Đo lường lạm phát hậu COVID

NGUYỄN TRÍ MINH
09:37 26/05/2021

Việt Nam là quốc gia có độ mở thương mại lớn nên lạm phát toàn cầu sẽ tác động không nhỏ đến lạm phát và kỳ vọng lạm phát trong nước.

qaf

Nhiều gia đình tiếp tục ưu tiên tích lũy tài chính, hạn chế chi tiêu.

5 yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát toàn cầu

Những tin tức khả quan về vắc-xin phòng ngừa COVID-19 và các chiến dịch tiêm chủng rầm rộ được triển khai trên khắp thế giới đã củng cố niềm tin về khả năng phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là không ít ý kiến lo ngại về nguy cơ lạm phát cao, nhất là khi thấy giá nhiều loại hàng hóa liên tiếp có diễn biến tăng.

Theo nghiên cứu của người viết, 5 yếu tố sau đây sẽ quyết định đến khả năng lạm phát sau khi đại dịch được đẩy lùi.

Một là, mức độ bùng nổ tiềm năng của bên cầu.

Lực cầu tiêu dùng phụ thuộc nhiều vào quy mô và mức độ của các chính sách kiềm chế dịch bệnh của chính phủ các nước, cũng như công ăn việc làm của người dân, từ đó quyết định đến khả năng chi tiêu sau đại dịch. Đây là một trong những yếu tố được đề cập nhiều nhất ở các nước phát triển.

Cụ thể hơn, một trong những biện pháp hạn chế thiệt hại về mặt kinh tế do Covid-19 gây ra là các gói kích thích khổng lồ, chưa có tiền lệ được chính phủ nhiều nước đưa ra, nhằm ngăn các doanh nghiệp khỏi phá sản, hỗ trợ tài chính các hộ gia đình đang gặp khó khăn do không thể đi làm hoặc mất việc làm. Các gói cứu trợ này làm tăng khả năng chi tiêu sau đại dịch.

Trong khi đó, theo thống kê của Bloomberg vào đầu tháng 3/2021, người tiêu dùng ở các nước phát triển tiết kiệm được thêm 2.900 tỷ USD do đại dịch, trong đó Mỹ chiếm đến 1.500 tỷ USD.

Tuy nhiên, hành vi chi tiêu của người dân không dễ bùng nổ trong giai đoạn hậu Covid-19. Tình hình kinh tế trước mắt vẫn có những khó khăn và bất ổn, có thể dẫn đến việc các hộ gia đình tiếp tục ưu tiên tích lũy tài chính, hạn chế chi tiêu.

Nhu cầu về một số loại hình hàng hóa, dịch vụ dự kiến suy giảm trong thời gian dài, nhất là nhu cầu đi lại bằng đường hàng không và du lịch theo đoàn, nhằm đảm bảo an toàn trước nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn. Tình trạng tương tự có thể xảy ra với các hoạt động tập trung đông người, như các loại hình vui chơi giải trí.

Hai là, mức độ gián đoạn bên cung.

Hoạt động sản xuất - kinh doanh thời gian qua bị đình trệ do dịch COVID-19, không ít doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc tạm ngưng hoạt động. Điều này dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa, chi phí vận chuyển và giá năng lượng tăng. Sau đại dịch, nếu cung không thể phục hồi đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu, lạm phát có nguy cơ tăng vọt.

Nhưng ngược lại, cung suy giảm khiến không ít người lao động mất việc làm, giảm thu nhập, làm hạn chế khả năng bùng nổ chi tiêu, sẽ kiềm chế lạm phát.

Theo lý thuyết đường cong Phillips, khi nền kinh tế ở xa mức toàn dụng lao động, khả năng gia tăng lạm phát khi kinh tế phục hồi sẽ giảm. Điều này làm giảm khả năng xảy ra bùng nổ chi tiêu, do không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để “bạo chi”, bù đắp cho những tháng ngày giãn cách xã hội.

Tình hình thị trường lao động cũng không mấy khả quan. Theo Bloomberg, tỷ lệ thất nghiệp trên thực tế ở Mỹ vào tháng 1/2021 có thể lên đến 9,1%, thay vì 6,3% như công bố chính thức và các chuyên gia cho rằng, phải mất nhiều năm nữa, nước này mới có thể đạt được số lao động có việc làm tương tự năm 2019.

Ở góc nhìn lạc quan hơn, không giống những thảm họa khác như chiến tranh hay thiên tai, hoạt động sản xuất - kinh doanh có khả năng phục hồi nhanh sau đại dịch. Nguyên nhân là do các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, vận chuyển vẫn an toàn, không phải chịu thiệt hại nào.

Chuỗi cung ứng chỉ bị ảnh hưởng do người lao động phải chịu các biện pháp giới nghiêm, không thể làm việc như thường lệ.

Do đó, khi dịch bệnh được đẩy lùi và doanh nghiệp có thể hoạt động bình thường trở lại, các công cụ phục vụ sản xuất sẽ thoát khỏi tình trạng “đắp chiếu”. Điều này có thể giúp nguồn cung bù đắp cho sự gia tăng nhu cầu đột biến (nếu xảy ra).

Ba là, vị thế của người lao động.

Vị thế của người lao động nhiều khả năng được nâng lên sau đại dịch COVID-19, làm gia tăng áp lực tăng lương, từ đó tăng chi tiêu và thúc đẩy lạm phát. Nguyên nhân có thể đến từ gia tăng ảnh hưởng của chủ nghĩa dân túy sau đại dịch, dẫn đến việc cơ quan quản lý ban hành các chính sách ưu tiên người lao động trong nước nhiều hơn (việc hạn chế lao động nhập cư đã và đang diễn ra ở nhiều nước).

Đồng thời, sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch làm giảm khả năng quyết định chính sách tiền lương của giới chủ doanh nghiệp, do tầm ảnh hưởng của họ bị thu hẹp.

Bốn là, mức độ mở cửa thương mại.

Lạm phát sắp tới có thể gia tăng tạm thời do kinh tế phục hồi, nhưng không có dấu hiệu cho thấy lạm phát trở nên dai dẳng.

Các nước có nền kinh tế chú trọng vào xuất khẩu có thể phải chịu thiệt hại do giảm cầu ở các bạn hàng, từ đó làm giảm thu nhập quốc dân, chi tiêu và dẫn đến giảm phát.

Một số phân tích cho thấy, đường cong Phillips, tượng trưng cho mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát, đang “phẳng hóa” từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Điều này có nghĩa là tác động của thất nghiệp lên lạm phát giảm đi đáng kể so với trước đây.

Tỷ lệ thất nghiệp cao chưa chắc sẽ dẫn đến lạm phát và ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp thấp khó có khả năng làm bùng nổ lạm phát. Một trong những lý do làm phẳng đường cong Phillips được đưa ra là toàn cầu hóa kinh tế khiến giá hàng hóa được định theo tiêu chuẩn quốc tế, làm giảm áp lực tăng lạm phát.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp có xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng để tránh phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu mà các nước muốn tự chủ sản xuất, bất chấp nguy cơ nâng giá thành. Điều này có thể khiến quá trình phẳng hóa đường cong Phillips bị đảo ngược, làm gia tăng áp lực lạm phát.

Năm là, khung chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Các chính sách tiền tệ ưu tiên điều hòa tăng trưởng có thể khiến lạm phát gia tăng khi có cú sốc giảm cung. Do đó, việc đánh đổi giữa giảm lạm phát và ổn định tăng trưởng có thể trở nên ngặt nghèo hơn, bởi áp lực đến từ nguồn cung bị gián đoạn.

Chính sách tài khóa cũng có tác động đến nguy cơ bùng nổ lạm phát, điển hình là nhiều nước tung ra các gói cứu trợ với quy mô lớn. Điều này làm gia tăng đáng kể cung tiền trong nền kinh tế.

Cung tiền là một trong những tác nhân quan trọng gây ra lạm phát và đây là lý do chính khiến không ít chuyên gia quan ngại về khả năng xảy ra lạm phát khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Hơn nữa, việc Ngân hàng Trung ương Mỹ sẵn sàng để lạm phát vượt mục tiêu 2%, miễn là trung bình vẫn ở mức đó, cho thấy họ sẵn sàng chấp nhận lạm phát cao hơn để ưu tiên phục hồi kinh tế.

Tuy nhiên, do những hệ quả phát sinh từ đại dịch, cung tiền lớn và dân có tiền để tiêu chưa đảm bảo sẽ làm bùng lên lạm phát.

Theo Bloomberg, vận tốc luân chuyển tiền ở Mỹ liên tục giảm kể từ khủng hoảng tài chính 2008, và đến năm 2020 (năm bùng phát dịch COVID-19) chỉ còn một nửa so với thập niên trước đó.

Ngoài ra, tỷ lệ tiền để dành trên thu nhập nhàn rỗi của người dân Mỹ trong năm 2020 lên đến 15%. Sự bất an về tương lai có thể là tác nhân hạn chế chi tiêu của người dân.

Ngay cả khi các biện pháp giới nghiêm được bãi bỏ và vắc-xin được tiêm rộng rãi, mối lo về an toàn sức khỏe chưa chắc sẽ vơi đi nhanh chóng, khiến người dân không dám mạnh dạn chi tiêu.

Khả năng lạm phát tại Việt Nam

Dịch bệnh COVID-19 từ khi xuất hiện đến nay đều trong tầm kiểm soát, các biện pháp truy vết, khoanh vùng, cách ly người nhiễm và nghi nhiễm… được thực hiện một cách nhanh chóng, triệt để.

Biện pháp giãn cách trong 1 năm qua chỉ áp dụng trong một số khu vực nhỏ, giảm thiểu ảnh hưởng lên nhu cầu đi lại, sinh hoạt và làm việc của người dân so với nhiều nước khác. Vì vậy, khi cuộc sống của người dân về cơ bản không bị gián đoạn trong đại dịch, khả năng chi tiêu mạnh khi dịch bệnh kết thúc khó xảy ra.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2021 giảm 0,04% so với tháng 3, tăng 1,27% so với tháng 12/2020 và tăng 2,7% so với tháng 4/2020; CPI bình quân 4 tháng đầu năm tăng 0,89%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 4 tháng tăng 0,74%.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện vào khoảng 2,26% và lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên giảm 1,2 triệu người so với năm 2019. Báo cáo của HSBC cho rằng, thị trường việc làm sẽ tiếp tục suy giảm, từ đó làm giảm áp lực tăng lạm phát từ phía cầu.

Dựa trên nhiều yếu tố khác, khả năng lạm phát vượt mục tiêu 4% là không lớn, nhưng vẫn có một số yếu tố cần phải cân nhắc như giá dầu thế giới vẫn có dấu hiệu tăng, ảnh hưởng đến chi phí vận tải và giá các mặt hàng thiết yếu. Việt Nam tuy xuất khẩu dầu thô nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nhiên liệu chế biến từ dầu.

Từ đó, diễn biến của giá dầu có thể gây hiệu ứng lên giá cả và lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh thế giới vẫn đang vật lộn với đại dịch COVID-19, cùng với các bất ổn, xung đột kinh tế và địa chính trị như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ngoài ra, chi phí dịch vụ y tế, giáo dục có thể gia tăng.

Nhìn chung, tình hình hiện tại cho thấy, Chính phủ có thể thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng có kiểm soát nhằm phục hồi kinh tế sau đại dịch mà vẫn đạt được mục tiêu trần lạm phát đề ra.

(Theo Tin nhanh Chứng khoán)

  • Cùng chuyên mục
VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Với quy mô lên đến 60.000 tỷ đồng và mức lãi suất vay đặc biệt hấp dẫn, gói Lãi suất vàng hứa hẹn sẽ là bệ đỡ chắp cánh cho thành công doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong năm 2025.

Doanh nghiệp - 28/03/2025 15:25

Hệ sinh thái số dành cho doanh nghiệp của TPBank liên tục được vinh danh

Hệ sinh thái số dành cho doanh nghiệp của TPBank liên tục được vinh danh

Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức. Giải thưởng tiếp tục là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của TPBank trong việc tối ưu trải nghiệm và nâng cao hiệu quả vận hành cho khách hàng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp - 28/03/2025 15:25

BIDV nhận trọn bộ giải thưởng danh giá từ The Asian Banker

BIDV nhận trọn bộ giải thưởng danh giá từ The Asian Banker

Ngày 27/3/2025 tại Hà Nội, BIDV tiếp tục thiết lập cột mốc mới trên hành trình một thập kỷ dẫn đầu với cú đúp giải thưởng từ The Asian Banker: Ngân hàng có sản phẩm vay nhà ở tốt nhất Việt Nam lần thứ 6 và Ngân hàng có dịch vụ Private Banking tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp.

Doanh nghiệp - 28/03/2025 15:17

Chung tay đưa dịch vụ công trực tuyến đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp

Chung tay đưa dịch vụ công trực tuyến đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp

Mới đây, Trung tâm PVHCC và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP.

Doanh nghiệp - 28/03/2025 15:16

The Cosmopolitan: Điểm đến của dòng tiền đầu tư liên vùng

The Cosmopolitan: Điểm đến của dòng tiền đầu tư liên vùng

Sở hữu vị trí chiến lược giữa hai sân bay quốc tế Nội Bài hiện hữu và Gia Bình (Bắc Ninh) trong tương lai, đồng thời kề cận Grand Expo – trung tâm triển lãm quốc tế sôi động bậc nhất khu vực. The Cosmopolitan nhanh chóng trở thành lựa chọn ưu tiên trong danh mục đầu tư bất động sản của giới đầu tư sành sỏi.

Doanh nghiệp - 28/03/2025 15:14

Thái Lan đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ xuống còn 20 tỷ USD

Thái Lan đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ xuống còn 20 tỷ USD

Một viên chức của Bộ Công nghiệp Thái Lan cho biết hôm thứ Sáu rằng Thái Lan đang đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ xuống còn 20 tỷ USD bằng cách nhập khẩu thêm các sản phẩm của Hoa Kỳ.

Thị trường - 28/03/2025 14:04

1.000 ô tô điện VinFast cho thuê để phát triển du lịch xanh ở Đà Nẵng

1.000 ô tô điện VinFast cho thuê để phát triển du lịch xanh ở Đà Nẵng

Green Future (GF - tên trước đây là FGF) đã ký kết thỏa thuận cho CTCP Địa ốc First Real thuê 1.000 ô tô điện VinFast để phát triển mô hình du lịch xanh ở Đà Nẵng.

Thị trường - 28/03/2025 13:16

22 năm PVFCCo – Phú Mỹ: Mạnh mẽ vươn mình trong kỷ nguyên mới

22 năm PVFCCo – Phú Mỹ: Mạnh mẽ vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hơn hai thập kỷ hình thành và phát triển, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - PHÚ MỸ) đã khẳng định vị thế vững chắc trong ngành công nghiệp phân bón và hóa chất Việt Nam.

Doanh nghiệp - 28/03/2025 08:40

Gạo thêm cơ hội vào Mỹ, sầu riêng gặp khó ở Trung Quốc

Gạo thêm cơ hội vào Mỹ, sầu riêng gặp khó ở Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng vừa mới khởi sắc lại tiếp tục vướng chất cấm vàng O ở Trung Quốc. Ngược lại, gạo đang có cơ hội lớn ở thị trường Mỹ.

Thị trường - 28/03/2025 07:54

Hoa Kỳ đề xuất thỏa thuận khoáng sản 'rộng hơn' với Ukraine

Hoa Kỳ đề xuất thỏa thuận khoáng sản 'rộng hơn' với Ukraine

Theo ba người quen thuộc với các cuộc đàm phán đang diễn ra và bản tóm tắt dự thảo đề xuất mà Reuters có được, Chính quyền Trump đề xuất một thỏa thuận khoáng sản mới, mở rộng hơn với Ukraine.

Thị trường - 28/03/2025 07:52

Thuế quan Trump sẽ ảnh hưởng đến nhiều công ty ô tô trừ Tesla, vì sao?

Thuế quan Trump sẽ ảnh hưởng đến nhiều công ty ô tô trừ Tesla, vì sao?

Khi thế giới ô tô toàn cầu chao đảo trước hậu quả tiềm tàng của thuế ô tô mới do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố, có một cái tên nổi bật ít bị ảnh hưởng hơn những cái tên khác: nhà sản xuất xe điện Tesla.

Thị trường - 28/03/2025 07:37

Gói vay mua nhà ưu đãi cho người trẻ: Cơ hội an cư từ ABBANK

Gói vay mua nhà ưu đãi cho người trẻ: Cơ hội an cư từ ABBANK

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa ra mắt gói vay mua nhà dành cho khách hàng trẻ với lãi suất chỉ từ 5%/năm. Gói vay này cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ của ABBANK trong việc đồng hành cùng khách hàng trên hành trình an cư và ổn định tài chính lâu dài.

Doanh nghiệp - 27/03/2025 17:40

Nhận lương qua VietinBank, nhận ngay ưu đãi tài chính đặc biệt

Nhận lương qua VietinBank, nhận ngay ưu đãi tài chính đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

Doanh nghiệp - 27/03/2025 17:39

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất phiên 27/3 gọi tên SHB, vốn hóa vượt 2 tỷ USD

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất phiên 27/3 gọi tên SHB, vốn hóa vượt 2 tỷ USD

Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiếp tục ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, đưa vốn hóa thị trường vượt mốc 2 tỷ USD.

Doanh nghiệp - 27/03/2025 17:37

Giải thưởng “Bền Đam Mê” đồng hành cùng các tài năng trẻ nhân rộng giá trị cống hiến

Giải thưởng “Bền Đam Mê” đồng hành cùng các tài năng trẻ nhân rộng giá trị cống hiến

Khởi động từ ngày 18/01/2025, giải thưởng “Bền Đam Mê”đã chính thức tìm ra những gương mặt tài năng trẻ xuất sắc nhất nhằm tôn vinh và đồng hành phát triển dự án nhằm nhân rộng giá trị cống hiến. Các dự án thuộc lĩnh vực khoa học - công nghệ, hoạt động xã hội hay khởi nghiệp đều hướng tới việc giải quyết những vấn đề cụ thể trong xã hội và mang lại lợi ích lâu dài.

Doanh nghiệp - 27/03/2025 17:36

Tập đoàn y tế Singapore hợp tác với Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) mở Trung tâm y khoa ứng dụng AI

Tập đoàn y tế Singapore hợp tác với Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) mở Trung tâm y khoa ứng dụng AI

Trung tâm Ung bướu & Ngoại thần kinh AIH do Bệnh viện Quốc Tế Mỹ (AIH) hợp tác với Bệnh viện Raffles Medical Singapore sẽ ứng dụng AI và với hy vọng mang đến dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý ngay tại Việt Nam.

Thị trường - 27/03/2025 15:10