Khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc ảnh hưởng tới ngành thép - xi măng Việt Nam như thế nào?

Sản lượng thép - xi măng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 8-9 so với giai đoạn tháng 5-7 trước đó.
ĐỖ LAN
20, Tháng 10, 2021 | 06:33

Sản lượng thép - xi măng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 8-9 so với giai đoạn tháng 5-7 trước đó.

new-project-18-7231-1634631297

Thiếu điện ở Trung Quốc ảnh hưởng lớn tới ngành thép, xi măng của nước này. Ảnh: Recycling Today.

Theo báo cáo Ngành thép - Xi măng mới đây của VnDirect, sản xuất công nghiệp Trung Quốc phục hồi quá nhanh sau đại dịch đã gây áp lực lên hệ thống điện quốc gia. Lượng tiêu thụ điện của Trung Quốc đã tăng 13,5% so với cùng kỳ trong 8 tháng đầu năm nhưng sản lượng điện lại chỉ tăng 10,1% so với cùng kỳ.

Tình trạng mất cân bằng cung - cầu này chủ yếu do các nhà máy nhiệt điện cắt giảm sản lượng để tránh thua lỗ trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào tăng cao và thời tiết bất lợi khiến sản lượng điện tái tạo không đạt kỳ vọng.  

Đến tháng 9, tình trạng thiếu điện càng trở nên trầm trọng hơn với 17/31 tỉnh/khu vực tại Trung Quốc thông báo về tình trạng cắt điện.

new-project-16-3425-1634631298

Sản lượng điện tại Trung Quốc. Nguồn: VnDirect

Khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn đến nhóm các ngành thâm dụng điện, bao gồm thép và xi măng. Nhiều nhà sản xuất đã nhận được yêu cầu cắt giảm công suất để tiết kiệm năng lượng, nhất là trong bối cảnh lo ngại không đủ điện để giữ ấm khi mùa đông đang đến gần. Đáng chú ý, phần lớn sản lượng thép và xi măng của Trung Quốc tập trung ở các khu vực thiếu điện sản xuất như Hà Bắc, Sơn Đông, Liêu Ninh...

Sản lượng thép - xi măng của Trung Quốc giảm mạnh so với cùng kỳ

Sản lượng thép - xi măng của Trung Quốc trong tháng 8 đã giảm lần lượt 12,2%-4,3% so với cùng kỳ. Nguồn cung giảm quá nhanh đã khiến ngành thép - xi măng Trung Quốc rơi vào tình trạng mất cân đối cung - cầu tạm thời. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp diễn tối thiểu đến hết quý IV năm nay khi sản lượng điện tại Trung Quốc chưa có dấu hiệu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Mức tồn kho thép và xi măng tại Trung Quốc đều đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm và giá bán các mặt hàng này có dấu hiệu tăng đáng kể từ tháng 8. Do đó, Trung Quốc đang gặp tình trạng thiếu hụt nguồn cung vật liệu xây dựng tạm thời và xu hướng này sẽ tối thiểu tiếp tục trong quý IV khi sản lượng điện dùng cho sản xuất tại quốc gia này chưa có dấu hiệu hồi phục.

Xuất khẩu thép - xi măng sang Trung Quốc tăng nhưng mức độ hưởng lợi chỉ trong ngắn hạn

VnDirect cho rằng, các nhà xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam đang được hưởng lợi khi quốc gia láng giềng thiếu hụt nguồn cung tạm thời. Còn các nhà xuất khẩu tôn mạ sẽ được hưởng lợi gián tiếp khi áp lực cạnh tranh của Trung Quốc tại các thị trường xuất khẩu khác giảm.

Sản lượng thép - xi măng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 8-9 so với giai đoạn tháng 5-7 trước đó, cùng thời điểm các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại Trung Quốc bị yêu cầu cắt giảm công suất do thiếu điện. 

VnDirect cho rằng trạng thái cân bằng cung - cầu các sản phẩm thép - xi măng có thể sẽ sớm được thiết lập trong năm 2022 khi giới chức Trung Quốc đang đề xuất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt điện hiện nay như tăng sản lượng khai thác than nội địa; tăng giá thu mua điện, hỗ trợ các nhà máy nhiệt điện hoạt động trở lại… Do đó, tiềm năng xuất khẩu vật liệu xây dựng mạnh mẽ Việt Nam sẽ là ngắn hạn.

Cũng theo đánh giá của VnDirect, tại Việt Nam, rủi ro về khả năng thiếu hụt điện sản xuất do giá than tăng cao ở mức thấp. Lý do là thủy điện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng công suất phát điện của Việt Nam, riêng năm 2020 là khoảng 30%.  Thứ hai là hiện tượng La Nina (mưa nhiều) được kỳ vọng sẽ tiếp tục cho đến hết quý I/2022, đảm bảo lượng nước cho các nhà máy thủy điện.

(Theo Đầu tư Chứng khoán)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ