Hợp tác hay để Fintech vượt qua

Nhiều ngân hàng đều lên kế hoạch liên kết với công ty Fintech, thậm chí là sở hữu cổ phần tại công ty Fintech như một công cụ tốt để thúc đẩy mục tiêu phát triển bán lẻ.
QUỲNH VŨ
10, Tháng 02, 2019 | 10:37

Nhiều ngân hàng đều lên kế hoạch liên kết với công ty Fintech, thậm chí là sở hữu cổ phần tại công ty Fintech như một công cụ tốt để thúc đẩy mục tiêu phát triển bán lẻ.

Fintech - cơ hội mới của ngân hàng

Cùng với Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2016 - 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, NHNN thúc đẩy các giải pháp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, các định chế tài chính nước ngoài tham gia xây dựng công nghệ tài chính (Fintech) hiện đại.

4150985bbbbdce9231cd9fb911469817_a1

Mô hình quầy giao dịch truyền thống sẽ bị thu hẹp với những bước tiến của công nghệ

Theo đó, hoạt động hợp tác vẫn là giải pháp được nhiều ngân hàng ưu tiên trong thời gian qua và tới đây. Tuy nhiên, đối với năm 2019, một số ngân hàng chia sẻ có một điểm rất mới là khá nhiều TCTD không chỉ xúc tiến việc liên kết hợp tác với Fintech mà còn đang xem xét việc góp vốn đầu tư vào Fintech để nhanh chóng đưa mô hình bán lẻ tài chính lên một tầm cao mới.

Việc này nhằm hai mục đích. Thứ nhất, thực hiện chiến lược phát triển chuyên nghiệp hóa các hoạt động tín dụng bán lẻ sản phẩm tài chính bằng phương thức điện tử. Thứ hai, tận dụng kinh nghiệm, công nghệ triển khai hoạt động Digital của các đối tác (đặc biệt là các đối tác nước ngoài có bề dày kinh nghiệm) thông qua nhiều hình thức hợp tác khác nhau.

Quan sát thực tế, các ngân hàng đã theo sát các dự án Fintech điển hình từ những năm 2015-2016. Ngay khi xác định Fintech ra đời sẽ là đối thủ lớn, nhiều ngân hàng từng bước đưa Fintech trở thành “người nhà” thông qua việc liên kết triển khai một số dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Từ đó đến nay, rất nhiều ngân hàng đã dùng các ví điện tử như Momo, Payoo, 123pay hay Finsom để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ (thanh toán, chuyển tiền, huy động/cho vay) trên nền tảng công nghệ cho khách hàng.

Song song với việc liên kết, nhiều ngân hàng âm thầm đầu tư mạnh vào hệ thống công nghệ, nhằm bắt kịp nền tảng công nghệ số mà Fintech đang sử dụng. Đây được cho là kế sách hòa nhập trào lưu số hóa toàn cầu nhưng cũng không phủ nhận lý do là ngân hàng không muốn bị phụ thuộc vào Fintech trong tương lai. Thực tiễn cũng đã cho thấy rất nhiều ngân hàng định hướng bán lẻ đã bắt đầu tăng tốc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ nhằm đem đến những trải nghiệm ngân hàng tiện lợi, nhanh chóng an toàn.

Đơn cử, tại NHTMCP Sài Gòn (SCB), họ không thua kém Fintech khi sở hữu chuỗi sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ nổi bật đã được ngân hàng triển khai trong 5 năm qua gồm có Trung tâm dữ liệu mới Data Center; Chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS; Hệ thống ERP tài chính; Hệ thống iServices - Intelligent Services Processing chạy trên máy tính bảng; Dịch vụ thu thuế, phí xuất nhập khẩu và bảo lãnh thuế hàng hóa xuất nhập khẩu; Thẻ SCB MasterCard World Class và SCB C- Debit MasterCard…

Với hệ thống iServices, SCB đã triển khai dự án chuyển đổi mô hình giao dịch tại quầy trong đó điểm nhấn là sự ra đời của hệ thống iServices chạy trên nền tảng thiết bị di động giúp tiết giảm thời gian xử lý các giao dịch mở CIF, mở/đóng tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng. Không chỉ tập trung phát triển công nghệ, vấn đề an ninh công nghệ cũng được SCB chú trọng. SCB là ngân hàng đầu tiên đạt Chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS phiên bản 3.2, phiên bản mới nhất với nhiều điều kiện nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn so với phiên bản cũ.

Hay với Sacombank, ngoài việc liên kết với Fintech, ngân hàng này còn tự trang bị cho mình những “vũ khí” rất thời thượng trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN 4.0). Đơn giản hơn, hiện nay Sacombank đang sở hữu một nền công nghệ tân tiến nhất, đột phá như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, sinh trắc học, trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối, kết nối vạn vật... và đang làm biến đổi sâu sắc nhiều lĩnh vực kinh doanh, ngành dịch vụ trong  dịch vụ ngân hàng - tài chính bằng một số sản phẩm, dịch vụ tiện ích, mô hình mới, giải pháp đột phá có thể kể ra như thanh toán di động, ứng dụng ngân hàng di động, ngân hàng số, nhận biết khách hàng điện tử (eKYC), robot giao tiếp, phục vụ khách hàng (chatbot)…

… và hướng đi sắp tới

Với nền tảng có được, nhiều ngân hàng đang cho thấy họ không chỉ bước đi song song với Fintech mà  mạnh dạn tiến lên phía trước bằng cách góp vốn đầu tư, thậm chí là sở hữu một công ty Fintech cho riêng mình. Về dài hạn, điều này không chỉ mang đến cho ngân hàng lợi ích về mặt cải thiện công nghệ mà còn có thể giúp ngân hàng biến đối thủ thành bạn đồng hành.

Một lãnh đạo NHTMCP phát triển mạnh về bán lẻ cho biết, ý tưởng này thực ra không khó vì các ngân hàng giờ đây đang chứng kiến sự thay đổi, chuyển dịch rõ nét trong môi trường hoạt động là các ngân hàng đều có mô hình kinh doanh/hợp tác với các công ty Fintech. Để tránh đêm dài lắm mộng, hay khác hơn là hạn chế trường hợp gãy gánh với các công ty Fintech trong mối quan hệ “hợp tác - cạnh tranh”, các ngân hàng phải tận dụng lợi thế vốn mạnh để vượt qua nền tảng của Fintech, góp vốn thành lập công ty Fintech trực thuộc hoặc là biến công ty Fintech đang hoạt động độc lập thành công ty con…

Đơn cử, hiện nay đang có hai NHTM trong nước thông qua các quỹ đầu tư trực thuộc của mình âm thầm tăng cường đầu tư vào các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử. Thực ra, điều này không mới ở các nước trên thế giới, trong đó, MoMo - một dịch vụ của M-Service, hoạt động đồng thời như một ví điện tử và một ứng dụng thanh toán vừa thu được khoản tiền 28 triệu USD từ quỹ PE của Standard Chartered và ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs.

Trong khi đó, các doanh nghiệp khác như VNPTPay và Payoo cách đây không lâu đã nhận được khoản đầu tư từ quỹ đầu tư UTC của Hàn Quốc và NTT Data. Theo lãnh đạo Payoo, đơn vị này cũng đã nhận được một lời đề nghị đầu tư khá lớn từ phía NHTM trong nước. Theo thỏa thuận hợp tác này, nếu thành công thì tới đây, những thay đổi về quy định hỗ trợ, việc triển khai các công nghệ mới, gia tăng mức độ thâm nhập thị trường của ngân hàng này đối với thị trường là rất lớn.

Chiến lược sở hữu công ty Fintech trong lĩnh vực tài chính không phải là ý tưởng tồi vì tiềm năng tăng trưởng cao ở phân khúc thương mại điện tử rất lớn. Trong khi lĩnh vực Fintech tại Việt Nam dù phát triển nhanh nhưng vẫn còn khá non trẻ, các công ty hiện nay mới tập trung chủ yếu vào phân khúc trung gian thanh toán nên để có thể củng cố nội lực, chuyện nhận thêm vốn đầu tư hoặc chuyển nhượng là hoàn toàn có thể xảy ra.

Không giống như hình thức M&A ở các lĩnh vực khác, việc tìm kiếm những ứng viên Fintech để hợp tác thời điểm này sẽ được ngân hàng thực hiện kín kẽ hơn. Một lãnh đạo phụ trách mảng công nghệ tại LienVietPostbank, cho biết mảng công nghệ luôn là lĩnh vực càng im ắng và bảo mật càng dễ thành công. “Bởi không như chiến lược kinh doanh, lĩnh vực công nghệ luôn vận hành theo quy tắc và công thức nhất định. Do đó, chỉ cần bảo toàn được ý tưởng mình hợp tác với ai, sử dụng mã hóa nào thì đó đã là sự độc tôn, là một phần của thành công”, vị lãnh đạo trên nói thêm.

Có lẽ, chính vì lý do đó mà một chuyên gia tài chính thừa nhận, xu hướng rót vốn đầu tư Fintech của ngân hàng sẽ có chiều hướng tăng, nhưng diễn biến theo chiều hướng nào, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào một số vấn đề: định hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Việt Nam; mức độ cạnh tranh gắn với quá trình mở cửa tiếp theo về tài chính của Việt Nam; năng lực giám sát trong quá trình mở cửa tài chính... Tuy nhiên, vị này khẳng định các ngân hàng có rất nhiều lợi thế về vốn, khách hàng… cho nên, bằng cách nào đó có thể nhanh chóng kiểm soát được Fintech thay vì lo ngại bị Fintech phát triển vượt qua.

(Theo Thời báo Ngân hàng)

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ