Gỡ bỏ nút thắt thị thực, 'thả con tép bắt con tôm'

Nhàđầutư
Phí thị thực có giá trị một lần cho người nước ngoài đến Việt Nam là 25USD. Nếu Việt Nam gỡ bỏ rào cản thị thực cho hơn 100 quốc gia thì mỗi năm sẽ mất đi hàng trăm triệu USD từ nguồn này. Thế nhưng, nếu thu hút được du khách đến nước ta chi tiêu mỗi ngày tối thiểu cũng phải 100USD.
NGUYỄN TRANG
07, Tháng 02, 2018 | 07:00

Nhàđầutư
Phí thị thực có giá trị một lần cho người nước ngoài đến Việt Nam là 25USD. Nếu Việt Nam gỡ bỏ rào cản thị thực cho hơn 100 quốc gia thì mỗi năm sẽ mất đi hàng trăm triệu USD từ nguồn này. Thế nhưng, nếu thu hút được du khách đến nước ta chi tiêu mỗi ngày tối thiểu cũng phải 100USD.

11-1514108012927-69-0-968-1600-crop-1514108019687

 Nguồn thu từ chi tiêu mua sắm của lượng khách du lịch sẽ vượt trội hơn nhiều so với thu phí thị thực

Rào cản visa khiến du lịch Việt Nam thất thu

Trong tháng 1/2018, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước tính là hơn 1 triệu lượt người, tăng 42,0% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều tăng. Cụ thể khách đến từ Trung Quốc tăng 69%; Hàn Quốc tăng 84%; Đài Loan tăng 22,9%; Malaysia tăng 35,5%; Thái Lan tăng 11,3%; Singapore tăng 16%; Campuchia tăng 36,6%. Khách đến từ các thị trường xa ở châu Âu cũng tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2017…

So với tháng 12/2017, khách quốc tế đến nước ta tăng 12,1%, trong đó khách đến từ châu Âu, châu Mỹ, châu Úc tăng mạnh do Việt Kiều về quê ăn Tết Mậu Tuất, đồng thời ở các nước châu Âu, châu Mỹ đang là kỳ nghỉ đông nên nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người dân khá lớn.

Việt Nam chỉ đang miễn visa cho 22 quốc gia. Trong đó, 10 quốc gia có lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất lại gần như không có tên trong danh sách. 

Hiện tại, chỉ những khách du lịch đơn lẻ nước ngoài mang hộ chiếu ASEAN đến Việt Nam trong thời gian lưu trú không quá 30 ngày và những khách du lịch đơn lẻ mang hộ chiếu Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga được phép nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày thì không cần thị thực.

Xét về góc độ hỗ trợ du lịch phát triển, chúng ta chưa miễn visa đúng thị trường có nhu cầu miễn nhất. Chính sách visa liên quan mật thiết đến chính sách ngoại giao, phải bảo đảm an ninh, an toàn và đảm bảo nguồn thu từ visa.

Theo các chuyên gia, chính sách thị thực của Việt Nam vẫn còn kém xa về tính cởi mở so với các nước trong khu vực. Muốn phát triển mạnh du lịch, chúng ta phải chấp nhận có những thị trường đưa ưu đãi đơn phương như cách Singapore, Malaysia hay Philippines đang làm. 

Vừa qua, đại diện Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tiếp tục kiến nghị Chính phủ nới lỏng thủ tục nhập cảnh cho du khách. Cụ thể, EuroCham đề nghị mở rộng danh mục các quốc gia được miễn thị thực, bao gồm tất cả các quốc gia Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), có nhiều hoạt động thương mại đáng kể với Việt Nam, hay các đối tác đầu tư và thị trường du lịch mục tiêu.

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, Chính phủ đã đồng ý tiếp tục áp dụng chính sách miễn visa nhập cảnh đối với năm quốc gia châu Âu là Anh, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha đến Việt Nam từ ngày 1/7/2017 đến 30/6/2018.

Mới đây, EuroCham đề xuất quy định này nên có thời hạn 5 năm. Thời gian miễn thị thực có thể kéo dài từ 15 lên 30 ngày. Chính phủ có thể cho phép cấp thị thực tại cửa khẩu với thời hạn lên 72 ngày với hành khách nối chuyến bay, và thực hiện tốt hơn việc cấp thị thực điện tử (e-visa).

Nhìn sang một số quốc gia có lượng người Việt đến du lịch nhiều như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan trong 2 năm trở lại đây chính sách thị thực đang được nới lỏng rất nhiều.

Được nhiều hơn mất

Việc mở rộng các quốc gia được miễn thị thực, đơn giản hóa thủ tục và thực hiện tốt hơn e-visa đã được phân tích nhiều. Song vẫn còn đó những băn khoăn, như bình quân mỗi khách đóng phí 25USD, nếu mở rộng miễn thị thực sẽ thất thu một khoản không nhỏ.

Thử làm một phép tính đơn giản, bình quân mỗi khách quốc tế đóng phí thị thực là 25USD thì tổng số tiền thu được từ nguồn này trong năm 2017 có thể là 162,5 triệu USD.

Thoạt nhìn việc miễn thị thực đúng là có thất thu, nhưng cần phải có một cái nhìn rộng hơn. 25USD sẽ không thấm vào đâu bởi nếu thu hút được du khách đến nước ta chi tiêu mỗi ngày tối thiểu cũng phải 100USD.

Với Việt Nam, chính sách miễn visa vẫn gây lo ngại sẽ thất thu không nhỏ cho ngân sách. Thế nhưng, các chuyên gia khẳng định nguồn thu từ chi tiêu mua sắm của lượng khách du lịch tăng lên từ chính sách này cũng như lợi ích từ việc tạo công ăn việc làm cho người dân sở tại sẽ vượt trội hơn nhiều. 

Thực tế, từ khi chính sách miễn thị thực cho 5 nước công nghiệp phát triển đã giúp lượng khách từ các nước này đến Việt Nam tăng trưởng đáng kể, trung bình 15% trong vòng 12 tháng kể từ khi miễn thị thực. 

Theo điều tra của Tổng cục Du lịch, mức chi tiêu trung bình của du khách từ 5 nước Tây Âu được miễn thị thực tại Việt Nam là 1.316USD. Với số lượng khách tăng thêm 87.000 lượt người năm 2016 mang lại tổng thu trực tiếp tăng thêm đạt hơn 114 triệu USD, thu gián tiếp và lan tỏa đạt hơn 124 triệu USD. Tổng thu tăng thêm từ lượng khách du lịch từ 5 nước Tây Âu ước đạt hơn 238 triệu USD.

Tất nhiên, câu chuyện miễn thị thực góp phần kích cầu cho du lịch Việt. Nhưng miễn thị thực phải đi kèm với việc đổi mới cách làm du lịch, tăng thêm nhiều sản phẩm cho du khách, đồng thời kiểm soát tốt chất lượng dịch vụ du lịch. Như vậy Việt Nam mới có thể trở thành điểm đến hấp dẫn trong mắt du khách, khiến du khách muốn lưu trú lâu, muốn quay lại nhiều lần.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ