Kinh tế biển Việt Nam phát triển chưa xứng với tiềm năng

Nhàđầutư
Tại Diễn đàn "Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022", lãnh đạo Trung ương và địa phương cùng các chuyên gia xác định kinh tế biển là động lực phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện quy mô kinh tế biển tại nước ta còn khiêm tốn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
NGUYỄN TRI
13, Tháng 06, 2022 | 09:50

Nhàđầutư
Tại Diễn đàn "Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022", lãnh đạo Trung ương và địa phương cùng các chuyên gia xác định kinh tế biển là động lực phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện quy mô kinh tế biển tại nước ta còn khiêm tốn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Động lực của nền kinh tế

UBND tỉnh Phú Yên phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ TN&MT tổ chức Diễn đàn "Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022". 

Diễn đàn nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2022. Đồng thời, nhằm đánh giá các kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 36 về "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", từ đó kiến nghị, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện tốt Nghị quyết trong thời gian tới.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, trong tiến trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt coi trọng vai trò của biển. Các chủ trương, chính sách lớn về biển và phát triển bền vững kinh tế biển đã được Trung ương xem xét, ban hành để thống nhất tổ chức triển khai thực hiện. 

Theo Nghị quyết số 36, đến năm 2030, nước ta phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển gồm: Du lịch, dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; nuôi trồng, khai thác hải sản; công nghiệp ven biển; năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. 

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 36, các cơ quan Trung ương và các địa phương có biển đã ban hành chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết. 

Theo ông Trần Tuấn Anh, hiện, quy mô kinh tế biển tại nước ta còn khiêm tốn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... ở ven biển còn nhỏ, trang bị thô sơ, năng lực còn yếu…

kinh-te-bien-1

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Nguyễn Tri.

Tại Diễn đàn, lãnh đạo Bộ TN&MT cho hay, du lịch biển đảo mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch cả nước, vận tải hàng hóa đường biển đạt 85,1 triệu tấn, sản lượng khai thác quy dầu khí đạt 18,43 triệu tấn (thác dầu thô đạt 10,97 triệu tấn), sản lượng thủy sản khai thác đạt 3.920 ngàn tấn...

Thời gian qua, mạng lưới giao thông đã được quan tâm đầu tư bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các khu công nghiệp, khu đô thị, các vùng biển với các cảng biển dựa trên hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây giữa các vùng trong nước và với quốc tế.

Cả nước hiện có 18/19 khu kinh tế ven biển nằm trong quy hoạch đã được thành lập. Chuỗi đô thị biển với gần 600 đô thị được hình thành, chiếm khoảng 8% số lượng đô thị cả nước với dân số khoảng 19 triệu người.

Quy hoạch không gian biển quốc gia được định hướng phân vùng sử dụng không gian biển bảo đảm hài hòa giữa phát triển và bảo tồn, lợi ích giữa bên liên quan, các thế hệ hôm nay và mai sau; từng bước xây dựng liên kết, hình thành 4 vùng kinh tế ven biển bao gồm: Vùng biển và ven biển phía Bắc; Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ; Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Định hướng phát triển bền vững

Tại phiên trao đổi - thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn "Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022", các cơ quan quản lý, cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung vào một số nội dung như: Phát triển bền vững kinh tế biển, trong đó phát triển hạ tầng cảng biển, mạng lưới kết nối giao thông; phát triển năng lượng, công nghiệp ven biển; phát triển du lịch, dịch vụ; phát triển kinh tế biển của một số địa phương như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Kiên Giang…

kinh-te-bien-2

Diễn đàn "Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022" có sự tham dự của các tỉnh, thành phố ven biển... Ảnh: Nguyễn Tri.

Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, trong thời gian tới, cần có sự phát triển đồng bộ, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển. Bên cạnh đó, phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hoà giữa bảo tồn và phát triển; bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển. 

Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, việc thực hiện Nghị quyết 36 trong thời gian tới đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nỗ lực hơn trong công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương và thể chế hoá các chủ trương của Đảng; phát triển bền vững kinh tế biển; tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển; bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển.

Về công tác đầu tư phát triển bền vững kinh tế biển, Trưởng Ban kinh tế Trung ương yêu cầu, cần đầu tư phát triển năng lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác trên các vùng biển và hải đảo. 

Đồng thời, các địa phương cần hỗ trợ nguồn vốn để đầu tư khu neo đậu tránh trú bão và các dự án kết cấu hạ tầng ven biển, đảo của các địa phương có biển; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng trong hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nuôi trồng thủy sản xa bờ. 

"Thời gian tới, phải khai thác có hiệu quả cảnh quan tự nhiên như vũng, vịnh bãi biển, đảo, cụm đảo để phát triển đa dạng loại hình dịch vụ du lịch; đảm bảo sự kết nối chuỗi liên kết du lịch giữa các địa phương có biển, tận dụng tối đa mọi tiềm năng và lợi thế vùng biển, ven biển, đảo kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia trên biển", ông Trần Tuấn Anh nói thêm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ