Làm sao để giải cứu nhà ở xã hội?

Nhàđầutư
Đó là câu hỏi đang được các cấp lãnh đạo TP.HCM đi tìm câu trả lời với hàng loạt chính sách, văn bản. Theo kế hoạch, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển 2,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (khoảng 35.000 căn). Đến năm 2030, số căn nhà ở xã hội lên 58.000 căn với 4,08 triệu m2 sàn.
LIÊN THƯỢNG
12, Tháng 07, 2022 | 09:47

Nhàđầutư
Đó là câu hỏi đang được các cấp lãnh đạo TP.HCM đi tìm câu trả lời với hàng loạt chính sách, văn bản. Theo kế hoạch, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển 2,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (khoảng 35.000 căn). Đến năm 2030, số căn nhà ở xã hội lên 58.000 căn với 4,08 triệu m2 sàn.

z3558693400518_cbf84da56cb45ab6f92789e51b13a03d

Người dân căng băng rôn phản đối công ty An Nhân tại dự án Vĩnh Lộc DGold. Ảnh: Đăng Kiệt.

Đến 2025, TP.HCM sẽ xây 35.000 căn nhà ở xã hội

Theo Dự thảo chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 – 2030, chính quyền thành phố xác định, trong 10 năm tới, TP.HCM sẽ có 2 giai đoạn phát triển nhà ở với tổng vốn đầu tư 1,52 triệu tỷ đồng.

Trong đó, phần vốn phát triển 93.000 căn nhà ở xã hội khoảng 12.410 tỷ đồng, chủ yếu được huy động từ nguồn xã hội hóa của doanh nghiệp, tín dụng ưu đãi và khoảng 10% từ ngân sách của thành phố. Tổng diện tích dành cho nhà ở xã hội trong 10 năm tới là 451ha.

Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, TP.HCM sẽ dành 3.770 tỷ đồng để xây dựng khoảng 35.000 căn, tương ứng với 2,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Đến năm 2030, TP.HCM sẽ xây thêm khoảng 58.000 căn nhà ở xã hội với 4,08 triệu m2 sàn, với mức vốn 8.640 tỷ đồng.

Quyết tâm xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở phù hợp cho túi tiền của đại đa số người dân của chính quyền TP.HCM còn thể hiện qua những quyết sách, văn bản chỉ đạo.

Đơn cử, hồi đầu tháng 6, Văn phòng UBND TP.HCM đã ban hành văn bản số 393/TB-VP chỉ đạo các sở ban ngành liên quan rà soát tháo gỡ ngay vướng mắc tại 13 dự án nhà ở xã hội trước ngày 30/6/2022.

Nội dung văn bản thông báo kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi về tiến độ đầu tư xây dựng 13 dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, trong danh sách đã được Sở Xây dựng báo cáo UBND TP.HCM có nhiều dự án nổi tiếng. Điển hình là dự án khu nhà ở Vạn Phúc 1 tại Khu đô thị Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức do Công ty CP Đầu tư địa ốc Vạn Phúc làm chủ đầu tư.

Dự án này cùng dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư số 6 (Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị làm chủ đầu tư) và dự án Khu nhà ở Công ty Đông Nam (Công ty CP Đầu tư và kinh doanh địa ốc Đông Nam làm chủ đầu tư) là 3 dự án đang gặp vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng.

Bên cạnh đó, Lãnh đạo thành phố giao Sở Kế hoạch Đầu tư khẩn trương rà soát về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, tổng hợp trình UBND thành phố xem xét quyết định trước ngày 15/6/2022 đối với 2 dự án gồm dự án Khu nhà ở xã hội Công ty Exim (do Công ty CP Exim làm chủ đầu tư) và dự án Chung cư nhà ở xã hội Lô C1 Khu dân cư Long Thới – Nhơn Đức do Công ty CP Đầu tư kinh doanh Nhà làm chủ đầu tư.

Đối với một số dự án còn lại, người đứng đầu chính quyền thành phố giao Văn phòng UBND TP.HCM khẩn trương rà soát, tổng hợp, tham mưu xử lý trước ngày 30/6/2022.

Dân khốn đốn, chủ đầu tư e ngại

Ghi nhận thực tế, nhiều dự án gắn mác nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp hiện tại đang là gánh nặng cho khách hàng, những người đã bỏ tiền ra với hy vọng có một căn nhà ổn định cuộc sống. Trong khi nhiều chủ đầu tư lại e ngại với việc triển khai nhà ở xã hội.

Điều này dẫn đến tình trạng nhiều dự án nhà ở xã hội đắp chiếu nhiều năm hoặc xây chậm tiến độ. Thậm chí, có những dự án nhà ở xã hội đã xây xong, bàn giao nhà cho khách hàng, vẫn vướng những lùm xùm không đáng có vì chủ đầu tư “mang con bỏ chợ”.

Đơn cử như dự án Topaz Home (đường Phan Văn Hớn, quận 12) do Công ty cổ phần dịch vụ nông nghiệp và thương mại Thuận Kiều làm chủ đầu tư và Công ty cổ phần thương mại – dịch vụ - xây dựng – kinh doanh nhà Vạn Thái (Vạn Thái Land) làm đơn vị phát triển.

Dự án được quảng cáo, rao bán rầm rộ ra thị trường với mức giá từ 13 – 15 triệu/m2 ở giai đoạn 2017 – 2018. Sau khi bàn giao nhà cho khách hàng năm 2018, từ đó đến nay, dự án này vướng nhiều lùm xùm vì thực trạng xây xong rồi bỏ đó.

Mới nhất, hồi đầu năm 2021, dự án từng là tâm điểm dư luận hồi tháng trước khi xảy ra vụ hai nữ sinh từ nơi khác đến đây nhảy lầu, gây kinh hoàng cho người dân cũng như xã hội.

Anh Ngô Bách Ngọc, cư dân sống tại đây bày tỏ sự bức xúc khi nói về chung cư Topaz Home: “Tôi mua và dọn về căn nhà này đã hơn 3 năm nay. Những tưởng an cư ổn định cuộc sống, nhưng chỉ ổn định được chỗ ở thôi, không biết mình có được là chủ nhà thực sự không khi đóng tiền đầy đủ rồi vẫn chưa ra sổ. Trong khi đó an ninh thì lỏng lẻo, không có ban quản lý, ai muốn ra thì ra, vào thì vào. An ninh làm sao đảm bảo khi còn chưa có ban quản lý? Chúng tôi chỉ tự nhà ai người nấy quản lý thôi… Vay tiền tỉ mua nhà chứ ít gì. Vạn Thái Land đâu, Thuận Kiều đâu? Nhận tiền xong là hết nghĩa vụ à?”

Nhưng anh Ngọc vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Đã có nhiều trường hợp đặt cọc giữ chỗ hoặc mua nhà ở xã hội nhưng đến hiện tại vẫn chưa có nhà để ở.

Mới đây, dự án nhà ở xã hội Vĩnh Lộc A (Vĩnh Lộc Dgold) gây xôn xao dư luận khi khách hàng đóng tiền 3, 4 năm nhưng vẫn chưa được bàn giao nhà.

Theo tìm hiểu, dự án do công ty CP Đầu tư và Phát triển An Nhân (công ty An Nhân) làm chủ đầu tư, đã mở bán và thu tiền khách hàng từ năm 2018 với mức giá khoảng 14 triệu đồng/m2 và cam kết bàn giao nhà vào quý 2/2019. Nhưng đến hiện tại, 4 năm kể từ khi mở bán, dự án vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thiện, gây bức xúc cho khách hàng.

Hàng loạt khách hàng của dự án Vĩnh Lộc Dgold đã nhiều lần kéo đến trụ sở công ty An Nhân làm việc, thương lượng. Theo cam kết từ chủ đầu tư, dự án sẽ được bàn giao vào quý 2/2020, rồi sang 6/2022. Nhưng đến hiện tại, dự án vẫn chưa hoàn thiện khiến khách hàng "không thể chịu nổi”, một số người dân liều mình dọn vào ở tại dự án chưa hoàn thiện. Một số khác gửi đơn kêu cứu đến khắp nơi.

Trong khi đó, động thái của công ty An Nhân là viện lý do dịch bệnh COVID-19 để bào chữa cho sự chậm trễ trong tiến độ thi công. Mới nhất, công ty này ra thông báo yêu cầu các tổng thầu và các đơn vị thầu phụ đang thi công tại dự án tạm dừng thi công công trình kể từ thời điểm 3/7/2022 cho đến khi chủ đầu tư giải quyết xong sự việc.

Chủ đầu tư làm nhà ở xã hội sẽ có lợi

Trong buổi đối thoại giữa doanh nghiệp và lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM mới đây, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thành phố chỉ ra thực trạng, nhiều chủ đầu tư nhà ở xã hội e ngại thực hiện dự án. Theo tính toán, nếu 33 dự án nhà ở xã hội có quỹ đất thuộc nhà ở thương mại được chủ đầu tư triển khai đúng tiến độ quy định, đến năm 2025, toàn thành phố sẽ có khoảng 70.000 căn nhà ở xã hội.

“Hiện tại, theo thống kê của chúng tôi, trên địa bàn thành phố có 47 dự án nhà ở xã hội (13 dự án đã có đất sạch). Trong số này, có 33 dự án có quỹ đất thuộc các dự án nhà ở thương mại quy mô trên 10ha. Sở Xây dựng đã làm việc với các chủ đầu tư này, nếu các chủ đầu tư không triển khai sớm theo quy hoạch 1/500 thì chúng tôi sẽ cùng Sở TN&MT trình UBND TP.HCM thu hồi các diện tích đất xây dựng nhà ở xã hội tại các dự án này” – ông Khiết cho biết.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho rằng nguyên nhân các chủ đầu tư nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố chậm triển khai là vì phần lớn chủ đầu tư đang gặp vướng mắc về chỉ tiêu ưu đãi, cụ thể là ưu đãi tăng 1,5 lần hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng. Những chỉ tiêu này dẫn tới chỉ tiêu dân số. Theo quy định hiện tại, các khu vực dự án tọa lạc phải còn chỉ tiêu dân số mới được phê duyệt.

Người đứng đầu HoREA đưa ra giải pháp “bình thông nhau” để giải quyết tình trạng trên. Nghĩa là thay vì áp chỉ tiêu khu vực quận huyện như cũ, người dân đóng bảo hiểm xã hội, làm việc trên địa bàn TP.HCM có quyền mua nhà ở xã hội trên không phân biệt quận, huyện. Đây được xem là giải pháp giúp 13 triệu người dân TP.HCM dễ dàng sở hữu nhà.

Còn đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, các chủ đầu tư này nên đẩy nhanh tiến độ thực hiện triển khai dự án, sẽ có lợi khi xây nhà ở xã hội.

“Bởi, các dự án sẽ được miễn tiền sử dụng đất trên phần diện tích đất dùng để xây nhà ở xã hội. Trong khi, có 20% số lượng căn nhà thuộc nhà ở xã hội sẽ được kinh doanh theo mức giá nhà ở thương mại.” – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ