GS. Đặng Hùng Võ: 'Chưa tháo gỡ được sự chật hẹp của hành lang pháp lý về condotel'

Nhàđầutư
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, văn bản 703/BTNMT- TCQLĐĐ do bộ này ban hành mới đây chưa thật sự tháo gỡ được sự “chật hẹp” của hành lang pháp lý hiện hành về condotel.
NHÂN HÀ
27, Tháng 02, 2020 | 11:30

Nhàđầutư
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, văn bản 703/BTNMT- TCQLĐĐ do bộ này ban hành mới đây chưa thật sự tháo gỡ được sự “chật hẹp” của hành lang pháp lý hiện hành về condotel.

Untitled

Ảnh minh họa

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có văn bản số 703/BTNMT- TCQLĐĐ ngày 14/2/2020 gửi Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn chế độ sử dụng đất và việc cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở.

38_ohfa_nhfw

 

Văn bản 703/BTNMT- TCQLĐĐ do bộ này ban hành mới đây chưa thật sự tháo gỡ được sự “chật hẹp” của hành lang pháp lý hiện hành về condotel

GS. Đặng Hùng Võ

Văn bản của Bộ TN&MT đưa ra đã phần nào giải tỏa những băn khoăn, lo lắng của nhà đầu tư.

Theo GS. Đặng Hùng Võ, văn bản 703/BTNMT- TCQLĐĐ do Bộ TN&MT ban hành mới đây chưa thật sự tháo gỡ được sự “chật hẹp” của hành lang pháp lý hiện hành về condotel.

Theo ông Võ, với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, cơ hội để thị trường bất động sản du lịch tăng trưởng là rất tiềm năng. Tuy nhiên, nhiều khó khăn cho thị trường này vẫn chưa được giải quyết. Ngay cả cơ hội từ Văn bản 703 của Bộ TN&MT ban hành mới đây chắc chắn là không. “Bởi vì, nó chỉ có tác động hướng dẫn thực thi theo pháp luật hiện hành. Trong khi đó, những điểm còn có cách hiểu khác nhau giữa các địa phương thì văn bản này đã thống nhất lại theo đúng quy định pháp luật hiện hành để các địa phương thực hiện”, ông Võ nói.

Bình luận về văn bản nói trên, ông Võ cho hay, văn bản này đang nhìn nhận loại hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vốn là chung cư – khách sạn theo hướng mà Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch xác định condotel là khách sạn, không có vế chung cư.

Luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông cho rằng, từ trước đến nay, chúng ta hô hào phấn đấu đạt tăng trưởng du lịch cao, nhưng chúng ta lại chưa có số liệu về phát triển Condotel nói riêng. Trong khi đó, doanh nghiệp cần dữ liệu để quyết định đầu tư, trong khi địa phương cần dữ liệu để quyết định cấp phép cho các dự án condotel.

"Do đó, tôi cho rằng chúng ta đang chạy theo cái ngọn chứ chưa phải cái gốc của vấn đề. Chúng tôi đang tiếp nhận 20 vụ việc liên quan dự án condotel. Với những mập mờ về pháp lý, mập mờ về quản lý khai thác hiện nay, tôi rút ra 3 điều, một là nhà đầu tư thứ cấp thua thiệt, hai là Nhà nước thua thiệt, ba là chỉ có chủ đầu tư hưởng lợi. Như vậy, phát triển loại hình này không thể bền vững", ông Huế nói.

Ông Huế cho biết, từng tư vấn cho chủ đầu tư tại Nha Trang (Khánh Hoà), nhưng đại diện chủ đầu tư vừa mới bị bắt trước Tết vì tội danh lừa đảo. Dự án Condotel có cam kết cao nhưng có nhiều nhà đầu tư không có năng lực thực thi các dự án này. Nếu không có hành lang pháp lý, thì dự báo trong 5 năm tới thị trường condotel sẽ rất khó khăn, thậm chí bị vỡ trận.

"Cũng vì thành tích kêu gọi đầu tư cho địa phương, sức ép ngân sách, các tỉnh cấp phép bừa dự án, đẩy nhà đầu tư vào tình thế bị đem con bỏ chợ", ông Huế phân tích.

ongvanthanh

Ông Vũ Văn Thanh – Vụ trưởng Vụ khách sạn, Tổng Cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Liên quan đến vấn đề này, ông Vũ Văn Thanh – Vụ trưởng Vụ khách sạn (Tổng Cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho biết, xu hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam, trong đó có condotel là cơ sở để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng.

Ông Thanh cho rằng, những năm vừa qua, du lịch nghỉ dưỡng phát triển mạnh bởi chúng ta có tài nguyên du lịch, trên cơ sở đó phát triển các sản phẩm du lịch. Cụ thể, chúng ta có bờ biển dài, nhiều đảo, vịnh đẹp, đặc biệt ở khu vực Nam Trung Bộ, miền Trung và miền Nam nắng ấm bốn mùa, thu hút khách du lịch. Nền văn hoá đặc sắc và an ninh tốt là điều kiện cho tăng trưởng du lịch cao trong nhiều năm qua.

Ông Thanh cho biết thêm, Việt Nam cũng đạt được nhiều giải thưởng danh giá của các tổ chức quốc tế. Riêng năm 2019, Việt Nam là “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á”, “Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019”… Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam được trao tặng danh hiệu “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2019”.

Theo ông Thanh, về số khách du lịch, nếu như vào năm 1994 Việt Nam mới chỉ có 1 triệu khách quốc tế, thì đến năm 2015 đã có tới 7,9 triệu, và tiếp tục tăng lên trên 18 triệu năm 2019. Dự báo đến 2020, chúng ta dự kiến đón 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 830.000 tỉ đồng. Năm 2035, mục tiêu là 35 triệu khách du lịch quốc tế.

Ông Thanh cho hay, nếu trong năm 2015, Việt Nam có 19.000 cơ sở lưu trú thì tới năm 2019 đã có 30.000 cơ sở với 650.000 phòng. Đặc biệt trong đó, nhiều khu nghỉ dưỡng của Việt Nam phát triển với quy mô chất lượng và đẳng cấp đã ngang tầm quốc tế, InterContinental Đà Nẵng 2 năm liền là Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất châu Á.

“Đảng và Chính phủ cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chiến lược phát triển du lịch năm 2030 cũng tái khẳng định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn”, ông Thanh nói.

Vị đại diện của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thông tin, trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, ngành Du lịch đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 11,5 - 12%/năm. Năm 2020, Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.

Đặc biệt, tại các địa phương có du lịch nghỉ dưỡng như Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Phú Quốc… có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước. Du lịch nghỉ dưỡng cũng chiếm tỷ trọng lớn về lượng khách và doanh thu du lịch của các địa phương này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ