Hàng không Việt Nam: Trong 5 năm tăng trưởng đạt 2 con số
Ngành hàng không Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ qua khi mức tăng trưởng trong 5 năm liên tục đạt 2 con số.

Toàn cảnh buổi toạ đàm "Giải pháp thúc đẩy hàng không phát triển bền vững", diễn ra chiều 11/3, tại Quy Nhơn (Bình Định), do báo Giao thông tổ chức. (Ảnh: Bảo Anh)
Đó là thông tin được đưa ra tại Toạ đàm trực tuyến "Giải pháp thúc đẩy hàng không phát triển bền vững", diễn ra chiều 11/3, tại Quy Nhơn (Bình Định), do báo Giao thông tổ chức.
Tăng trưởng đạt 2 con số
Tại tọa đàm, các khách mời thảo luận về những cơ hội và thách thức hiện nay của hàng không Việt Nam. Những vấn đề liên quan đến giải pháp thúc đẩy thị trường hàng không, từ việc gỡ điểm nghẽn hạ tầng, vai trò của đầu tư tư nhân trong hàng không, hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách, vấn đề kích cầu, mở rộng thị trường; Mối quan hệ giữa hàng không và du lịch… cũng sẽ được đề xuất, phân tích với những góc nhìn đa chiều.
Khách mời tại buổi tọa đàm là các đại diện đến từ Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và đầu tư, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định, Quảng Ninh, Cục Hàng không VN, Tổng cục Du lịch VN, các chuyên gia kinh tế, đại diện các hãng hàng không, nhà khai thác cảng hàng không, các hãng lữ hành…
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Bá Kiên - Tổng biên tập báo Giao thông cho biết, hàng không là phương thức vận tải ưu việt nhất để kết nối mạng lưới giao thông trên toàn thế giới; là động lực thúc đẩy kinh doanh toàn cầu và du lịch. Cùng đó, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hàng không trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Ngành hàng không Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ qua khi mức tăng trưởng trong 5 năm liên tục đạt 2 con số.
Năm 2012, sản lượng khách thông qua các cảng chỉ đạt hơn 37 triệu. Đến năm 2019, dự báo riêng sản lượng hành khách qua 21 cảng do TCT Cảng hàng không VN đang khai thác sẽ đạt hơn 112 triệu khách.
Mạng đường bay của các hãng hàng không trong nước đã mở rộng rất nhanh với sự tham gia của 4 hãng hàng không Vietnam Airlines, Viejet, Jetstar và Bamboo Airways. Tại thị trường quốc tế, 71 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng hàng không trong nước đang khai thác 140 đường bay, kết nối Việt Nam tới 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Giới phân tích cho rằng, thời gian tới, hàng không sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn nữa với những chính sách thúc đẩy phát triển hàng không và du lịch của Chính phủ. Đặc biệt là Đề án Tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch vừa được Thủ tướng phê duyệt đầu năm 2019. Đây được kỳ vọng là đường băng mới cho hàng không cất cánh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam, sự tăng trưởng hàng không đóng góp trực tiếp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, là yếu tố quan trọng khiến các chỉ số về du lịch tăng trưởng ấn tượng trong vài năm qua. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, tăng trưởng khách du lịch hàng không tại Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á. Trong đó giai đoạn 2016-2021, Việt Nam có tăng trưởng kép ở mức 17,4% so với trung bình Asean là 6,1%. Dự đoán của tổ chức này cũng chỉ ra mức tăng trưởng 2016-2026 của Việt Nam thậm chí còn cao hơn 20%.
Cùng nhận định tích cực về xu hướng này, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) dự báo Việt Nam sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình gần 14% trong 5 năm tới và cán mốc 150 triệu lượt hành khách vận chuyển vào năm 2035.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành hàng không trong 5 năm qua thể hiện qua việc hàng loạt các cảng hàng không, sân bay được nâng cấp, xây mới, trong đó có cả những sân bay, nhà ga lần đầu được xây mới bằng nguồn vốn tư nhân thông qua phương thức đầu tư BOT. Nhiều cảng hàng không trong hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn quốc đã có một diện mạo mới, thậm chí có nhiều đơn vị lọt vào tốp các nha ga, cảng hàng không được đánh giá tốt trên thế giới.
“Chúng ta cũng đã chứng kiến những hãng hàng không mới xuất hiện đã nhanh chóng mở rộng mạng đường bay, cùng với những hãng hàng không đã có bề dày hoạt động nhiều năm tạo nên một sự cạnh tranh chưa từng có, mang lại thêm nhiều cơ hội trải nghiệm cho khách hàng”, ông Nguyễn Bá Kiên nói.
Chia sẻ tại toạ đàm, ông Phạm Văn Hảo - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, hàng không Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, dù hàng không tăng trưởng mạnh mẽ đến đâu cũng phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe của Việt Nam và quốc tế. "Lịch sử phát triển hàng không Việt Nam còn khá non trẻ so với nhiều nước trên thế giới", ông Hảo nói.
Theo ông Hảo, hiện, dư địa tăng trưởng hàng không rất lớn. Việt Nam có dân số 90 triệu người thì theo đà tăng trưởng, hàng không phải đáp ứng hơn 100 triệu lượt hành khách, tuy nhiên hiện mới chỉ đáp ứng 50 triệu lượt.
Về lý do hàng không tăng trưởng, TS. Võ Trí Thành cho biết, có hai câu chuyện, đó là vì kinh tế phát triển nên đời sống người dân tăng lên. Cùng đó, Việt Nam đang kết nối rất sâu với thế giới. "Chính hội nhập chính là lực kéo cho hàng không Việt Nam và tạo ra sức ép cho ngành hàng không Việt Nam phát triển", TS. Thành nói.
TS. Võ Trí Thành cho biết thêm, cái hay nhất của hàng không Việt Nam thời gian qua chính là sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không. Cạnh tranh hàng không Việt Nam mang đặc thù của thị trường. Rõ ràng thời gian qua “có ông vào ông ra”. Theo ông Thành, việc quản lý hàng không phải tạo được áp lực đó. Đó là xu hướng tích cực, thể hiện vai trò dẫn dắt của Nhà nước. Từ đó, có sự hợp tác giữa các hãng hàng không với Nhà nước để mở cửa bầu trời.

Đại diện các bộ ngành, các chuyên gia kinh tế và đại diện các hãng hàng không tham dự toạ đàm. (Ảnh: Bảo Anh)
Cạnh tranh để phát triển
Về đầu tư nhà nước và đầu tư tư nhân trong lĩnh vực hàng không, ông Trần Minh Phương - Vụ phó Vụ Kết cấu hạ tầng (Bộ GTVT) cho biết, kết cấu hạ tầng hàng không chủ yếu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước đầu tư. Vừa qua, có tư nhân tham gia và hiện có 1 ga hàng không tư nhân. "Hiện, cả nước có 22 cảng hàng không đang khai thác thì có 21 cảng có nguồn gốc từ nhà nước", ông Phương nói.
Về vấn đề này, Phạm Văn Hảo cho biết thêm, có cạnh tranh thì mới "có vào có ra" như TS. Võ Trí Thành nói. Có hãng phát triển, có hãng phải rút giấy phép. "Mục tiêu hàng không là phải tuyệt đối an toàn, để duy trì cả hệ thống an toàn. Nhà nước đứng ra kiểm soát toàn bộ hệ thống này. Điều thú vị là từ khi có tư nhân tham gia đã tạo ra bức tranh hàng không rất hay, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, Nhà nước. Rõ ràng, cạnh tranh lành mạnh đã tạo ra lợi ích cho cộng đồng, uy tín của đất nước", ông Hảo nói.
Về cơ hội và cạnh tranh, ông Phạm Ngọc Sáu - Giám đốc Cảng hành không Quốc tế Vân Đồn cho biết, đối với sân bay tư nhân ở nước ngoài đã có từ lâu. Ở Mỹ có 1.040 sân bay tư nhân. Ở Việt Nam, lần đầu tiên có sân bay tư nhân. Riêng ngành hàng có không cạnh tranh là rất cần thiết. “Việc phát triển một sân bay mới không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì sứ mệnh phát triển một vùng đất mới. Vì thế, chúng tôi nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Sân bay nhỏ thường không có lãi, nên chúng tôi hiện đang hướng về dịch vụ phi hàng không để tạo ra tăng trưởng”, ông Sáu nói.
Đại diện Vietjet Air, Giám đốc dự án - ông Vũ Phạm Nguyên Tùng cho biết, rõ ràng cạnh tranh trong hàng không đang rất tốt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cứ nghĩ cạnh tranh là không tốt. Tăng trưởng 2 con số là rất lớn. Ở Việt Nam, hàng không tăng trưởng 2 con số (đạt gần 29%) là con số cực cao vì như Trung Quốc hiện cũng chỉ tăng trưởng 11,5%, Thái Lan hay Hàn Quốc còn thấp hơn. "Việt Nam hiện mới chỉ có 1,8-1,9 máy bay/1 triệu dân. Do đó, cơ hội phát triển rất lớn. “Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ là đi cạnh tranh với các hãng khác mà luôn làm tốt việc của hãng mình. Các hãng hàng không trong nước nên nghĩ tới việc cạnh tranh với các hãng nước ngoài để mở rộng bầu trời”, ông Tùng nói.
Trong khi đó, ông Đặng Tất Thắng - Phó Chủ tịch thường trực Bamboo Airways thì cho rằng, cạnh tranh hàng không nên nghĩ rộng hơn, chứ không nên nghĩ là chỉ cạnh tranh giữa các hãng với nhau. Cạnh tranh ở đây phải hiểu là giữa khu vực nhà nước với tư nhân. Cái gì nhà nước làm được thì để nhà nước làm; còn cái gì tư nhân có thể làm được thì để tư nhân tham gia làm.
Ông Thắng khẳng định, giữa các hãng với nhau, cạnh tranh sẽ mang lại lợi ích cho người dùng. "Cạnh tranh ở đây là để cùng phát triển chứ không phải để ảnh hưởng tới nhau. Với sự ra đời của VietJet và Bamboo Airways đã tạo ra cơ hội bay nhiều hơn cho người dân Việt Nam", ông Thắng nói.
Tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch
Ngày 22/1/2019, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 105/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch”.
Mục tiêu của Đề án là mở các đường bay mới, tăng tần suất trên các đường bay hiện có của các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài, giữa Việt Nam và các thị trường du lịch trọng điểm trên thế giới gồm: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Nga, Australia và Ấn Độ; mở mới các đường bay nội địa kết nối đến các vùng du lịch trọng điểm Đông Bắc Bắc Bộ, di sản miền Trung, duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và Đảo ngọc Phú Quốc, góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đến năm 2020, tiếp tục triển khai kế hoạch mở đường bay quốc tế theo Đề án "Định hướng phát triển đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và các quốc gia, địa bàn trọng điểm nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2119/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2017.
Đến năm 2025, kết nối các đường bay quốc tế đến tất cả các cảng hàng không quốc tế và các cảng hàng không được phép tiếp nhận chuyến bay quốc tế của Việt Nam và các đường bay quốc nội kết nối nội vùng, liên vùng đến các cảng hàng không trong các vùng du lịch nội địa trọng điểm.
Sau năm 2025, tiếp tục hoàn thiện mạng đường bay quốc nội kết nối nội vùng, liên vùng đến các cảng hàng không tại các vùng du lịch nội địa trọng điểm. Đề án đưa ra định hướng về chính sách thu hút các hãng hàng không mở đường bay, tăng tần suất bay giữa Việt Nam và các thị trường nguồn khách du lịch: Tạo điều kiện tối đa về quyền vận chuyển hàng không, giờ cất/hạ cánh tối ưu theo đề nghị của hãng hàng không, áp dụng chính sách ưu đãi giá dịch vụ điều hành bay đi/đến và giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay đối với các hãng hàng không khai thác đường bay mới trực tiếp giữa các thị trường nguồn khách du lịch và tăng tần suất trên các đường bay quốc tế hiện có đến các cảng hàng không quốc tế và các cảng hàng không được phép tiếp nhận các chuyến bay quốc tế của Việt Nam.
Đề án cũng định hướng kết nối mạng đường bay nội địa kết nối đến các vùng du lịch trọng điểm của Việt Nam: Mở rộng mạng đường bay nội địa với hệ thống đường bay nội vùng, liên vùng; kết nối các cảng hàng không thuộc các vùng du lịch trọng điểm nội địa với các cảng hàng không khác của Việt Nam, phù hợp với điều kiện hạ tầng cảng hàng không và kế hoạch khai thác đội tàu bay.
Đề án định hướng kết nối hàng không với từng thị trường nguồn khách du lịch quốc tế gồm: Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Pháp, Anh, Nga, Australia, Hoa Kỳ, Ấn Độ....
- Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.
Sự kiện - 26/03/2025 21:28
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Sự kiện - 26/03/2025 11:58
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 25/03/2025 14:18
Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Sự kiện - 25/03/2025 13:42
Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 25/03/2025 13:41
Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 25/03/2025 12:54
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.
Sự kiện - 25/03/2025 08:57
Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 25/03/2025 07:03
Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm
Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.
Sự kiện - 24/03/2025 11:04
Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.
Sự kiện - 24/03/2025 07:46
Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.
Sự kiện - 24/03/2025 07:43
Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.
Sự kiện - 24/03/2025 06:18
Chủ tịch nước: Quy mô nền kinh tế Bình Phước đã tăng gấp 92 lần
Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ, Bình Phước - một nơi từng là chiến trường ác liệt, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, đến nay đã trở thành một tỉnh phát triển năng động của vùng Đông Nam Bộ, quy mô nền kinh tế tăng gấp 92 lần so với thời điểm mới giải phóng.
Sự kiện - 23/03/2025 13:28
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago