Hàng Việt khó vào chuỗi cung ứng toàn cầu vì chưa chuẩn quốc tế

Việc thiếu hụt kiến thức về các quy chuẩn quốc tế là một rào cản lớn để doanh nghiệp Việt có thể tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu.
NGUYỄN QUỲNH
20, Tháng 11, 2018 | 10:05

Việc thiếu hụt kiến thức về các quy chuẩn quốc tế là một rào cản lớn để doanh nghiệp Việt có thể tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo nhận định của giới chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa tham gia sâu vào chuỗi cung ứng nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Tỷ lệ cung ứng mới chỉ đạt 33,2%, thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

Lý giải về thực tế này, một chuyên gia nước ngoài cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù đang sở hữu từ công nghệ, năng lực quản trị cho đến toàn bộ chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh… nhưng chưa phù hợp với “sân chơi” toàn cầu.

san-pham-cong-ngh-phu-tro

Nhiều sản phẩm công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn khó khăn khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Mặc dù nhận thấy nhiều doanh nghiệp đã có sự đầu tư vào máy móc, thiết bị sản xuất, mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay, nhưng ông Mike Dickinson - Cố vấn cấp cao của Chương trình thí điểm phát triển nhà cung cấp (SDP) của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho biết, việc thiếu hụt kiến thức về các quy chuẩn quốc tế cũng là một rào cản lớn để có thể giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận chuỗi cung ứng.

“Các nhà cung ứng của Việt Nam thiếu hụt kiến thức về tiêu chuẩn quốc tế nên khi tham gia sân chơi này thực sự là một khó khăn”, ông Mike Dickinson nhận xét.  

Thừa nhận những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, ông Lê Dương Quang, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp FDI thường có yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp và tiến độ giao hàng, trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được.

Theo ông Quang, hiện đang tồn tại mâu thuẫn, đó là khi doanh nghiệp FDI muốn đặt hàng, họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh được năng lực, phải có công nghệ hiện đại có hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, thậm chí phải có các chứng chỉ về quản lý môi trường, về trách nhiệm xã hội…

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ lại muốn có đơn hàng chắc chắn, có đầu ra được đảm bảo thì mới dám vay vốn, mới dám đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, tuyển dụng nhân lực trình độ cao. Đây là mâu thuẫn khiến cho các doanh nghiệp Việt khó có thể tham gia chuỗi cung ứng như kỳ vọng.

(Theo VOV.VN)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ