Gói giải cứu nào cho nền kinh tế?
Bộ trưởng KH&ĐT đang đứng trước nhiệm vụ nặng nề khi là người chủ trì soạn thảo Chương trình phục hồi, phát triển gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.
Chương trình này được thiết kế với liều lượng như thế nào để đủ tầm với đòi hỏi của thực tiễn, nhưng lại phải không gây bất ổn vĩ mô, đó là bài toán Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng băn khoăn với mục tiêu sao cho nền kinh tế không “lỡ nhịp” với thế giới.
Ít nhất, chương trình đó phải đáp ứng nhiều mục tiêu như phòng chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19; có giải pháp hỗ trợ khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp (DN), nhất là DN nhỏ và vừa, DN có khả năng khôi phục; cho người nghèo, người yếu thế, người lao động, nhất là trong khu vực dịch vụ, công nghiệp.
Và hơn nữa, chương trình đó phải có các giải pháp căn cơ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng đến phát triển nhanh, bền vững hơn trong tương lai.
Một chương trình đa mục tiêu và quy mô lớn như vậy là khẩn cấp và cần thiết để ứng phó với mức độ tàn khốc của dịch bệnh cũng như ngăn chặn rủi ro suy thoái kinh tế chưa từng có trong “lịch sử thống kê”.
Thế giới đang phục hồi
Theo IMF, nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng 6% năm nay và 4,9% năm 2022. So với dự báo trước đó của định chế này hồi tháng 4, triển vọng kinh tế của các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở châu Á, đã được điều chỉnh giảm do COVID-19 bùng phát. Ngược lại, dự báo tăng trưởng của các nước tiên tiến được điều chỉnh tăng lên do việc triển khai vắc xin diện rộng và những thay đổi trong chính sách hỗ trợ.
Trong bối cảnh đó, các quốc gia trong khu vực như Thái Lan đã có những gói hỗ trợ lên đến 11,4% GDP, Malaysia 5,3% GDP.
Ở Thái Lan, chính phủ đã hỗ trợ các DN du lịch và lữ hành thông qua ưu đãi thuế và chương trình cho vay trị giá 4,8 tỷ USD. Ngân hàng Thái Lan cũng hỗ trợ các DN vừa và nhỏ vay khoản vay trị giá 15,9 tỷ USD. Chính phủ dành khoảng 12,7 tỷ USD cho các dự án phục hồi kinh tế và xã hội. Đây là những số liệu được TS. Bùi Quang Tuấn, Viện Kinh tế Việt Nam tổng hợp.
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản phản ứng khá nhanh với các diễn biến phức tạp của tình hình đại dịch, với một loạt gói chính sách nhằm đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội nói chung và thúc đẩy du lịch nói riêng. Đối với ngành du lịch, chính phủ và chính quyền địa phương đã thực hiện một số trợ cấp như phát động chiến dịch “Go To Travel” với ngân sách lên tới 1,7 nghìn tỷ yên (15,490 tỷ USD).
Gói hỗ trợ lọt thỏm
Những số liệu đó làm Bộ trưởng Dũng suy nghĩ. Ông tính toán, chính sách hỗ trợ của Việt Nam có quy mô khoảng 6,7 tỷ USD bao gồm chính sách tài khóa về thuế, phí, lệ phí và về tiền tệ với khoanh nợ, giãn nợ, gia hạn và giảm lãi suất các khoản vay... Nếu tính cả các khoản hỗ trợ qua các kênh khác như Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, các khoản miễn, giảm cước viễn thông, điện, nước, học phí, quy mô các gói hỗ trợ năm nay là khoảng 10,45 tỷ USD, tương đương 2,84% GDP.
Ông Dũng tỏ ra băn khoăn khi tổ chức một cuộc tham vấn với các nhà kinh tế cuối tuần trước: “Mức hỗ trợ này vẫn là mức thấp. Các chính sách hỗ trợ vẫn chủ yếu nhằm giải quyết khó khăn ngắn hạn về tài chính của DN, người dân, chủ yếu tác động về phía cung của nền kinh tế; thiếu các giải pháp mang tính tổng thể, dài hạn, đồng bộ với nguồn lực đủ lớn để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế gắn với cải cách cơ cấu, cải thiện năng lực cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc trong tương lai”.
Cấp cứu theo cách phi truyền thống
TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, nếu không có chương trình phục hồi thì rất khó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của 2022-2024 sau khi liên tục 2 năm nay đã không đạt mục tiêu.
Ông cho rằng, so với giai đoạn 1999-2011, chính sách bây giờ tốt hơn nhiều. Lạm phát ổn định, tài chính tuy có rủi ro nhưng vẫn vững chắc, bội chi ngân sách và nợ công đã giảm nhiều so với GDP. Cán cân đối ngoại vẫn tốt, thị trường ngoại tệ cao gấp 4 lần thời kỳ trước.
“Dư địa chính sách nhỏ hay to, còn hay không do chúng ta tự quan niệm, đánh giá. Tôi cho rằng đến lúc này cần mạnh chi, nếu không chi là có tội. Không thể chi tiêu bủn xỉn như thời gian vừa rồi trong đại họa như thế này”, ông Cung nói.
“Giải pháp phải mạnh và ngay lập tức, cách thức ứng xử phải phi truyền thống chứ nếu cứ áp dụng hành chính tuần tự như vừa rồi thì rất khó với hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng”, ông nói.
Gánh nặng lên tài khóa hay tiền tệ?
Một chuyên gia phân tích, tăng trưởng kinh tế quý III âm 6,17%. Kể từ năm 2000 khi ngành thống kê bắt đầu tính GDP theo quý, chưa bao giờ xảy ra tình trạng này.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đó là đại dịch đợt 4 đánh trực diện vào các trung tâm kinh tế trọng điểm, nhất là TP.HCM và miền Đông Nam Bộ… dẫn đến phong tỏa diện quá rộng, kéo quá dài. Từ đó, bên cạnh gây đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa như quý II năm trước, thì quý III năm nay gây thêm đứt gãy chuỗi cung ứng lao động.
Đứt gãy chuỗi cung ứng lao động gây tác hại ghê gớm về kinh tế, nhưng khôi phục khó khăn và chậm hơn nhiều. Mấy hôm nay dịch bệnh có lắng xuống, các địa phương có nới lỏng giãn cách, mà người lao động tiếp tục bỏ về quê.
Tuy nhiên, chuyên gia này không ủng hộ dùng chính sách tiền tệ để cứu trợ kinh tế. Lý do là ở các nước, nguồn lực hỗ trợ DN và người dân là từ tài chính (thuế, phí..), từ ngân sách. Trong khi đó, ở ta là từ ngân hàng thương mại.
“Cả thế giới xem ngân hàng thương mại là đối tượng cần được hỗ trợ, cứu trợ, chứ không phải ngược lại như ta đang làm, bởi đây là lĩnh vực kinh doanh đầy rủi ro… Ta chọn ngân hàng thương mại làm đội quân xung kích đi cứu trợ DN là lầm lẫn”, ông nói.
Lấy kinh nghiệm xử lý vụ vỡ nợ Quỹ tín dụng nhân dân cuối những năm 1980, hay xử lý ngân hàng yếu kém cách đây chừng 1 thập kỷ với nhiều hệ lụy dai dẳng đến ngày nay, ông cho rằng, phải hết sức thận trọng trong việc sử dụng nguồn lực từ ngân hàng trong hỗ trợ DN bởi nguy cơ đối với một số ngân hàng thương mại vẫn đang rình rập.
“Vì thế, ngay từ bây giờ phải tính sát các kịch bản và phải xin tăng tỷ lệ bội chi ngân sách, tăng tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ… Phải là chính sách tài khóa”, ông nói.
(Theo Vietnamnet)
- Cùng chuyên mục
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sự kiện - 18/11/2024 17:03
Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, vẫn còn một số cây bị gãy, đổ trên các tuyến đường, khu đô thị, khu dân cư chưa được kiểm tra, xử lý, thu dọn; một số cây bị nghiêng, đổ chưa được chống dựng lại.
Sự kiện - 18/11/2024 16:36
Tổng bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu
"Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức; yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao… đã thúc đẩy đổi mới giáo dục trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó", Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá.
Sự kiện - 18/11/2024 12:57
MTTQ Thủ đô ngày càng có nhiều đổi mới, cán bộ được trẻ hóa
Theo Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ-Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội) Phạm Ngọc Thảo nhận định, cán bộ MTTQ Thủ đô được trẻ hóa, cơ sở vật chất cho hoạt động được quan tâm đầu tư hơn hẳn trước đây.
Sự kiện - 18/11/2024 11:26
Nguyên Trợ lý Chủ tịch nước làm Tổng Giám đốc HFIC
Ông Trương Tuấn Anh, chuyên viên cao cấp Văn phòng Chủ tịch nước, nguyên Trợ lý Chủ tịch nước được Chủ tịch UBND TP.HCM tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc HFIC.
Sự kiện - 18/11/2024 10:48
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương
Ngày 17/11 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.
Sự kiện - 18/11/2024 07:37
Tổ chức tọa đàm 'Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản'
Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".
Sự kiện - 18/11/2024 07:00
Hãng máy bay lớn thứ 3 thế giới muốn khai thác đường bay Hà Nội - TP.HCM
Từng cung cấp 5 máy bay cho Bamboo Airways, tập đoàn đa ngành Embraer của Brazil đang tiếp tục trao đổi với các đối tác của Việt Nam để mở rộng hợp tác.
Sự kiện - 18/11/2024 06:30
Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Sự kiện - 17/11/2024 11:18
Chủ tịch Quảng Trị làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sự kiện - 17/11/2024 07:32
Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính TP. Hà Nội
Việc ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính là một bước tiến quan trọng, khẳng định quyết tâm của TP.Hà Nội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý và cung cấp dịch vụ công.
Sự kiện - 16/11/2024 17:13
4 Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của Quảng Trị
Các Phó Thủ tướng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của tỉnh Quảng Trị sau chuyến thăm, làm việc của Tổng Bí Thư Tô Lâm
Sự kiện - 16/11/2024 10:03
[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm
"Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" là một trong những thông điệp hết sức quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm. Thông điệp này cung cấp tầm nhìn chiến lược cho những cố gắng cải cách của Việt Nam chúng ta hiện nay.
Sự kiện - 16/11/2024 09:59
Google: AI có thể mang lại hàng chục tỷ USD cho doanh nghiệp Việt
Với việc áp dụng rộng rãi AI, lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tơi hơn 79 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP của Việt Nam
Sự kiện - 16/11/2024 06:50
Sắp tổ chức Diễn đàn giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp
Các Khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam đang đứng trước xu hướng chuyển đổi toàn diện để giữ chân khách hàng và thu hút các dự án công nghệ cao, quy mô lớn.
Sự kiện - 16/11/2024 06:47
Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình 'Cùng nhau giữ nước'
Theo UBND TP. Hà Nội, chương trình nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Sự kiện - 15/11/2024 20:09
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 2 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago