[Góc nhìn chuyên gia] ‘Kịch bản’ nào cho VN-Index?

Nhàđầutư
Thị trường chứng khoán trong khu vực đã diễn biến tích cực, tuy vậy có thể thấy chỉ số chứng khoán trong nước lại khá “đuối” khi dòng tiền mới vẫn không nhập cuộc. Hệ quả là, chỉ số đã lao dốc và “đảo chiều” giảm 2 điểm trong phiên giao dịch 2/4.
HÓA KHOA
03, Tháng 04, 2019 | 06:27

Nhàđầutư
Thị trường chứng khoán trong khu vực đã diễn biến tích cực, tuy vậy có thể thấy chỉ số chứng khoán trong nước lại khá “đuối” khi dòng tiền mới vẫn không nhập cuộc. Hệ quả là, chỉ số đã lao dốc và “đảo chiều” giảm 2 điểm trong phiên giao dịch 2/4.

nhadautu - thi truong chung khoan vietnam dieu chinh

 

Nhadautu.vn đã có trao đổi với ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc phân tích Công ty CP Chứng khoán Yuanta Việt Nam, ông Triệu Quang Đức - Chuyên viên cao cấp Thị trường & Phân tích kỹ thuật Công ty CP Chứng khoán VPS.

Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc phân tích Công ty CP Chứng khoán Yuanta Việt Nam: Nhà đầu tư nên đứng ngoài thị trường và không mua lại cổ phiếu

Dù TTCK Hoa Kỳ và trong khu vực tăng điểm tốt, tuy vậy không thể khẳng định đây là thông tin ảnh hưởng tức thì đến TTCK Việt Nam.

Tôi đánh giá về xu hướng, TTCK Việt Nam sẽ có xu hướng “side-way” 980 điểm và vận động phân hóa theo từng mã, và nhà đầu tư nên tập trung về phía các mã có kết quả kinh doanh quý I/2019 tích cực và kế hoạch kinh doanh 2019 (do đang trong mùa ĐHĐCĐ).

Một điểm đáng chú ý là dù dòng tiền thời gian gần đây tương đối thấp, thanh khoản sụt giảm, nhưng các mã midcap và mã đầu cơ vẫn thu hút dòng tiền và chuyên biệt theo từng cổ phiếu.  

Dù sao, chúng tôi cũng khuyến nghị nhà đầu tư nên đứng ngoài thị trường và không nên giao dịch mua lại cổ phiếu.

Nhiều nhà đầu tư cũng viện dẫn việc thị trường suy giảm có phần vô lý do kết quả GDP quý I/2019 tăng trưởng tốt (cụ thể GDP ước tính tăng 6,79% so với cùng kỳ, kém hơn mức 7,45% so với cùng kỳ quý I/2018). Tuy vậy, tôi đánh giá mức này có vẻ là thấp và có lẽ sẽ ảnh hưởng nhất định tới tăng trưởng GDP trong năm 2019. Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác như nhóm Nông nghiệp chỉ tăng 1,84%, thấp nhất trong 8 quý; nhóm Công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng 12,35%, thấp nhất 7 quý; CPI tháng 3 giảm -0,21% so với tháng 2, kéo giảm CPI tính từ đầu năm xuống +0,69%;...

Với thị trường chứng khoán phái sinh, phiên ATC ghi nhận hợp đồng phái sinh thậm chí đã giảm sàn, mức “basis” trên thị trường theo đó đã mở rộng đáng kể lên gần 18,50 điểm. Điều này phần nào cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang rất bi quan.

Mức “basis” lớn cũng khiến cho nhà đầu tư mở vị thế “long” cũng không được (do rủi ro TTCK cơ sở giảm điểm) và “short” cũng không xong (do “basis” lớn quá).

Ông Triệu Quang Đức - Chuyên viên cao cấp Thị trường & Phân tích kỹ thuật Công ty CP Chứng khoán VPS: Thị trường đã đạt mô hình “vai đầu vai” và hình thành xu thế giảm

TTCK quốc tế tăng điểm trong bối cảnh đàm phán thương mại Mỹ - Trung có chút khả quan. Với các vấn đề trong nước, tôi vẫn bảo lưu quan điểm khi hiện tượng chốt NAV không còn, lực đỡ không có và thị trường dễ dẫn đến suy giảm. Ngoài ra, tuần giao dịch trước (25/3 – 29/3) ghi nhận khối tự doanh chỉ mua ròng 2 phiên đầu tiên và bán ròng 3 phiên giao dịch còn lại, dòng tiền nội mới trong nước không còn nữa, không lạ khi chỉ số suy giảm.

Về mặt kỹ thuật, nhiều nhà đầu tư đang lo ngại khi VN-Index đã đạt mô hình “vai đầu vai” (vai bên phải đạt gần vùng 1.000 điểm) và hình thành xu hướng giảm điểm.

Dù sao, thực tế gần đây có thể thấy chỉ số được kéo hoàn toàn bởi cổ phiếu trụ, không phải lực mua thực sự, tôi vẫn thiên về chỉ số sẽ giảm ngắn hạn và dao động từ 960 – 1.000 điểm.

Về vĩ mô, tôi chỉ lo ngại vấn đề lạm phát đến từ yếu tố giá điện tăng. 

Tựu chung lại, câu hỏi đặt ra là thị trường trong thời gian tới sẽ điều chỉnh giảm ngắn hạn hay sẽ “downtrend” thực sự? Cũng một lo ngại khác là TTCK quốc tế tăng tốt thì TTCK Việt Nam tăng ít hoặc giảm (như 2/4), nhưng nếu TTCK quốc tế gặp cú sốc, VN-Index sẽ suy giảm rất mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ