Kịch bản nào cho thị trường phiên cuối năm?

Nhàđầutư
Một số công ty chứng khoán cho rằng, thị trường có xác suất cao sẽ tăng điểm trong phiên 9/2.
NHÂN TÂM
08, Tháng 02, 2021 | 22:02

Nhàđầutư
Một số công ty chứng khoán cho rằng, thị trường có xác suất cao sẽ tăng điểm trong phiên 9/2.

unnamed (9)

Ảnh: Internet.

Diễn biến chủ đạo trong phiên giao dịch 8/2 là điều chỉnh với mức độ rất mạnh. Nhiều ý kiến nhận định, thông tin các ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, áp lực bán ròng mạnh của khối ngoại cùng tâm lý nghỉ Tết đã ảnh hưởng lớn tới thị trường.

Về cuối phiên giao dịch, bất chấp nỗ lực của thị trường, nhưng việc nghẽn lệnh đã khiến giao dịch không thông suốt và không thể hồi phục như kỳ vọng.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 43,73 điểm (3,88%) xuống 1.083,18 điểm; HNX-Index giảm 1,37% xuống 220,78 điểm và UPCom-Index giảm 1,76% xuống 72,58 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức khá cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 19.000 tỷ đồng.

VIC, VCB và VHM là 3 mã có tác động tiêu cực nhất lên VN-Index, lấy đi lần lượt -5,87, -5,84 và -4,11 điểm. Trong khi đó, PDR, KDC và LPB là 3 mã hỗ trợ tích cực nhất cho chỉ số, đóng góp +0,10, +0,06 và +0,04 điểm.

Về diễn biến nhóm ngành, cả 10 trên 10 nhóm ngành giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 8/2. Dẫn đầu là ngành dịch vụ tiêu dùng (-4,51%) – do tác động tiêu cực từ VRE (-5,50%), VJC (-4,96%) và HVN (-3,58%). Ngành y tế (-0,19%) là nhóm ngành ít giảm điểm nhất trong phiên 8/2 – được hỗ trợ bởi sự tăng điểm của PME (+2,70%), TRA (+1,57%) và DCL (+1,51%).

CTCP Chứng khoán Asean: VN-Index có thể sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để kiểm định vùng hỗ trợ gần 1.070 – 1.080 điểm

Những lo ngại về dịch bệnh bùng phát trở lại đã tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư trong phiên giao dịch ngày 8/2. Tuy nhiên, Chứng khoán Asean cho rằng áp lực bán ra chỉ mang tính chất hiệu ứng và khó kéo dài, nhất là khi dòng tiền bắt đáy luôn trực chờ khi cổ phiếu giảm về vùng giá hấp dẫn. Dự báo trong phiên 9/2, VN-Index có thể sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để kiểm định vùng hỗ trợ gần 1.070 – 1.080 điểm, và sâu hơn là vùng hỗ trợ 1.050 – 1.060 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày. Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 70% tiền mặt/ 30% cổ phiếu.

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam: Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng

Yuanta Việt Nam cho rằng thị trường có thể sẽ hồi phục và giằng co gần đường trung bình 20 ngày của các chỉ số trong phiên giao dịch 9/2. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên dòng tiền có thể sẽ tiếp tục phân hóa trong phiên kế tiếp, đặc biệt dòng tiền vẫn có thể tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Điểm tích cực là chỉ số VN-Index giữ được vùng hỗ trợ 1.075 – 1.083 điểm, đây là vùng khoảng trống tăng giá được hình thành trong phiên 3/2/2021.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu hoặc mua mới.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC): VN-Index có thể giằng co tại khu vực 1.070-1.080 vào phiên 9/2

VN-Index giảm dần từ đầu phiên sáng cho đến cuối phiên chiều và hiện đã trở lại dưới ngưỡng 1.100. Trên thị trường, dòng tiền đầu tư suy giảm khi tất cả các ngành đều mất điểm. Ngoài ra, khối ngoại chuyển sang bán ròng trên sàn HSX và vẫn mua ròng trên HNX. Bên cạnh đó, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với thanh khoản gia tăng so với phiên cuối tuần trước. Theo đánh giá của BSC, VN-Index có thể sẽ không có sự giảm mạnh như hôm 8/2 và tiềm năng giằng co tại khu vực 1.070-1.080 vào phiên 9/2. 

CTCP Chứng khoán KBSE Việt Nam (KBSE Việt Nam): Duy trì vị thế trung hạn và có thể gia tăng 1 phần tỷ trọng ngắn hạn

TTCK Việt Nam giảm điểm mạnh trước diễn biến xấu của tình hình dịch bệnh khi xuất hiện nhiều ca nhiễm phức tạp trong cộng đồng. Nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì vị thế trung hạn và có thể gia tăng 1 phần tỷ trọng ngắn hạn trở lại khi chỉ số về lại vùng hỗ trợ.

CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC): Kỳ vọng thị trường sẽ sớm trở lại trạng thái cân bằng và đi vào giai đoạn tích lũy để hướng đến một diễn biến khởi sắc sau kỳ nghỉ Tết dài ngày

Thị trường chịu áp lực bán mạnh trong phiên 8/2 do sự lo sợ về nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 ở một số thành phố lớn. Nếu sự lây lan có dấu hiệu lan rộng, biện pháp giãn cách xã hội có thể được Chính phủ áp dụng, qua đó khiến giới đầu tư lo ngại về sự gián đoạn hoạt động của nền kinh tế và các doanh nghiệp. Lực cung có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong phiên kế tiếp. Tuy nhiên, lực cầu sẽ bắt đầu gia tăng trở lại khi VN-Index lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 1.050-1.070 điểm.

BVSC kỳ vọng thị trường sẽ sớm trở lại trạng thái cân bằng và đi vào giai đoạn tích lũy để hướng đến một diễn biến khởi sắc sau kỳ nghỉ Tết dài ngày. Chiến lược đầu tư được BVSC đưa ra gồm: Giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục xuống mức <=50% cổ phiếu. Ưu tiên nắm giữ các vị thế trung dài hạn. Do biến động khó lường về mặt thông tin và thị trường tài chính toàn cầu trong kỳ nghỉ lễ dài ngày nên các nhà đầu tư nên duy trì vị thế tiền mặt hợp lý để tránh rủi ro bất ngờ từ thị trường. Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao và có sử dụng margin vẫn nên tận dụng các nhịp hồi phục của thị trường để bán giảm tỷ trọng về mức an toàn.

CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng sóng 5 sẽ vượt đỉnh 1.200 điểm trong thời gian tới

VN-Index giảm điểm mạnh với áp lực chốt lãi ngắn hạn, cơ cấu danh mục mạnh khi chạm kháng cự 1.130. Khối lượng gia tăng mạnh cho thấy áp lực bán lớn trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng và thị trường chỉ còn 1 phiên là đến kỳ nghĩ lễ Tết. Tuy nhiên, dòng tiền ngắn hạn bắt đầu chọn lọc cổ phiếu gia tăng.

Trên góc nhìn kỹ thuật, hiện tại đang là sóng tăng 5 cuối của chu kỳ tăng giá sau khi xác lập đáy sóng 4 quanh ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm trong phiên 29/1 nên xác suất thị trường tăng điểm trong phiên 9/2 được đánh giá cao hơn.

Tuy nhiên, áp lực bán trong phiên tới vẫn duy trì khi một bộ phận nhà đầu tư quyết định chốt lời một phần danh mục trước kỳ nghỉ Tết. Theo đó, xu hướng trung hạn vẫn là tích cực nhưng xu hướng ngắn hạn có thể là nghiêng về giằng co trong phiên tới với việc thanh khoản suy giảm dần. Những nhà đầu tư đã mua một phần danh mục quanh ngưỡng 1.040 điểm (fibonacci retracement 38,2% sóng 3) trong phiên 1/2 và phiên 2/2 có thể tận dụng những nhịp tăng điểm trong phiên tới để chốt lời ngắn hạn.

Đối với tầm nhìn trung hạn, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng sóng 5 sẽ vượt đỉnh 1.200 điểm trong thời gian tới. Giao dịch sử dụng margin nắm giữ qua kỳ nghỉ Tết kéo dài 7 ngày không được khuyến khích tại thời điểm hiện tại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ