[Gặp gỡ thứ Tư] GS.TSKH Trần Đình Long: Nên nghiên cứu điều chỉnh giá điện 6 tháng một lần

Nhàđầutư
"Chu kỳ điều chỉnh giá điện từ 2-3 năm mới thay đổi một lần là chúng ta kìm lại một cách không tự nhiên, khi giá thành đầu vào tăng thì lại phải điều chỉnh một bước nhảy quá lớn, gây khó cho người tiêu dùng. Nên nghiên cứu lại điều chỉnh 6 tháng một lần", GS.TSKH Trần Đình Long đề xuất.
HOÀNG VĂN
11, Tháng 03, 2020 | 07:21

Nhàđầutư
"Chu kỳ điều chỉnh giá điện từ 2-3 năm mới thay đổi một lần là chúng ta kìm lại một cách không tự nhiên, khi giá thành đầu vào tăng thì lại phải điều chỉnh một bước nhảy quá lớn, gây khó cho người tiêu dùng. Nên nghiên cứu lại điều chỉnh 6 tháng một lần", GS.TSKH Trần Đình Long đề xuất.

Trên cơ sở chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về xem xét đổi mới cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho khách hàng dùng vào mục đích sinh hoạt, mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi các Bộ, ngành nhằm lấy ý kiến về phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt.

Trong đó, Bộ này đưa ra 5 phương án thay đổi biểu giá bậc thang điện sinh hoạt bao gồm: 1 bậc, 3 bậc, 4 bậc và 5 bậc. Song Bộ Công thương đề xuất chọn phương án giá điện 5 bậc thang thay vì 6 bậc thang như hiện hành.

Vậy với phương giá biểu giá điện được Bộ Công Thương đưa ra, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi sao?, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi ngắn với GS.TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, nhằm giải đáp một phần câu hỏi này.

Biểu giá điện ở Việt Nam cần đi qua giai đoạn "quá độ"

Thưa ông, liệu chúng ta nên tiếp tục duy trì biểu duy trì giá điện bậc thang hay áp dụng phương án biểu giá một giá nhằm đơn giản hoá cách tính hoá đơn sử dụng điện hàng tháng?

GS.TSKH Trần Đình Long: Theo tìm hiểu của tôi, giá điện bậc thang không chỉ áp dụng với Việt Nam. Trên thế giới, rất nhiều nước áp dụng, trong đó có các nước công nghiệp rất phát triển. Họ vẫn áp dụng giá điện bậc thang như một công cụ hữu hiệu để điều tiết nhu cầu sử dụng điện.

giao-su-tran-dinh-long

GS.TSKH Trần Đình Long. Ảnh: Hoàng Văn.

Trong đó, ý tưởng chính của biểu giá này là đối với những người khó khăn trong việc thanh toán tiền điện, những hộ nghèo tiêu thụ ít điện một tháng sẽ được ưu đãi. Đối với những người dùng nhiều điện quá mức cần thiết nên hạn chế dùng điện ở mức hợp lý. Mức chênh lệch giữa giá thấp nhất và cao nhất tùy từng nước sẽ khác nhau. Giá cao nhất so với thấp nhất có thể chênh lệch từ 1,5 cho đến khoảng 3 lần, thậm chí có thể cao hơn.

Về giá một bậc hay giá thống nhất cho mọi mức độ riêng biệt, thực ra đó là tương lai chúng ta sẽ hướng tới. Bởi theo kế hoạch Cục Điều tiết điện lực có đề xuất với Chính phủ, đến năm 2023 và 2025, thị trường bán lẻ điện phải hoàn tất. Chính vì vậy, sẽ không còn câu chuyện giá bậc thang mà phải là giá thống nhất.

Khoảng 5 năm nữa, chúng ta tiến đến hoàn tất thị trường bán lẻ điện, trên con đường này, số bậc thang chúng ta đang cố gắng giảm dần, trước đây là 7 bậc bây giờ xuống còn 5 bậc. Phải có một giai đoạn quá độ nào đó xuống còn 3 bậc để đến năm 2025, chúng ta còn 1 bậc.

Vậy ông đánh giá như thế nào về phương án giá điện 5 bậc thang theo kịch bản thứ nhất, do Bộ Công Thương đề xuất?

GS.TSKH Trần Đình Long: Phương án mà Bộ Công Thương đề xuất lần này tương đối là hợp lý. Hai bậc đầu thực chất là giá không chênh lệch mấy, nếu để 2 bậc thì sẽ hơi phức tạp, vì thế ta gộp lại thành 1 bậc lấy giá trung bình.

Tiếp đó, khung điện năng phải trả giá cao nhất lần này cũng được nâng lên, hiện đang áp dụng là 400 kWh và được đề xuất lên 700 kWh, tôi cho rằng đề xuất như vậy phù hợp với thực tế tiêu thụ điện ở nước ta và phù hợp với mức độ tăng trưởng trong nhu cầu sinh hoạt của người tiêu dùng. Những hộ tiêu thụ dưới 700 kWh/tháng sẽ trả mức thấp hơn so với biểu giá hiện hành.

Song tôi cũng đề xuất, bước nhảy giữa các bậc cũng nên xem xét lại để lựa chọn ra phương án tốt nhất cho sự phát triển của ngành điện. Theo kinh nghiệm quốc tế, họ có 2 cách thiết kế biểu giá bậc thang. Thứ nhất, thiết kế các bước nhảy tương đối đồng đều hoặc muốn tác dụng điều tiết mạnh hơn thì thiết kế bước nhảy tăng dần, những bước sau phải trả mức giá cao hơn nhiều so với bước trước.

Đề xuất điều chỉnh giá điện 6 tháng/lần

Việc duy trì khoảng thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện khoảng 15 tháng/lần trong hai lần điều chỉnh gần nhất, cùng thời điểm điều chỉnh giá trùng với khoảng thời gian chuyển mùa đã khiến hoá đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng đột biến, tạo ra áp lực lớn lên chi tiêu hàng tháng của người dân. Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về chu kỳ điều chỉnh giá điện hiện nay?

GS.TSKH Trần Đình Long: Cách điều chỉnh giá điện của chúng ta hiện nay đã gây khó cho ngành điện. Chúng ta luôn khẳng định chúng ta xây dựng kinh tế thị trường mà bản chất của kinh tế thị trường là đầu vào và đầu ra phải tương ứng với nhau. Trong thời gian qua, chu kỳ điều chỉnh giá điện từ 2 đến 3 năm mới thay đổi một lần là chúng ta kìm lại một cách không tự nhiên.

Đến khi giá thành đầu vào tăng thì chúng ta lại phải điều chỉnh một bước nhảy quá lớn, gây khó cho người tiêu dùng. Tôi đề nghị nên nghiên cứu lại và thử nghiêm chỉnh chấp hành điều chỉnh 6 tháng một lần, các cơ quan quản lý và giá điện hoàn toàn có thể tính toán được hết các kịch bản về giá.

Vậy các cơ quan quản lý Nhà nước và nhà hoạch định chính sách cần làm gì để đưa hoạt động điều chỉnh giá điện ở nước ta tiến gần hơn tới cơ chế thị trường, thưa ông?

GS.TSKH Trần Đình Long: Giá điện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của xã hội như tỉ giá hối đoái… Hiện nay, chúng ta đang xây dựng biểu giá điện bậc thang theo lượng điện năng sử dụng của từng hộ tiêu thụ, cái này không đúng vì thực hiện công bằng xã hội đối với từng công dân ở trong nước chứ không phải đối với từng hộ gia đình, có hộ gia đình có một người.

Nhưng có hộ có từ 15-20 người, hộ nào càng đông thì theo biểu giá điện bậc thang hiện nay thì càng thiệt cho người sử dụng. Vì vậy, trong tương lai, biểu giá này cần nghiên cứu theo chiều hướng giảm bớt xuống 3 bậc và bậc không tính theo hộ gia đình mà theo từng người sử dụng.

Hướng tới thị trường bán lẻ điện cạnh tranh

Những năm gần đây, chúng ta đã nhắc nhiều tới thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Theo ông, chúng ta cần chuẩn bị những gì để sớm đạt được mục tiêu này?

GS.TSKH Trần Đình Long: Thị trường điện là xu thế tất yếu. Trong Luật Điện lực đã quy định thị trường điện Việt Nam sẽ phát triển theo 3 cấp độ: Phát điện cạnh tranh, bán buôn cạnh tranh và bán lẻ cạnh tranh. Việt Nam đã qua giai đoạn phát điện cạnh tranh, đang thực hiện bán buôn cạnh tranh và sắp tới chúng ta sẽ tiến vào bán lẻ cạnh tranh.

Song thực thế việc phát điện cạnh tranh, bán buôn cạnh tranh hiện nay cũng còn nhiều vấn đề, không bảo đảm được cạnh tranh bình đẳng. Trước đây, điện quản lý theo các công ty, đơn vị. Nhưng hiện nay, hoàn cảnh kinh doanh của các công ty điện lực khác nhau. Trong khi các công ty lớn ở TP.HCM, Hà Nội thuận lợi hơn vì khoảng cách gần, khách hàng hộ tiêu thụ lớn thì doanh nghiệp ở các địa phương khác không có được yếu tố thuận lợi như vậy. Và EVN đã giải quyết chênh lệch này bằng giá điện nội bộ. Doanh nghiệp nào khó khăn thì EVN bán đầu vào rẻ hơn để bảo đảm lợi ích gần tương đương nhau.

Sang bán buôn cạnh tranh, cơ chế này không thực hiện được vì đã là cạnh tranh thì phải quy định đầu vào. Theo tôi được biết, hiện nay, EVN điều tiết nếu công ty nào khó khăn thì cho mua ở nhà máy rẻ hơn, còn công ty nào thuận lợi thì mua đắt hơn, như vậy là chưa có cạnh tranh, vẫn có sự quản lý hết sức sâu của đơn vị kinh doanh phía trên.

Còn đối với bán lẻ, sắp tới Cục Điều tiết cũng đưa ra phương án nhưng cũng còn nhiều khó khăn.

Theo tôi, việc chúng ta phải làm trước tiên là tách chức năng bán lẻ và chức năng phân phối riêng ra. Hiện nay, có 5 tổng công ty điện lực bán lẻ, mà đã bán lẻ cạnh tranh thì không hạn chế số lượng. Muốn mở ra một công ty bán lẻ điện cạnh tranh thì chỉ cần đáp ứng đủ yều cầu, tiến tới bước đó thì cũng còn lâu về khung thể chế, điều kiện vật chất, các quy định…

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ