẩu vì nếu không đảm bảo được sản xuất thì không giao hàng đúng hẹn, trong khi đó, giá cước vận tải tăng gấp nhiều lần, đặc biệt khu vực châu Phi giá cước rất cao, tàu hàng vào cảng cả tháng không bốc hàng lên được.

Riêng Intimex, hiện đã ký hợp đồng giao cho tháng 7, tháng 8 là 100.000 tấn, nhưng trong tháng 7 mới đi được 30.000 trên tổng số 50.000 tấn có nghĩa có 40% hàng chưa đi được do vấn đề tàu. Trong tháng 8, này không biết có đi nổi được 50% số hàng hợp đồng hay không. Và nếu như việc chậm trể thực hiện hợp đồng cứ tiếp tục thế này thì mất uy tín doanh nghiệp và có thể mất cả thị trường. Việc tiêu thụ trong nước cũng rất khó khăn do khâu vận chuyển, lưu thông, phân phối hàng hóa làm cho giá bán từ rẻ đến đắt hơn cả giá gạo xuất khẩu.

Trước tình hình hiện nay, ông Nam có 3 kiến nghị: Thứ nhất là phải xem hệ thống logistics là huyết mạch của nền kinh tế. Hiện nay, 95% lúa gạo đi bằng đường thuỷ, chúng tôi đề nghị lương thực cũng giống vải của Bắc Giang nếu lương thực thì cho đi, còn cách nào làm an toàn thì nghĩ cách chứ không thể nào đưa ra một loạt yêu cầu rồi làm khó không đi được. Đặc thù của đường thủy là thời gian duy chuyển phải nhiều ngày mới đến đích, nhiều chủ ghe mua lúa phản ánh đi chưa đến đâu thì giấy xét nghiệm đã hết hạn.

Thứ hai là địa phương cũng phải hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho nhà máy hoạt động trở lại để giải quyết đầu ra cho bà con chứ nơi mở, nơi đóng thì doanh nghiệp rất khó làm ăn. Điển hình như ở huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ đã ra lệnh dừng hoạt động 100% nhà máy xay xát trên địa bàn từ ngày mùng 7 - 16/8, như vậy giữa thành phố và huyện nó khác xa nhau rất nhiều.

Vấn đề sau cùng là ưu tiên vốn cho doanh nghiệp mua gạo, đây là vấn đề muôn thuở nhưng mà rõ ràng không có tiền thì không mua được lương thực. Chúng ta làm gì làm nhưng bây giờ doanh nghiệp tồn kho quá lớn, chỉ riêng Intimex chúng tôi đã tồn 100.000 tấn gạo thì mua thêm làm sao? Muốn mua thêm thì phải cho số hàng đó lưu thông đi thì mới mua tiếp được.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ