Lao động ở TP.HCM đã quay trở lại làm việc

Những tín hiệu tích cực của người lao động, công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất quay trở lại làm việc giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tuyển dụng sau dịp Tết. Thời điểm này, TP.HCM vẫn cần khoảng 44.800 - 55.600 chỗ làm việc, tập trung ở nhiều ngành khác nhau.
MAI BÙI
08, Tháng 02, 2022 | 15:42

Những tín hiệu tích cực của người lao động, công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất quay trở lại làm việc giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tuyển dụng sau dịp Tết. Thời điểm này, TP.HCM vẫn cần khoảng 44.800 - 55.600 chỗ làm việc, tập trung ở nhiều ngành khác nhau.

cong-nhan-quay-tro-lai-lam-viec-tphcm

Nhiều lao động ở TP.HCM đã quay trở lại làm việc ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ảnh minh họa/Phạm Diệp

TP.HCM cần khoảng 44.800 - 55.600 chỗ làm việc

Theo kết quả khảo sát, thu thập thông tin của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (FALMI) với 5.562 lượt doanh nghiệp với 19.073 chỗ làm việc cho thấy, sau khi TP.HCM áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt vừa thích ứng với tình hình mới, vừa đảm bảo chống dịch, trong đó, việc sử dụng mạng xã hội, các nền tảng công nghệ thông tin được đẩy mạnh, hoạt động sàn giao dịch việc làm trực tuyến được tăng cường nhằm giới thiệu việc làm cho người lao động.

Thời điểm này, phần lớn doanh nghiệp bắt đầu triển khai kế hoạch tuyển dụng nhân sự phục vụ nhu cầu ổn định, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, một lượng lao động lớn từ các tỉnh sẽ quay lại TP.HCM sau khi tình hình dịch đã ổn định và sau thời gian về quê ăn Tết, thị trường lao động sau Tết tiếp tục có những chuyển biến tích cực, sôi động trở lại.

Với những hoạt động chăm lo Tết của các cơ quan quản lý Nhà nước , doanh nghiệp về lương, thưởng, phúc lợi và tổ chức cho người lao động về quê ăn Tết, cùng với nhu cầu ở lại TP.HCM trong những ngày Tết đã góp phần ổn định thị trường lao động sau Tết.

Bên cạnh đó, quyết định số 1405 của Bộ LĐ-TB&XH về ban hành chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động, trong đó nêu rõ các giải pháp hỗ trợ người lao động, đặc biệt hỗ trợ lao động ngoại tỉnh quay trở lại làm việc. Điều này, góp phần giải quyết những khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân sự và cũng là cơ hội việc làm cho sinh viên, học viên, người lao động trong thời gian tới.

FALMI nhận định, sau Tết Nguyên Đán TP.HCM cần khoảng 44.800 - 55.600 chỗ làm việc, tập trung ở các ngành như: dệt may - giày da; sản xuất, chế biến thực thẩm; cơ khí; hóa chất - dược - cao su; kiến trúc; xây dựng; bán buôn và bán lẻ; vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; thông tin và truyền thông; kinh doanh bất động sản; dịch vụ bảo vệ;…

Các nhóm nghề có nhu cầu tuyển dụng cao sau Tết như kinh doanh thương mại; dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ; dịch vụ tư vấn - nghiên cứu khoa học và phát triển; công nghệ thông tin; dệt may - giày da; dịch vụ du lịch - lưu trú và ăn uống; công nghệ lương thực - thực phẩm; dịch vụ vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng; kỹ thuật điện - điện lạnh - điện công nghiệp - điện tử… Nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo chiếm 86,39%, trong đó trình độ đại học trở lên chiếm 21,58%, cao đẳng chiếm 19,13%, trung cấp chiếm 25,08%, sơ cấp chiếm 20,6%.

Người lao động đã quay trở lại làm việc

Thông tin từ Khu công nghệ cao, TP.Thủ Đức cho biết, có khoảng 80-95% công nhân của 80 nhà máy của toàn khu (hơn 45.000 lao động) quay lại làm việc sau Tết.

Trước đó, này 7/2, nhiều nhà máy có tỷ lệ lao động trở lại cao như: Công ty TNHH điện tử Samsung HCMC CE Complex (hơn 6.000 lao động) đạt trên 95%, nhà máy Nidec Sankyo (4.000 công nhân) là 94%. Các nhà máy Intel, Jabil... cũng ghi nhận trên 90% lao động trở lại.

Các nhà máy ở phía Nam trực thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam sử dụng khoảng 60.000 lao động. Đơn hàng ngày càng nhiều nên một số công ty đã khởi động sản xuất từ ngày 4/2. Song song, số lượng lao động quay lại làm việc tăng lên từng ngày, đến nay đa phần đạt trên 90%.

Trong khi đó, 17 khu chế xuất, khu công nghiệp của TP.HCM có gần 1.500 doanh nghiệp hoạt động với 273.000 lao động, tỷ lệ lao động quay trở lại sản xuất là trên 82%. Theo số liệu của Phòng quản lý lao động (Ban quản lý các khu chế xuất – công nghiệp TP HCM), một số khu công nghiệp có tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trên 90% là Đông Nam, Tây Bắc Củ Chi, Tân Phú Trung.

Tương tự, tại Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân) - nhà máy có số lượng công nhân nhiều nhất TP.HCM với trên 52.000 người, số lao động quay lại sản xuất trong ngày 7/2 đạt gần 64%. Doanh nghiệp này cho biết, do một số bộ phận được nghỉ thêm 2 ngày, nên phải đến ngày 9/2, các chuyền sản xuất ở Pou Yuen sẽ được đạt ít nhất 90% nhân sự.

TP.HCM hiện có 1,6 triệu công nhân làm việc trong các nhà máy, trong đó 17 khu công nghiệp, khu chế xuất và một khu công nghệ cao sử dụng hơn 320.000 lao động.

Sở LĐ-TB&XH TP.HCM nhận định, thời gian nghỉ Tết năm nay kéo dài, nên một số doanh nghiệp chủ trương bố trí nghỉ thêm phép năm để công nhân đủ thời gian về thăm gia đình. Ngoài ra, nhiều công nhân đã không về quê, các nhà máy tổ chức sản xuất xuyên Tết, nhiều lao động đăng ký ở lại làm việc nên bắt nhịp công việc rất nhanh.

Còn một số doanh nghiệp cho nghỉ từ trước Tết thêm 2-3 ngày, nên người lao động có đủ thời gian ở với gia đình và đã trở lại đúng ngày, không cần nghỉ thêm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ