'Khí chất Lê Đức Anh': Những điều tôi biết
Báo Thanh Niên xin trân trọng giới thiệu bài viết của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cảm nhận về tính cách, khí chất Lê Đức Anh.

Đại tướng Lê Đức Anh và tác giả
Lời tòa soạn: Nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh đã từ trần hồi 20 giờ 10 phút ngày 22.4.2019. Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, ông đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Báo Thanh Niên xin trân trọng giới thiệu bài viết của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cảm nhận về tính cách, khí chất Lê Đức Anh.
Ngày đầu hạ - 35 năm được gặp ông
Tối 22.4.2019, tôi đứng cạnh giường để chào lần cuối trước khi ông về cõi vĩnh hằng. Chào ông rồi, tôi cứ dùng dằng mãi dưới sân Trạm 66/Hà Nội, nhớ lại đúng 35 năm trước, cũng tại ngôi nhà này, cũng một đêm đầu hè oi bức, trời chuyển gió, lá sấu rụng đầy sân... Khi đó, tôi mang quân hàm trung úy, vừa tốt nghiệp trường sĩ quan, lần đầu tiên được gặp ông - Tư lệnh Mặt trận Tây Nam 719, vị tướng chiến trận lừng lẫy, vì một lý do rất riêng và rất nhỏ bé - đó là xin đi chiến đấu ở chiến trường Campuchia.
Tôi không thể quên nụ cười của ông, hiền hậu và bao dung. Ông hỏi: “Trung úy à? Theo bộ đội vậy là tốt đấy...”. Tôi lúng túng chưa kịp nói gì thì ông lại hỏi: “Mẹ cháu thế nào, nhà cửa cháu ra sao?”. Khi tôi kể chuyện gia đình, gương mặt ông trầm lại, im lặng một lát, ông nói: “Chú đồng ý cho cháu thực hiện nguyện vọng sang chiến trường Campuchia. Nhưng đi là để công tác và chiến đấu, mà chưa tiến bộ là chưa về đâu đấy!”, ông cười cười: “Chịu được không?”. Tôi đáp thật nghiêm túc: “Thưa chú, cháu sẽ cố gắng công tác, chưa thành người, cháu chưa về!”. 35 năm rồi, nghĩ lại thấy mình phần nào đã thực hiện được lời hứa lần đầu gặp ông. Và đến hôm nay, ngày vĩnh biệt, tôi vẫn nhớ như in từng giây phút đầu, chỉ vài câu đó thôi của ông, mà tôi đã định hướng được cả cuộc đời, cho đến tận hôm nay...
Những danh xưng để lại
Ông là đại tướng Lê Đức Anh, với rất nhiều chức vụ, người chỉ huy nhiều trận đánh, có biết bao công lao với đất nước, đã được ghi trong sử sách. Ở miền Nam, người dân gọi ông là Sáu Nam. Có nhiều người thứ Sáu, tên Nam, nhưng ở chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ và sau này ở chiến trường K, ai nấy đều hiểu, đó là tướng Lê Đức Anh.
Tên ông gắn liền với hàng loạt trận đánh kiên cường để giành dân, giành đất sau Hiệp định Paris 1972, với một khẩu hiệu ai cũng biết: “Giải phóng đến đâu, cắm cờ đến đó!”. Với khẩu hiệu đó, chỉ sau một vài đêm đã thấy cả xã, cả huyện, thậm chí cả tỉnh rợp một màu cờ cách mạng.
Tuy nhiên, để làm được việc đó, ông đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, nguy hiểm với kẻ địch trước mắt, và cũng có người bên ta nói rằng nếu làm như vậy là vi phạm hiệp định, thậm chí dọa đưa ông ra tòa án binh. Ông đáp ngay: “Ra tòa án binh cũng được, nhưng cứ để tôi đánh xong trận này đã!”. Với ông, giữ được đất, bảo vệ được dân, giành được thắng lợi trên chiến trường là mục đích cao nhất.

Đại tướng Lê Đức Anh ở chiến trường Campuchia
Thời chiến trường K, để tỏ lòng kính trọng, người ta gọi chỉ huy trưởng các đơn vị, thường là những cán bộ “3 thời kỳ”, bằng danh xưng: “Ông già”, còn với ông Sáu Nam, người ta gọi là “Ông già lớn”, “Ông già mặt trận”. Danh xưng đó ngoài ông, không ai khác có được. Từ anh lính tân binh tới những cán bộ cao cấp đều hiểu rằng ở đây - Mặt trận 719 Campuchia này - đó là ông, người mà họ đặt niềm tin cao nhất, niềm tin tuyệt đối.
Với chúng tôi, những sĩ quan trẻ làm gì có điều kiện được nhìn, được gặp trực tiếp, được nghe ông nói. Nhưng danh xưng, tính cách và những câu chuyện về ông cứ thế lan truyền rất tự nhiên, từ người này đến người kia, từ lớp chiến sĩ trước đến thế hệ sau. Còn đối với cán bộ, tướng lĩnh Campuchia lúc đó và cho đến tận bây giờ, ông luôn được gọi là “Ông Sáu Lê Đức Anh”, hay “Ông Sáu Việt Nam”. Hồi đó, cán bộ, tướng lĩnh Campuchia nói với nhau: “Ông Sáu Lê Đức Anh quyết thế! Ông Sáu Việt Nam lên đây rồi... Ông Sáu nói thế này, Ông Sáu bảo thế kia...!”. Đối với họ, Ông Sáu Lê Đức Anh không chỉ là một biểu tượng của Việt Nam, mà còn là biểu tượng cho niềm tin, sự vững vàng của cách mạng Campuchia mà ông là một trong những người đóng góp công lao to lớn.
Mãi sau này, kể cả khi đã nghỉ, nhiều lãnh đạo cấp cao Campuchia vẫn muốn gặp ông, mong được chỉ bảo, hướng dẫn, vì ông quá hiểu thực tiễn sinh động của Campuchia, và thực sự toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp của người dân, của cách mạng Campuchia. Có lần, một lãnh đạo cao cấp của Đảng Nhân dân Campuchia sang thăm và trao đổi về một số tình huống khó khăn của bạn. Ông nói rằng mình đã nghỉ, nhưng với kinh nghiệm thì chỉ có thể khuyên một số việc nên như thế nào... Khi kết thúc cuộc gặp, vị lãnh đạo đó hỏi đồng chí Việt Nam đi cùng: “Anh có ghi chép hết nội dung Ông Sáu Lê Đức Anh nói không?”. Trả lời: “Dạ, ghi đủ. Có việc gì không anh?”. Vị lãnh đạo kia mừng rỡ nói: “Anh đọc lại để tôi xem có ghi thiếu việc gì không? Chỉ sợ sót, làm không hết những gì Ông Sáu dặn!”.
Nhà vua Campuchia Sihanouk gọi ông là “Vị tướng của Đạo quân nhà Phật”. Vua Sãi Campuchia chúc phúc cho ông: “Trời phật sinh ra ông để cứu giúp nhân dân Campuchia, cầu mong ông sống lâu, khỏe mạnh để lo cho nhân dân Campuchia và Việt Nam có được hạnh phúc và hòa bình!”... Những tên gọi, danh xưng đó không chỉ nói về cá nhân ông, mà đó là biểu tượng, đại diện cho một tinh thần Việt Nam, hình ảnh Việt Nam, cho sự hy sinh, xương máu của cán bộ chiến sĩ Việt Nam tại Campuchia.
Và chỉ với những cái tên đó thôi, chỉ bằng cách người ta ứng xử trân trọng vậy thôi cũng cảm nhận được những gì ông đã làm được cho nhân dân, cho quân đội trong kháng chiến chống Mỹ, cho người dân và cách mạng Campuchia; cho đất nước ta sau này.
Tính nguyên tắc của ông sáu
Ông Sáu Nam là người rất nghiêm khắc, thậm chí đôi khi khe khắt, nhất là với công việc. Phó phòng Quân báo Miền trong chiến tranh chống Mỹ kể lại: Khi đó ông là Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Miền, có lần nhận được thông tin tình hình khẩn, Trưởng phòng II vì sốt ruột nên điện báo cáo thẳng Tư lệnh, trong khi theo nguyên tắc phải báo cáo Bộ Tham mưu. Biết chuyện, ông Sáu gọi lên báo cáo, nghe xong ông nói: “Anh nắm tình hình như vậy là tốt, nhưng không báo cáo cho Bộ Tham mưu là sai nguyên tắc. Giờ anh về, mang mùng mền sang Bộ Tư lệnh mà ở!”. Trưởng phòng II tái mặt, năn nỉ mãi ông mới bỏ qua và dặn thêm: “Báo cáo ai không quan trọng. Vấn đề là cơ quan nào sẽ xử lý thông tin này!”.
Ông đòi hỏi cao, khắt khe, không có bất kỳ sự “thông cảm”, dù chỉ một lỗi nhỏ, gây hại cho công việc chung. Nhưng, tính cách khắt khe không làm mọi người xa lánh, mà ai cũng muốn được gặp ông, được báo cáo những gì khó khăn, phức tạp, được nghe ông căn dặn, chỉ bảo, cả khi đương chức hay khi đã nghỉ.
Đứng trước ông, nhiều người không giấu được sự ngập ngừng. Cấp dưới thường lo lắng khi báo cáo, bởi trí tuệ chiến lược sắc sảo của ông, bởi cá tính “thủng thẳng” ít nói, ít vồn vã, nhưng lại rất tập trung, chăm chú lắng nghe và vô cùng “nhạy bén” với những cái mới, cái tôi sáng tạo của cấp dưới. Ông không chỉ chịu nghe, mà còn rất biết nghe, nghe những điều ông cần biết và có ích cho công việc chung. Vậy nên, gặp ông rồi, ai cũng thấy thu nhận được nhiều điều bổ ích và thấy tự tin hơn, mình có ích hơn khi trở về với những điều mà ông chỉ bảo, căn dặn. Ông đặc biệt dị ứng với những người, những biểu hiện dối trá, cẩu thả, thiếu trách nhiệm... Gặp phải những chuyện như vậy là ông bực mình nhất, ông coi đó là những người không đáng nói chuyện, không cần lưu tâm.
(Theo Thanh Niên)
- Cùng chuyên mục
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư
Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.
Sự kiện - 08/05/2025 09:02
Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ
Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.
Sự kiện - 08/05/2025 08:14
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago