GS.TSKH Nguyễn Mại: Góp ý văn kiện Đại hội Đảng XIII nên tiếp cận theo 'Khu vực kinh tế'

GS.TSKH NGUYỄN MẠI
10:11 30/11/2020

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, kết nối giữa các khu vực kinh tế là vấn đề rất quan trọng để phát huy sức mạnh tổng hợp của các loại hình doanh nghiệp theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư và kinh doanh.

gs-nguyen-mai-

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Dự thảo Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được khuyến khích phát triển”.

Bài này trình bày cách tiếp cận theo hướng các khu vực kinh tế để đóng góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị.

I

Nước ta đang tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và toàn cầu trong một thế giới biến động khó lường, xung đột lợi ích giữa các quốc gia, giữa các khu vực diễn ra phức tạp, hợp tác và cạnh tranh đan xen nhau; trong những năm gần đây chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đã được phục hồi, một số quốc gia công nghiệp như Mỹ, Đức, Pháp đánh giá lại chuỗi cung ứng toàn cầu để giảm dần sự phụ thuộc vào hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ của Trung Quốc và các nước Châu Á khác; ý tưởng nền kinh tế thế giới với Mỹ ở trung tâm giờ đây đã không còn thích hợp vì một phía là sự trỗi dậy của Trung Quốc, phía khác là Mỹ hướng đến chủ nghĩa dân tộc.

Trung Quốc đã định hướng lại chiến lược kinh tế, từ công xưởng sản xuất hàng hóa giá rẻ cho thế giới tiến đến nước sản xuất các sản phẩm công nghệ hiện đại như máy bay, ô tô, tàu hỏa cao tốc, thiết bị viễn thông.

Cho dù Trung Quốc vẫn là thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư và tập đoàn kinh tế toàn cầu, nhưng cả Mỹ và Nhật Bản đang khuyến khích các doanh nghiệp của họ rút về nước để thực hiện mục tiêu coi trọng chuỗi cung ứng trong nước, nghiên cứu và phát triển công nghệ nền tảng, nguồn lực chủ đạo và năng lực sản xuất dự phòng như thiết bị, vật tư y tế để đối phó với dịch bệnh và khủng hoảng.

Trong bối cảnh đó, nước ta cần có cách tiếp cận thích hợp với tình hình thế giới trong hoạch định chiến lược phát triển 2021- 2030 để vừa ứng phó với thách thức mới do sự thay đổi của đính hướng phát triển và chính sách đổi ngoại của các quốc gia, nhất là các cường quốc, đồng thời tranh thủ cơ hội mới do vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới đã được nâng lên, quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ, với EU, với Nhật Bản, với Hàn Quốc và nhiều nước đã là đối tác chiến lược; trên cơ sở đó đề ra định hướng phát triển đất nước theo hướng đổi mới, sáng tạo để nhanh chóng biến khát vọng thịnh vượng của dân tộc thành hiện thực với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Đó là cách tiếp cận dựa trên căn bản lợi ích dân tộc trong việc đề ra chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội như khai thác tiềm năng tiền vốn, trí tuệ, năng lực sáng tạo của người Việt Nam ở trong nước và định cư ở nước ngoài, đồng thời khuyến khích đầu tư nước ngoài và thu hút các nguồn vốn khác tham gia thị trường vốn của nước ta, tận dụng các mối quan hệ để mở rộng hợp tác khoa học và công nghệ với các tổ chức giáo dục và nghiên cứu của nhiều nước nhằm sử dụng trí tuệ của nước ngoài trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.

Theo cách tiếp cận đó, kiến nghị cân nhắc việc sử dụng cụm từ “thành phần kinh tế” thay bằng “khu vực kinh tế”. Tùy theo đối tượng nghiên cứu có thể phân chia thành nhiều cách khác nhau: khi nghiên cứu quan hệ giữa kinh tế trong nước với kinh tế đối ngoại thì có thể phân thành hai khu vực là khu vực kinh tế dân tộc và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; khi nghiên cứu sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước thì phân thành nhiều loại: Khu vực kinh tế nhà nước, Khu vực kinh tế ngoài nhà nước hoặc Khu vực kinh tế hợp tác xã, Khu vực kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế hộ gia đình).

Chúng tôi đã nhiều lần mong muốn rằng, để thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước là không phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật mọi loại hình doanh nghiệp, nên sử dụng cụm từ doanh nghiệp dân tộc bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước để thể hiện hai khía cạnh: một là doanh nghiệp của người Việt Nam, bảo vệ lợi ích của dân tộc Việt Nam và hai là phân biệt với doanh nghiêp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, được coi là bộ phận cấu thành của kinh tế Việt Nam, nhưng họ có mục đích khác với doanh nghiệp dân tộc của nước ta.

II

Kết nối giữa các khu vực kinh tế là vấn đề rất quan trọng để phát huy sức mạnh tổng hợp của các loại hình doanh nghiệp theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư và kinh doanh.

Kết nối theo chuỗi sản phẩm giữa các doanh nghiệp diễn ra theo hai hướng: (i) theo chiều dọc giữa doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra; (ii) theo chiều ngang (hiệu ứng nội ngành) do cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong cùng một ngành công nghiệp.

Doanh nghiệp trong nước thuộc các khu vực kinh tế khác nhau kết nối theo chuỗi sản phẩm như may mặc, da giày túi xách, du lịch, khách sạn, khu nghĩ dưỡng... thông qua Hiệp hội nghề nghiệp hoặc do một tập đoàn kinh tế làm đầu mối để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tham gia. Vấn đề đã được phát hiện đang cần giải quyết là tầm nhìn và cách tiếp cận của các tập đoàn kinh tế về chiến lược phát triển sản phẩm, từ đó có cơ chế khuyến khích DNVVN chủ động tham gia các khâu trong chuỗi cung ứng sản phẩm.

Một điển hình là khi một số chủ siêu thị lớn là người nước ngoài muốn hạn chế DNVVN Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm, đã đề ra chiết khẩu rất cao 20-25% khi cung ứng hàng cho siêu thị, thì Vinmart có chính sách ưu đãi với chiết khấu chưa bằng1/2 của siêu thị nước ngoài, đã tạo ra chuỗi cung ứng sản phẩm với sự tham gia của hàng nghìn HTX nông nghiệp, hàng trăm DNVVN.

Doanh nghiệp trong nước nhất là DNVVN cần tiếp cận với các tập đoàn kinh tế nước ngoài để hình thành quan hệ hợp tác cùng có lợi, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.

Câu chuyện Samsung là điển hình về việc tham gia chuỗi cung ứng của một tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghiệp điện tử.

Từ tháng 9/2015 đến giữa năm 2016, Samsung đã triển khai chương trình tăng cường năng lực cho các nhà cung ứng Việt Nam, thông qua việc cử chuyên gia từ Hàn Quốc sang trực tiếp hỗ trợ cho 9 công ty Việt Nam trong ba tháng. Chuyên gia Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, hoàn thiện các tiêu chuẩn trong việc cung ứng linh kiện, phụ kiện cho nhà máy của Samsung tại Việt Nam.

Sau 3 tháng được chuyên gia Samsung tư vấn, Công ty Goldsun có tỷ lệ hàng tồn kho giảm hơn 60%, tỷ lệ lỗi thiết bị giảm 72%, trong khi tỷ lệ sản xuất chính xác tăng từ 0% lên 94%; Công ty Mida hiệu suất tổng hợp thiết bị tăng 26%, năng suất vận hành thiết bị tăng 59%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 52%, tỷ lệ hàng tồn kho giảm 54%.

Nhờ sự hợp tác chân thành giữa Samsung với doanh nghiệp Việt Nam nên đến cuối năm 2020 Samsung đã có khoảng 200 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trong đó có 50 cấp 1 là doanh nghiệp Việt Nam, một sự tăng trưởng đột biến từ 10 doanh nghiệp vào cuối năm 2014.

Từ kinh nghiệm hợp tác thành công giữa DNVN với tập đoàn Samsung có thể khẳng định rằng, DNVN có đủ điều kiện và năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nếu: 1) Tự tin và chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội để thiết lập quan hệ hợp tác tin cậy với TNCs đang kinh doanh tại Việt Nam; 2) Coi đổi mới, sáng tạo là định hướng lớn để đầu tư vào công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trình độ cao theo lộ trình thích hợp; 3) Doanh nghiệp FDI kết nối với DNVN, hỗ trợ thiết thực về chuyên gia, giải pháp công nghệ, quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở đó ngày càng có nhiều DNVN tham gia các khâu có giá trị gia tăng cao.

Kết luận

Tiếp cận theo khu vực kinh tế vừa phân biệt được kinh tế trong nước bao gồm DNNN, HTX và doanh nghiệp tư nhân đóng góp chủ yếu vào xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa; vừa coi khu vực FDI là bộ phận cấu thành nền kinh tế Việt Nam, đồng thời chỉ rõ mục đích chính của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án tại nước ta là lợi nhuận cận biên, trên cơ sở thực hiện được mục đích đó thì họ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững của Việt Nam.

Đó chính là sự khác biệt giữa doanh nghiệp dân tộc - đại diện cho lợi ích dân tộc với doanh nghiệp FDI góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội từng giai đoạn phát triển của Việt Nam.

  • Cùng chuyên mục
Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga

Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga

Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày, trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc top nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.

Sự kiện - 11/05/2025 17:17

Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế

Một trong những nhiệm vụ cấp bách thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68 mà Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đó là xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước.

Sự kiện - 11/05/2025 16:39

Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân

Hiếm có Nghị quyết nào vừa được ban hành đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của xã hội với nhiều cảm xúc, kỳ vọng như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 4/5/2025

Sự kiện - 11/05/2025 07:59

Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế

Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế

Các văn kiện hợp tác được trao dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sau hội đàm của hai nhà lãnh đạo.

Sự kiện - 11/05/2025 07:28

Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng

Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng

Như một lời hiệu triệu, kêu gọi, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới không chờ đợi chúng ta kịp thích ứng; nó chỉ gọi tên những ai dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt…”

Sự kiện - 11/05/2025 07:28

'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'

'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

Sự kiện - 10/05/2025 13:17

[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế

[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế

Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.

Sự kiện - 10/05/2025 10:24

'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'

'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'

Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.

Sự kiện - 10/05/2025 08:11

Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô

Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô

Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…

Sự kiện - 09/05/2025 17:24

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt

Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.

Sự kiện - 09/05/2025 16:52

Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'

Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'

Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.

Sự kiện - 09/05/2025 11:28

'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'

'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'

Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.

Sự kiện - 09/05/2025 11:04

VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng

VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng

Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.

Sự kiện - 09/05/2025 09:02

Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ

Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ

75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đang có nguy cơ làm dịch chuyển dòng vốn FDI của Việt Nam sang các quốc gia khác.

Sự kiện - 09/05/2025 07:39

Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.

Sự kiện - 08/05/2025 12:09

'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'

'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'

Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sự kiện - 08/05/2025 09:49