Lạm phát chưa đáng lo trong ngắn hạn

TS. CHU THANH TUẤN
09:33 08/06/2021

Giá nguyên vật liệu như xăng dầu, sắt thép, xi măng trong xu hướng tăng mạnh mẽ, nhưng có những căn cứ để tin rằng mục tiêu lạm phát dưới 4% mà Chính phủ đặt ra cho năm nay vẫn trong tầm kiểm soát.

Đo lường những yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng đầu năm 2021 tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Chỉ số lạm phát cơ bản bình quân trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020. Mức lạm phát cơ bản tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 đều là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào báo cáo của cơ quan này, có thể thấy, CPI tháng 4 so với tháng trước giảm 0,04%, nhưng chỉ một tháng sau đó đã ở trạng thái tăng 0,15% do giá nguyên, vật liệu đầu vào cùng với giá xăng dầu tăng.

Nhiều khả năng lạm phát sẽ tăng từ quý II và sẽ tăng cao hơn trong nửa cuối năm nay. Lý do là bởi, giá xăng dầu, vật liệu xây dựng và thực phẩm có thể tiếp tục tăng do nhập khẩu lạm phát từ thế giới.

z-a-564

Ảnh minh họa.

Chỉ trong vòng 15 ngày từ 27/4 - 12/5/2021, Liên bộ Tài chính – Công thương đã quyết định tăng giá xăng dầu đến hai lần. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) dự báo, giá xăng dầu có thể đạt 80 USD/thùng vào cuối năm nay và điều này có thể gây áp lực lên giá xăng dầu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, giá sắt thép trong nước tăng 40 - 50% so với hồi đầu năm nay, kéo theo giá nhiều vật liệu xây dựng khác như cát, xi măng, gạch đá… tăng theo, đẩy nguy cơ giá nhà tăng trong những tháng cuối năm và gây áp lực lên lạm phát.

Bên cạnh đó, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tạo rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng và có thể gây áp lực lên giá cả và lạm phát.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng ở Việt Nam, lạm phát do yếu tố giá đáng lo ngại hơn yếu tố tiền tệ. Điều này có thể chưa hoàn toàn đúng.

Qua việc Ngân hàng Nhà nước cho phép một loạt ngân hàng tăng vốn điều lệ cũng như việc nới lỏng tín dụng cá nhân (Nghị định số 21/2021 của Chính phủ về việc cho phép người dân được thế chấp quyền sử dụng đất), hay việc nới lỏng room tăng trưởng tín dụng của 6 ngân hàng cổ phần, có thể thấy Chính phủ đang có xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Việc này có thể dẫn đến lạm phát tăng cao hơn trong những quý sắp tới.

Trên thế giới, theo số liệu công bố của Bộ Lao động Mỹ, CPI tháng 4 của nước này đã tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2008. Trong khi đó, chỉ số lạm phát của nước Anh cũng tăng lên 1,5% trong tháng 4 từ mức 0,7% của tháng trước, theo số liệu của Văn phòng Thống kê Vương quốc Anh vào ngày 19/5. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. Tỷ lệ lạm phát tăng không chỉ ở hai nước kể trên mà còn xuất hiện ở nhiều nền kinh tế khác trên thế giới.

Theo các chuyên gia kinh tế, rất có thể nền kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng cạn kiệt về mọi thứ và dẫn đến một chu kỳ xác lập giá hàng hóa mới cao hơn rất nhiều trước đại dịch. Giá đồng, quặng, sắt và thép đều tăng trong những tháng gần đây do nguồn cung hạn chế trước nhu cầu mạnh mẽ từ Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang hồi phục sau đại dịch.

Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất đang mua gom vật liệu với tốc độ chóng mặt, do nhu cầu tiêu dùng đang phục hồi.

Hoạt động mua và tích trữ của doanh nghiệp cùng tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu, tắc nghẽn giao thông vận tải khiến giá cả tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, làm dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng sẽ gây ra lạm phát.

Đồng, quặng sắt, thép, ngô, cà phê, lúa mì, đậu nành, gỗ xẻ, chất bán dẫn, nhựa và bìa cứng để đóng gói tăng mạnh trong thời gian dài. Chỉ số Bloomberg Commodity Spot Index (tổng hợp giá của 23 hàng hóa nguyên liệu đầu vào giao ngay) đã đạt mức kỷ lục kể từ năm 2011 vào đầu tháng 5.

Chỉ số Baltic Dry Index (chỉ số vận chuyển thương mại) đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ, tăng hơn 700% kể từ tháng 4/2020, phản ánh chi phí vận tải đường biển tăng rất mạnh trong một năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, giá cả tăng còn phản ánh nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh do nền kinh tế mở cửa trở lại ở các nước như Mỹ, Anh và châu Âu dựa trên những thành công bước đầu của chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19.

Hàng nghìn tỷ USD mà Chính phủ Mỹ đã bơm vào nền kinh tế cộng với số tiết kiệm thặng dư khổng lồ của người dân sẽ làm sức cầu bị nén trong thời gian dài dần bung ra, trong khi nút thắt về nguồn cung và lao động chưa thể đáp ứng và phục hồi kịp.

Mặc dù một số quan chức cấp cao của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho rằng CPI tăng cao chỉ là hiện tượng tạm thời, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, các lực đẩy tăng giá chưa cho thấy những dấu hiệu giảm nhiệt trong ngắn hạn, các đoạn thắt đối với đầu cung hiện tại có thể kéo dài hơn dự đoán. Những điều này có thể làm cho việc lạm phát tăng mạnh trong tháng 4 ở nhiều nước không chỉ là tạm thời.

Việt Nam là quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn nên sẽ không tránh khỏi tác động của việc giá cả nguyên vật liệu đầu vào từ thế giới tăng mạnh. Điều này đã và đang thể hiện thông qua giá của một số hàng hóa nội địa tăng lên.

Mục tiêu tăng 4% vẫn trong tầm kiểm soát

Việt Nam có một số điểm đặc thù khác với tình hình hiện tại trên thế giới. Đầu tiên, Việt Nam khó có khả năng bùng nổ tiêu dùng nội địa do dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát. Khi dịch bệnh được khoanh vùng và khống chế cục bộ, khả năng người dân chi tiêu mạnh mẽ như các nước Mỹ, Anh và châu Âu là khó xảy ra.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 của Việt Nam so với các nước trên thế giới là khá thấp, dẫn đến khả năng mở cửa lại các dịch vụ du lịch và hàng không với bên ngoài còn bỏ ngỏ. Cần biết rằng, các dịch vụ này cũng là tác nhân tạo nên chỉ số lạm phát tăng cao ở các nước Mỹ và Anh.

Gói cứu trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng của Chính phủ cho người lao động cũng chưa tạo được sức bật lớn để tạo ra một sức ép lớn lên tổng cầu dẫn đến lạm phát tăng cao.

Bên cạnh đó, gói cứu trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng của Chính phủ cho người lao động cũng chưa tạo được sức bật lớn để tạo ra một sức ép lớn lên tổng cầu dẫn đến lạm phát tăng cao.

Với lý do trên, mục tiêu lạm phát dưới 4% mà Chính phủ đặt ra cho năm nay có thể vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, Chính phủ phải kiểm soát chính sách tiền tệ một cách nghiêm ngặt hơn. Lạm phát tăng cao bởi yếu tố tiền tệ sẽ khó kiểm soát hơn do yếu tố giá cả.

Việc lạm phát tăng cao ở Mỹ hay các nước châu Âu khiến các ngân hàng trung ương khó duy trì được lập trường chính sách tiền tệ nới lỏng. Và khi hãm phanh các van bơm tiền đó, các nước trên cũng chưa dự báo được mức độ ảnh hưởng của nó lên nền kinh tế sẽ như thế nào.

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, phát triển kinh tế bền vững là vô cùng cần thiết. Mục tiêu kiểm soát lạm phát quan trọng nhưng chúng ta cũng phải ưu tiên mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế.

Đó cũng chính là cách các nước trên thế giới đang thực hiện. Mỹ, Anh và châu Âu tạm cho phép lạm phát tăng cao trong ngắn hạn để thúc đẩy nền kinh tế trước khi thực hiện các biện pháp kiểm soát.

Tóm lại, lạm phát sắp tới có thể tăng, tuy nhiên có thể chỉ trong ngắn hạn do nền kinh tế trong nước và thế giới phục hồi sau dịch.

Chính phủ cần có chính sách nhất quán, xây dựng nền tảng vĩ mô và tỷ giá cơ bản ổn định, nâng cao hiệu quả hơn nữa trong phối hợp chính sách tiền tệ, tài khóa và giá cả, đặc biệt là kiểm soát dịch bệnh COVID-19 thành công thông qua việc đẩy nhanh quá trình tiêm vắc-xin để đưa nền kinh tế phát triển bền vững.

(Theo Tin nhanh Chứng khoán)

  • Cùng chuyên mục
Ông Trump đòi áp thuế 50% đối với Liên minh châu Âu từ 1/6

Ông Trump đòi áp thuế 50% đối với Liên minh châu Âu từ 1/6

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết 'khuyến nghị áp thuế 50% đối với Liên minh châu Âu' sau khi phàn nàn rằng các cuộc đàm phán thương mại đã bị đình trệ, theo CNBC.

Thị trường - 23/05/2025 20:30

Hyundai Thành Công bàn giao xe Santa Fe bản cao nhất cho HLV tuyển Việt Nam Kim Sang-sik

Hyundai Thành Công bàn giao xe Santa Fe bản cao nhất cho HLV tuyển Việt Nam Kim Sang-sik

Ngày 23/5, Liên doanh Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) tổ chức lễ bàn giao chiếc xe Hyundai Santa Fe phiên bản cao cấp nhất cho HLV bóng đá Kim Sang-sik, nhằm ghi nhận và đồng hành cùng những đóng góp xuất sắc của ông trong sự nghiệp phát triển bóng đá nước nhà, mang lại niềm tự hào lớn lao cho người hâm mộ cả nước.

Doanh nghiệp - 23/05/2025 18:53

Viglacera thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn mới

Viglacera thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn mới

Tổng Công ty Viglacera - CTCP (HoSE: VGC) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Đại hội dự kiến được tổ chức ngày 10/6 tại Hà Nội.

Doanh nghiệp - 23/05/2025 16:00

Năm 2025, Viglacera đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất 1.743 tỷ đồng

Năm 2025, Viglacera đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất 1.743 tỷ đồng

Tác động tích cực từ chính sách điều hành kinh tế và nỗ lực tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản của Chính Phủ, Tổng công ty Viglacera - CTCP đã xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt trên 14.000 tỷ đồng. Cùng với đó, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng bền vững được đặt ra.

Doanh nghiệp - 23/05/2025 15:24

Kick-off dự án Vlasta - Sầm Sơn, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng xứ Thanh tăng nhiệt

Kick-off dự án Vlasta - Sầm Sơn, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng xứ Thanh tăng nhiệt

Thu hút 400 chuyên viên kinh doanh đến từ 7 đại lý phân phối uy tín, sự kiện kick-off dự án Vlasta – Sầm Sơn không chỉ “truyền nhiệt” cho thị trường bất động sản miền Bắc mà còn xác lập một tọa độ mới trên bản đồ du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp.

Doanh nghiệp - 23/05/2025 13:19

Phú Mỹ cung ứng gần nửa triệu tấn phân bón cho vụ Hè thu - mùa mưa

Phú Mỹ cung ứng gần nửa triệu tấn phân bón cho vụ Hè thu - mùa mưa

Trong bối cảnh thời tiết chuyển mùa và nhu cầu phân bón bước vào giai đoạn cao điểm của vụ Hè Thu – mùa mưa, từ tháng 4 -7/2025, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) dự kiến đưa ra thị trường gần nửa triệu tấn phân bón, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.

Doanh nghiệp - 23/05/2025 13:19

G7 bỏ qua thuế quan, cam kết giảm mất cân bằng kinh tế toàn cầu

G7 bỏ qua thuế quan, cam kết giảm mất cân bằng kinh tế toàn cầu

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương từ các nước thuộc nhóm G7 hôm thứ Năm, cam kết giải quyết 'sự mất cân bằng quá mức' trong nền kinh tế toàn cầu và cho biết họ có thể tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga., theo Reuters

Thị trường - 23/05/2025 09:49

VSC-HAH: Bộ đôi bứt phá xuyên tâm bão thuế quan

VSC-HAH: Bộ đôi bứt phá xuyên tâm bão thuế quan

VSC & HAH - hai cổ phiếu thu hút được sự quan tâm đông đảo của giới đầu tư khi có đà tăng bùng nổ bất chấp những tác động của thuế quan đối với kỳ vọng của ngành trong ngắn hạn.

Doanh nghiệp - 23/05/2025 08:52

Khôi phục tàu khách liên vận quốc tế Việt – Trung sau 5 năm gián đoạn

Khôi phục tàu khách liên vận quốc tế Việt – Trung sau 5 năm gián đoạn

Từ ngày 25/5, đoàn tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung sẽ chính thức hoạt động trở lại sau 5 năm tạm dừng hoạt động.

Thị trường - 23/05/2025 08:20

The Matrix One Premium - Biểu tượng đẳng cấp vượt thời gian

The Matrix One Premium - Biểu tượng đẳng cấp vượt thời gian

Khi thị trường địa ốc bước vào giai đoạn "trưởng thành", cũng là lúc xuất hiện những siêu phẩm căn hộ nơi mà tính biểu tượng vượt thời gian sẽ vượt qua cả những giá trị vật chất đơn thuần.

Doanh nghiệp - 22/05/2025 19:05

Agribank đồng hành cùng Superfest – Đại nhạc hội âm nhạc lớn nhất mùa hè 2025

Agribank đồng hành cùng Superfest – Đại nhạc hội âm nhạc lớn nhất mùa hè 2025

Agribank, một biểu tượng bền vững trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giờ đây đang khoác lên mình một diện mạo mới mẻ, trẻ trung, gần gũi và đầy năng lượng khi trở thành Nhà tài trợ Kim cương của Superfest.

Doanh nghiệp - 22/05/2025 19:01

Quảng Nam tăng giá nước, cao nhất gần 19.000 đồng/m3

Quảng Nam tăng giá nước, cao nhất gần 19.000 đồng/m3

Người dân và doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Nam sẽ chịu giá nước sạch tăng cao từ tháng 5/2025, với mức giá cao nhất gần 19.000 đồng/m3.

Thị trường - 22/05/2025 15:32

Đổi tên, đổi tầm nhìn: Bước ngoặt chiến lược của Petrovietnam trong kỷ nguyên năng lượng mới

Đổi tên, đổi tầm nhìn: Bước ngoặt chiến lược của Petrovietnam trong kỷ nguyên năng lượng mới

“Việc đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam là bước ngoặt mang tính chiến lược, phản ánh khát vọng mới, nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn trong chuyển đổi mô hình phát triển”. Đó là nhận định của ông Lê Thọ Bình - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam.

Doanh nghiệp - 22/05/2025 14:04

Việt Nam - Hoa Kỳ kết thúc vòng đàm phán lần thứ 2 với tiến bộ tích cực

Việt Nam - Hoa Kỳ kết thúc vòng đàm phán lần thứ 2 với tiến bộ tích cực

Việt Nam - Hoa Kỳ đạt tiến bộ tích cực khi kết thúc vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng, tin từ Bộ Công Thương cho hay.

Thị trường - 22/05/2025 13:46

Từ cảng biển đến đô thị logistics quốc tế: Thâm Quyến, Singapore và Hải Phòng

Từ cảng biển đến đô thị logistics quốc tế: Thâm Quyến, Singapore và Hải Phòng

Rotterdam, Thâm Quyến hay Singapore, logistics đã nâng tầm và đưa các đô thị trở thành tâm điểm sầm uất của cả thế giới.

Doanh nghiệp - 22/05/2025 11:02

EVNGENCO3 hoàn thành hơn 32% kế hoạch sản lượng sau 4 tháng đầu năm

EVNGENCO3 hoàn thành hơn 32% kế hoạch sản lượng sau 4 tháng đầu năm

So với kế hoạch đề ra, EVNGENCO3 đã hoàn thành hơn 32% sản lượng điện, trong đó nhà máy điện mặt trời Vĩnh Tân 2 đứng đầu về tỷ lệ hoàn thành kế hoạch khi đạt 40%.

Doanh nghiệp - 22/05/2025 10:59