Lan tỏa tác phẩm thông tin đối ngoại để bạn bè quốc tế hiểu, yêu Việt Nam hơn

VIỆT ĐỨC
18:42 02/12/2024

Giải thưởng Thông tin đối ngoại không chỉ là một giải thưởng báo chí thông thường mà còn là diễn đàn để những người yêu Việt Nam, ủng hộ Việt Nam sáng tạo và lan tỏa hình ảnh Việt Nam.

Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Nguyễn Quế Lâm phát biểu. (Ảnh: Thu Phương/TTXVN)

Tối 3/12, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ 10 sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.

Trước thềm Lễ trao giải, ông Nguyễn Quế Lâm, Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại Trung ương, đã trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về các nội dung xung quanh Giải thưởng năm nay.

- Năm 2024 là năm thứ 10 của Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại. Xin ông cho biết một số đánh giá tổng quan về mùa giải thứ 10 lần này?

Ông Nguyễn Quế Lâm: Như chúng ta đã biết, năm 2024 đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển của Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại. Và cho đến nay, Giải thưởng đã khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các giải thưởng quốc gia uy tín của Việt Nam cũng như góp phần triển khai thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của công tác thông tin đối ngoại trong từng giai đoạn.

Giải thưởng Thông tin đối ngoại không chỉ là một giải thưởng báo chí thông thường mà còn là diễn đàn để những người yêu Việt Nam, ủng hộ Việt Nam sáng tạo và lan tỏa hình ảnh Việt Nam, giá trị Việt Nam, trí tuệ Việt Nam ra thế giới.

Với gần 1.300 tác phẩm dự thi ở 10 hạng mục, Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X tiếp tục thu hút được sự quan tâm, tham gia từ các tác giả trong và ngoài nước.

Điểm nổi bật là hình thức thể hiện tiếp tục cho thấy sự đa dạng, hiện đại, tích cực sử dụng các phương tiện truyền thống mới (đối với các sản phẩm/tác phẩm hạng mục video clip). Các tác phẩm/sản phẩm của người nước ngoài thể hiện được tầm nhìn sâu, đánh giá khách quan, tích cực về Việt Nam trên nhiều khía cạnh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải cho các tác giả đạt Giải Nhất năm 2023. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Đặc biệt giải thưởng năm nay có các tác phẩm dự thi được thể hiện đa dạng ở nhiều ngôn ngữ, ngoài các ngôn ngữ quen thuộc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha thì lần này có nhiều ngôn ngữ mới như Arab, Uzbekistan, Sinhala (ngôn ngữ phổ biến ở Sri Lanka)... Việc thu nhận tác phẩm thông qua phương thức gửi thư điện tử cũng đã tạo thuận lợi cho các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài gửi tác phẩm/sản phẩm tham dự Giải thưởng.

Trong số các tác phẩm tham gia Giải thưởng ở hạng mục báo in, báo điện tử tiếng nước ngoài thì Thông tấn xã Việt Nam tiếp tục là cơ quan có nhiều tác phẩm gửi tham dự nhất. Điều này khẳng định vị thế đi đầu của Thông tấn xã Việt Nam trong vai trò là một cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực.

Với các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, Thông tấn xã Việt Nam có số lượng bài vượt trội, đặc biệt chất lượng. Hai giải cao ở hạng mục báo in, báo điện tử tiếng nước ngoài năm nay thuộc về Thông tấn xã Việt Nam chính là sự ghi nhận cho những nỗ lực cống hiến, sáng tạo của lực lượng phóng viên báo chí Thông tấn xã Việt Nam trong thực hiện công tác thông tin đối ngoại năm qua.

- Như ông đã đánh giá, điểm nổi bật trong các tác phẩm đoạt giải năm nay là có nhiều tác phẩm có hình thức thể hiện đa dạng, hiện đại cũng như có nhiều tác phẩm của người nước ngoài phản ánh cái nhìn tích cực về Việt Nam. Xin ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về những tác phẩm như vậy?

Ông Nguyễn Quế Lâm: Với tôi thì âm nhạc luôn là một thứ gì đó dễ chạm đến cảm xúc, đặc biệt là âm nhạc quốc tế đỉnh cao mà trước đây chúng ta thường chỉ theo dõi trên báo đài, cho đến khi IB Group khởi động chuỗi dự án âm nhạc đưa những thần tượng âm nhạc quốc tế đến Việt Nam biểu diễn như Modern Talking, Boney M, Chris Norman... và gần đây là Bond và Kenny G.

Đặc biệt là sự kiện IB Group và Báo Nhân dân ra mắt video âm nhạc được quay tại Hà Nội cho bản nhạc bất hủ “Going home." Video này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả trong và ngoài nước, góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, hỗ trợ phát triển du lịch Hà Nội và Việt Nam. Những hình ảnh danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô Hà Nội đã được lựa chọn cho từng góc máy quay trong bản video đặc biệt này.

Tác phẩm thứ hai đoạt giải cao mà tôi muốn chia sẻ đó là Di tích Trụ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, địa điểm ra đời Tờ báo đầu tiên của nền Báo chí cách mạng Việt Nam, đó là số nhà 248-250 phố Văn Minh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Nhà báo Nguyễn Lê Hương (áo vàng, Báo Việt Nam News - Thông tấn xã Việt Nam) nhận Giải Nhì năm 2023. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tại nơi này 100 năm trước, từ tháng 11/1924 đến tháng 5/1927, với sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên Việt Nam và thành lập tờ “Thanh niên" để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin. Những năm gần đây, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông đã triển khai tu tạo, sửa chữa, nâng cấp di tích và hiện nay, bất cứ ai khi đến đây đều như cảm thấy bước vào một "Bảo tàng Hồ Chí Minh thu nhỏ" tại Quảng Châu.

Năm 2024, Khu di tích cũng vinh dự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước ta đến tham quan. Với cách làm sáng tạo và thể hiện sự trân trọng của bạn bè Trung Quốc đối với lãnh tụ cách mạng Việt Nam, Di tích Trụ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội đã được Hội đồng chung khảo Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ 10 đánh giá cao là sáng kiến, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

- Sau 10 lần tổ chức giải, theo ông, có thể đúc kết được kinh nghiệm gì để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng và sức lan tỏa của Giải?

Ông Nguyễn Quế Lâm: Mặc dù đã đạt được những kết quả rất tích cực, song cùng với yêu cầu, nhiệm vụ mới của công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới, Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại cần tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng hơn, đóng góp hiệu quả hơn nữa vào công tác thông tin đối ngoại cũng như thực hiện các mục tiêu chiến lược mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra.

Sau 10 năm tổ chức, Giải thưởng thực sự đã tạo nên một phong trào, động lực thúc đẩy mạnh mẽ những người làm thông tin đối ngoại không ngừng sáng tạo mang đến những tác phẩm chất lượng. Giờ đây, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao chất lượng hơn nữa, lan tỏa rộng rãi ra ngoài nước, tác động mạnh mẽ hơn nữa để bạn bè quốc tế hiểu Việt Nam hơn, yêu Việt Nam hơn và đồng hành cùng Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bên cạnh các loại hình báo chí, cũng cần có thêm nhiều hình thức thể hiện truyền thông hiện đại khác, sáng tạo hơn, xúc tích hơn, đa dạng hơn, phải thực sự kể được những câu chuyện hấp dẫn, giàu cảm xúc về Việt Nam.

Tóm lại, Giải thưởng Thông tin đối ngoại cũng như công tác thông tin đối ngoại trong thời gian tới cần hết sức nỗ lực và tập trung để tuyên truyền tốt hơn nữa về cơ đồ, vị thế đất nước, đặc biệt khi chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của giàu mạnh và hạnh phúc, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

- Trân trọng cảm ơn ông!./.

(Theo TTXVN)

  • Cùng chuyên mục
Hà Nội khai mạc hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024

Hà Nội khai mạc hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024

Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024 với chủ đề "Đô thị thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững" sẽ diễn ra từ 2-3/12/2024 tại Hà Nội.

Sự kiện - 02/12/2024 18:22

Sông Tô Lịch sắp được hồi sinh nhờ nguồn nước sông Hồng

Sông Tô Lịch sắp được hồi sinh nhờ nguồn nước sông Hồng

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đưa ra thời hạn 3 tháng thực hiện thủ tục và 6 tháng thi công phải hoàn thành dự án làm sạch sông Tô Lịch.

Sự kiện - 02/12/2024 18:20

Quảng Nam giảm 1 huyện và 8 xã từ đầu năm 2025

Quảng Nam giảm 1 huyện và 8 xã từ đầu năm 2025

Từ ngày 1/1/2025, tỉnh Quảng Nam có 17 đơn vị cấp huyện, 233 đơn vị cấp xã. Như vậy, địa phương này giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 8 đơn vị hành chính cấp xã.

Sự kiện - 02/12/2024 16:16

Thủ tướng nêu 7 giải pháp đột phá của ngành logistics

Thủ tướng nêu 7 giải pháp đột phá của ngành logistics

3 mục tiêu phát triển ngành logistics Việt Nam thời gian tới bao gồm giảm chi phí logistics so với GDP Việt Nam từ 18% xuống còn 15% trong năm 2025, nâng tỷ trọng ngành logistics Việt Nam trong quy mô GDP từ 10% lên 15% và phấn đấu đạt 20%. Đồng thời nâng tỷ trọng của ngành logistics Việt Nam so với quy mô ngành logistics toàn cầu từ 0,4% lên 0,5% và phấn đấu đạt 0,6%. Cùng với đó, nâng tốc độ tăng trưởng của ngành logistics Việt Nam từ 14-15% mỗi năm hiện nay lên 20%.

Sự kiện - 02/12/2024 13:20

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Sự kiện - 02/12/2024 10:44

Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới

Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới

Tối 1/12, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi các sự kiện về dầu khí và điện gió ngoài khơi có quy mô nhiều tỷ USD

Sự kiện - 02/12/2024 06:54

Tổng Bí thư: Không để cơ quan nhà nước là 'vùng trú an toàn' cho cán bộ yếu kém

Tổng Bí thư: Không để cơ quan nhà nước là 'vùng trú an toàn' cho cán bộ yếu kém

Tổng Bí thư nhấn mạnh việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, không để cơ quan nhà nước là 'vùng trú an toàn' cho cán bộ yếu kém.

Sự kiện - 01/12/2024 12:45

Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Bộ Chính trị xác định việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Sự kiện - 01/12/2024 10:42

Sử dụng 100% vốn ngân sách TP. Hà Nội để xây cầu Trần Hưng Đạo

Sử dụng 100% vốn ngân sách TP. Hà Nội để xây cầu Trần Hưng Đạo

Định hướng ban đầu sẽ đầu tư cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhưng đến nay được xác định lại sẽ sử dụng vốn đầu tư công và sử dụng 100% vốn ngân sách TP. Hà Nội.

Sự kiện - 01/12/2024 07:04

Tổng thư ký Quốc hội nói việc sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Tổng thư ký Quốc hội nói việc sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Tổng thư ký Quốc hội cho biết đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội.

Sự kiện - 30/11/2024 20:13

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận chính thức được tái khởi động

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận chính thức được tái khởi động

Quốc hội đồng ý tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận như tờ trình của Chính phủ.

Sự kiện - 30/11/2024 18:22

Chậm nhất tháng 6/2025 phải sửa nghị định về quản lý kinh doanh vàng

Chậm nhất tháng 6/2025 phải sửa nghị định về quản lý kinh doanh vàng

Quốc hội yêu cầu chậm nhất tháng 6/2025, tổng kết, nghiên cứu và đề xuất sửa đổi Nghị định số 24/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Sự kiện - 30/11/2024 17:13

Chủ tịch Quốc hội: Công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ

Chủ tịch Quốc hội: Công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho hay công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.

Sự kiện - 30/11/2024 17:00

Công nghiệp bán dẫn, chip điện tử - 'mạch máu' của nền kinh tế hiện đại

Công nghiệp bán dẫn, chip điện tử - 'mạch máu' của nền kinh tế hiện đại

Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) cho biết, công nghiệp bán dẫn và chip điện tử được xem như mạch máu của nền kinh tế hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Sự kiện - 30/11/2024 16:38

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Luật Điện lực (sửa đổi) đã chính thức được thông qua, trong đó quy định lộ trình xóa bỏ bù chéo giá điện.

Sự kiện - 30/11/2024 16:37

Quốc hội quyết đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 1,7 triệu tỷ đồng

Quốc hội quyết đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 1,7 triệu tỷ đồng

Quốc hội khóa XV vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tổng mức đầu tư hơn 1,7 triệu đồng.

Sự kiện - 30/11/2024 15:49