'Khi một chữ ký có thể ra rất nhiều tiền, người ta sẽ phải chạy chức bằng được'

THANH HÀ
07:50 20/06/2022

Người dân đúc kết không sai khi anh lên được một vị trí nhất định, anh sẽ phải tìm mọi cách để thu hồi vốn, thu lại số tiền ban đầu anh đã bỏ ra để chạy chức chạy quyền.

Sau hàng loạt vụ việc quan chức bị xử lý vì tham nhũng, có quan điểm cho rằng, chừng nào không chặn được triệt để tình trạng chạy chức chạy quyền thì vẫn còn tham nhũng. Ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền chỉ là một trong nhiều biện pháp để chống tham nhũng, nhưng đó lại là giải pháp hàng đầu bởi cán bộ bỏ tiền ra mua chức, quyền thì phải tìm cách "hồi vốn", tham nhũng sẽ diễn ra sau đó.

Chúng ta không "vơ đũa cả nắm" nhưng có thể thấy, nếu nhận định "chỉ một bộ phận cán bộ" làm như vậy có vẻ như chúng ta chưa nhận diện rõ câu chuyện mua quyền bán chức, ai cũng biết, nhưng chỉ biết một cách chung chung. Như vậy có vẻ rất nguy hiểm dường như người ta ngầm hiểu với nhau?

Chia sẻ về điều này, ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội các khóa XII, XIII, người từng nêu quan điểm trên diễn đàn Quốc hội về tình trạng chạy chức chạy quyền, những câu chuyện bổ nhiệm thần tốc lúc "hoàng hôn nhiệm kỳ", cho rằng câu chuyện này là rất rõ, dư luận xã hội cũng đã biết nhưng sự vào cuộc của cơ quan chức năng, cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải rốt ráo hơn nữa mới có thể ngăn chặn.

1

Ông Lê Như Tiến - đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII (Ảnh: Bình Minh)

Con đường ngắn nhất để làm giàu là chạy chức chạy quyền

Ông có nghĩ ngăn chặn được nạn chạy chức, chạy quyền sẽ chặn được tham nhũng?

Ông Lê Như Tiến: Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực Trung ương đã từng xác nhận có những người mang cả vali tiền đến những người có chức có quyền để "chạy", trong đó có thể có cả chạy chức, chạy quyền. Vì thế cần phải ngăn chặn tình trạng này bởi khi có chức có quyền đi liền với có lợi, đây sẽ là con đường ngắn nhất và nhanh nhất để làm giàu.

Người dân đúc kết như thế không sai là bởi khi anh lên được một vị trí nhất định anh sẽ phải tìm mọi cách để thu hồi vốn, thu lại số tiền ban đầu anh đã bỏ ra để chạy chức chạy quyền. Khi người ta đã vào được vị trí rồi, một chữ ký, một quyết định của họ có thể ra được rất nhiều tiền, nên phải cố chạy chức chạy quyền bằng mọi giá, trước kia có thể là hàng trăm triệu, bây giờ là chục tỷ, trăm tỷ. Cần ngăn chặn chạy chức chạy quyền đó là nguyên nhân quan trọng trong ngăn chặn tham nhũng.

Tình trạng chạy chức, chạy quyền chắc chắn là không mới nhưng vì sao không thể chặn được, thưa ông?

Ông Lê Như Tiến: Tình trạng này không mới, chúng ta đã phát hiện ra nhiều, đó là những vụ việc chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh đề bạt thần tốc các giám đốc, phó giám đốc sở; hay bộ trưởng bổ nhiệm một loạt cán bộ dưới quyền ở cấp cục, vụ, viện trước khi về hưu. Tôi đã từng nói trên diễn đàn Quốc hội câu chuyện bổ nhiệm thần tốc trước khi "hạ cánh", thời điểm "hoàng hôn nhiệm kỳ". Câu chuyện này rất rõ, dư luận xã hội cũng đã biết nhưng sự vào cuộc của cơ quan chức năng, cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải rốt ráo hơn nữa mới có thể ngăn chặn.

Ngày xưa chúng ta chỉ nói là cá biệt nhưng bây giờ không còn là cá biệt nữa. Cứ nghe người dân và dư luận xã hội sẽ biết, lên một chức vụ nào đó có càng nhiều quyền lợi thì số tiền đầu tư ban đầu càng lớn. Vì thế người ta không từ một thủ đoạn nào, trả giá bao nhiêu, họ cũng "chạy" cho bằng được, bởi xong rồi họ sẽ có cơ hội thu hồi lại vốn đã bỏ ra. Câu chuyện có những cán bộ công chức xách va li tiền đến những vị có thẩm quyền để chạy chức chạy quyền, chạy án, là hoàn toàn có thực. Nếu không ngăn chặn ngay nó sẽ trở thành căn bệnh, hội chứng rất khó chữa.

Định lượng những biểu hiện của chạy chức, chạy quyền

Cùng với nhận diện nghiêm túc tình trạng cán bộ chạy chức, mua quyền, theo ông chúng ta cần phải làm gì nữa?

Ông Lê Như Tiến: Cần phải đưa ra những tiêu chí cụ thể, tương tự như 19 điều đảng viên không được làm, tức là phải cụ thể hóa, mang tính định lượng, chứ không định tính, nói rõ thế nào là chạy chức chạy quyền. Nếu cụ thể hóa được là rất tốt, có điều kiện để ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền.

2

Không từ một thủ đoạn nào, bất kể giá bao nhiêu, người ta “chạy” cho bằng được bởi xong rồi họ sẽ có cơ hội thu hồi lại vốn. Ảnh: KT.

Biểu hiện rõ nhất của chạy chức chạy quyền là gì, theo ông?

Ông Lê Như Tiến: Tín hiệu chạy chức chạy quyền, người có dấu hiệu chạy chức chạy quyền hay có cơ hội để lên những chức vụ, quyền hạn cao hơn, người ta thường đến nhà các lãnh đạo, thậm chí có người không thông qua người có thẩm quyền ký quyết định, mà thông qua vợ hay chồng, người thân trong gia đình để hối lộ một cách tế nhị. Người ta cũng có thể chuyển tài sản của mình cho người có chức quyền, như chuyển vào tài khoản tiền Việt hoặc ngoại tệ, chuyển bất động sản hay họ gọi là quà biếu, quà tặng để mừng sinh nhật… đó có thể coi là những dấu hiệu. Các cơ quan chức năng, cơ quan bảo vệ pháp luật đều biết, tai mắt nhân dân cũng biết cả, vấn đề là chúng ta có làm quyết liệt, tới cùng hay không. Theo tôi đó là chìa khóa để mở ra lời giải cho câu chuyện phòng chống tham nhũng, chống chạy chức chạy quyền.

Giải pháp nào theo ông là tối ưu nhất để chống chạy chức chạy quyền?

Ông Lê Như Tiến: Theo tôi có 2 giải pháp. Giải pháp thứ nhất tôi đã nói trên diễn đàn Quốc hội, đó là phải kiểm soát quyền lực, nghĩa là dùng quyền lực này để kiểm soát quyền lực khác, chúng ta có rất nhiều cơ quan kiểm soát quyền lực như cơ quan bảo vệ pháp luật (điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án), cơ quan tư pháp xem xét các vấn đề về tư pháp, cơ quan giám sát của Quốc hội, HĐND là cơ quan dân cử, cơ quan thanh tra của Chính phủ, các tỉnh thành, bộ ngành, có cơ quan kiểm tra của Đảng từ trung ương xuống địa phương đến đảng bộ cơ sở, thế mà chúng ta vẫn để "con voi chui lọt lỗ kim", vì sao như thế, chúng ta không thể không đặt câu hỏi, vậy các cơ quan chức năng này đã hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình chưa, đã làm quyết liệt để bảo vệ pháp luật, bảo vệ lẽ phải hay chưa?

Giải pháp thứ hai là trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu, không để cho người đứng đầu là phao cứu sinh, là điểm đến của những người muốn thăng quan tiến chức, chạy chức chạy quyền. Câu chuyện kiểm soát quyền lực là quan trọng nhất bởi nếu không, người có quyền sẽ lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền, muốn làm gì thì làm. Vừa rồi chúng ta thấy, một số bí thư tỉnh ủy, người đứng đầu cao nhất của một tỉnh, khi họ lạm quyền, lộng quyền họ có thể ra những quyết định bất chấp pháp luật, lương tâm, làm hại đất nước, những người như thế cần phải nghiêm trị. Khi đã phát hiện có tình trạng chạy chức chạy quyền thì phải có giải pháp mạnh, thu hồi quyết định bổ nhiệm, đề bạt mà phải quy trách nhiệm cá nhân những người tiếp nhận việc chạy chức chạy quyền, gắn với hành vi hối lộ và nhận hối lộ. Thực tế đã có rồi, như vụ việc ưu ái nâng đỡ không trong sáng cho một hotgirl ở Thanh Hóa, Phó Chủ tịch tỉnh này đã bị nhận án kỷ luật: cách chức Phó Chủ tịch tỉnh và cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.

Xin cảm ơn ông!

(Theo VOV.vn)

  • Cùng chuyên mục
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Đề án là định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội theo giai đoạn; trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của Thủ đô vào năm 2025.

Sự kiện - 19/11/2024 17:48

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24