Giải pháp nào để thu hút FDI vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Theo các chuyên gia, ĐBSCL cần tập trung đa dạng hoá kinh tế, thúc đẩy công nghiệp chế biến, dịch vụ, năng lượng tái tạo, nâng cấp hạ tầng, đặc biệt là giao thông và logistics, cải thiện chính sách thu hút đầu tư, đào tạo lao động và ứng dụng công nghệ cao và liên kết vùng.

Vì sao FDI vào ĐBSCL thấp?
Dữ liệu từ Báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho thấy, hiệu quả đầu tư tại ĐBSCL trong giai đoạn 2014 - 2023 có dấu hiệu suy giảm so với giai đoạn trước (từ 2001 - 2013). Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) của vùng tăng lên 3,6, cao hơn mức trung bình 3,2 của cả nước.
Theo các chuyên gia kinh tế, các nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả đầu tư suy giảm bao gồm hạn chế về cơ sở hạ tầng; Chi phí đầu tư cao do nền đất yếu và thiếu nguyên vật liệu xây dựng; Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ; Tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu; bất cập trong chính sách và quy hoạch; Thiếu hụt lao động tay nghề cao và công nghệ cũng như phụ thuộc quá mức vào các ngành truyền thống có giá trị gia tăng thấp.
Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), TS. Vũ Thành Tự Anh, Giảng viên cao cấp Đại học Fulbright Việt Nam, đại diện nhóm nghiên cứu cho hay, FDI vào ĐBSCL vẫn ở mức thấp.
"Năm 2024, ĐBSCL thu hút được 142 dự án FDI với tổng vốn đăng ký mới là 759 triệu USD, chiếm chưa tới 2% tổng vốn FDI của cả nước, thấp hơn đáng kể so với vùng khác. FDI chỉ chiếm 6,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của vùng, thấp hơn mức 16,3% cả nước. Những rào cản chính khiến ĐBSCL khó thu hút FDI là do hạn chế về cơ sở hạ tầng, chi phí đầu tư cao, quy mô thị trường nhỏ, thiếu lao động kỹ năng và rủi ro biến đổi khí hậu", TS. Vũ Thành Tự Anh cho biết.
Theo vị chuyên gia này, cả khu vực tư nhân lẫn FDI đều chưa đóng vai trò là động lực có tính bứt phá cho cả sự phát triển ngành chế biến chế tạo ở ĐBSCL. Ngoài ra, cơ cấu sản phẩm công nghiệp của vùng phụ thuộc nhiều vào chế biến nông sản, chưa có sự đa dạng hoặc mở rộng.
Trong khi đó, ngành năng lượng lại là điểm sáng khi thu hút một lượng vốn đáng kể, nhờ vào chính sách giá FiT ưu đãi điện gió và điện mặt trời. Nhờ vậy, giai đoạn 2019-2021, chứng kiến sự bùng nổ của năng lượng tái tạo, với vốn đầu tư đạt từ 17.000 - 43.000 tỷ/năm. Tuy nhiên, sau đó, chính sách FiT hết hạn và chưa có cơ chế mới, đầu tư vào NLTT giảm, còn khoảng 17.900 tỷ đồng trong năm 2023.
"Để cải thiện hiệu quả đầu tư, ĐBSCL cần tập trung đa dạng hoá kinh tế, thúc đẩy công nghiệp chế biến, dịch vụ, năng lượng tái tạo, nâng cấp hạ tầng, đặc biệt là giao thông và logistics, cải thiện chính sách thu hút đầu tư, đào tạo lao động và ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời cần thúc đẩy liên kết vùng để vận dụng tốt hơn các cơ hội từ thị trường trong nước và quốc tế, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và tạo động lực tăng trưởng bền vững", chuyên gia cho biết
Thu nhập người dân không chủ yếu từ nông nghiệp, sợ "chảy máu" lao động
Theo các chuyên gia, năm 2010, 67% thu nhập của người dân đến từ nông nghiệp, nhưng đến năm 2022 còn khoảng 29%. Điều đó cho thấy tỉ trọng thu nhập từ nông nghiệp của người dân ĐBSCL giảm một nửa so với hơn 10 năm trước. Đây là sự thay đổi cơ cấu rất rõ nét, rất tích cực bởi người dân đã tìm được những cơ hội bên ngoài nông nghiệp và những cơ hội tạo ra thu nhập cao hơn, ổn định hơn, không bị tác động quá nhiều của biến đổi khí hậu.
"Thu nhập từ tiền lương 10 năm trước là 31%, hiện nay tăng lên 66%, như vậy thu nhập của người dân ĐBSCL bây giờ chủ yếu đến từ thu ngập ngoài nông nghiệp và tiền lương", ông Vũ Thành Tự Anh khẳng định.
Tuy nhiên, tỉ lệ tăng thu nhập hộ gia đình từ năm 2010 đến năm 2022 của ĐBSCL thuộc nhóm thấp nhất (24,4%), chỉ bằng một nửa so với bình quân cả nước. Điều này cho thấy mặc dù có sự thay đổi tích cực về cơ cấu thu nhập nhưng tốc độ tăng trưởng thu nhập chỉ bằng một nửa so với mặt bằng chung cả nước.
"Đó là lí do vì sao nơi này bị tụt hậu và người dân ĐBSCL tiếp tục di cư đến các vùng khác tìm sinh kế. Nên biết, đây là vùng duy nhất cả nước trong 10 năm qua dân số về mặt tuyệt đối không thay đổi (xấp xỉ 13 triệu người). Tôi nghĩ nếu không giải quyết vấn đề đầu tư, vấn đề về cơ hội kinh tế thì sẽ tiếp tục chứng kiến làn sóng di cư của người dân ra khỏi ĐBSCL", ông nói.
Vị chuyên gia này cho biết, tính chung khu vực, tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp nhất cả nước, khi có đến 57% lực lượng lao động chỉ hoàn thành tối đa bậc tiểu học.
Về mặt tích cực, xuất khẩu của toàn vùng ĐBSCL tăng trưởng mạnh trong năm vừa qua, với thặng dư thương mại đạt hơn 14,4 tỉ USD, chiếm 58% tổng thặng dư thương mại cả nước.
Trong đó Long An và Tiền Giang dẫn đầu khu vực về tăng trưởng xuất khẩu, chủ yếu nhờ vào các mặt hàng công nghiệp chế biến - chế tạo, với mức tăng thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi tỉnh.
Riêng Long An ghi nhận kim ngạch xuất khẩu năm ngoái vượt 7,8 tỷ USD, trong khi Tiền Giang đạt hơn 6,5 tỉ USD.
Theo báo cáo kinh tế thường niên vừa công bố, tính theo bình quân đầu người, so sánh trong sáu vùng kinh tế xã hội của Việt Nam, ĐBSCL đứng thứ 3 về vốn ODA, thứ 4 về đầu tư công, thứ 5 về FDI và thứ 6 về đầu tư tư nhân trong nước. Hệ quả là cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ hội việc làm suy giảm, năng suất lao động trì trệ và sức cạnh tranh suy yếu.
- Cùng chuyên mục
Loạt dự án bất động sản đủ điều kiện chuyển nhượng ở Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam vừa công khai loạt dự án nhà ở, khu đô thị trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân xây dựng nhà ở.
Đầu tư - 16/04/2025 14:16
Vĩnh Phúc: Cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Có gần 100 doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Đầu tư - 16/04/2025 14:15
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn hợp tác với Huế tại các dự án công nghệ
Các doanh nghiệp của tỉnh Fukui đã trao đổi với lãnh đạo TP. Huế về các tiềm năng hợp tác, nhất là các lĩnh vực về công nghệ.
Đầu tư - 16/04/2025 13:03
GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu
Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiêp hội di động toàn cầu (GSMA) cho rằng, tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp di động thế giới…
Công nghệ - 16/04/2025 13:01
Tính toán nâng đời cao tốc Bắc - Nam phía Đông lên 6 làn xe
Cần có thêm những nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn để giúp phương án mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 1.144 km lên quy mô 6 làn xe, đảm bảo khả thi khi triển khai trên thực địa.
Đầu tư - 16/04/2025 13:00
InvestingPro và Manulife Investment Management (Việt Nam) chính thức ký kết hợp tác phân phối chứng chỉ quỹ mở Manulife
Ngày 14/4/2025, ba Quỹ Mở Manulife đã chính thức được giao dịch trên nền tảng InvestingPro do Công ty CP InvestingPro phát triển.
Đầu tư thông minh - 16/04/2025 12:13
Đầu tư thế nào trong bối cảnh toàn cầu có nhiều yếu tố bất định?
TS. Hồ Quốc Tuấn khuyến nghị chia danh mục đầu tư làm 3 phần, trong đó một phần là đầu tư dài hạn phân bổ vào các lĩnh vực hưởng lợi từ việc nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và đạt mức cao.
Đầu tư - 16/04/2025 08:52
Nhiều quỹ đầu tư, nhà đầu tư lớn sẽ tham dự Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
Các quỹ đầu tư lớn, các tổ chức tài chính toàn cầu như: CDH Investments, Partech Ventures, Temasek, Do Ventures, Golden Gate Ventures, , Vina Capital, Mekong Capital…, cùng nhiều nhà đầu tư từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu sẽ đến Việt Nam tham dự Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 được tổ chức vào ngày 24/4 tới.
Đầu tư - 16/04/2025 07:55
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
Trong quý I, phân khúc nhà phố, biệt thự có 86 dự án với 5.096 căn, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù lượng tiêu thụ gấp 4 lần so với cùng kỳ nhưng tỷ lệ tiêu thụ vẫn rất thấp, ở mức 7%.
Đầu tư - 15/04/2025 15:31
Lối mở cho các dự án bất động sản chậm tiến độ ở Quảng Nam
Nhiều dự án bất động sản ở Quảng Nam chậm tiến độ, chấm dứt hoạt động được địa phương này gia hạn tiến độ; lựa chọn lại nhà đầu tư để triển khai hoàn thành.
Đầu tư - 15/04/2025 10:58
Tập đoàn Hòa Phát lập 3 doanh nghiệp thực hiện loạt dự án ở Phú Yên
Ba doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hòa Phát sẽ triển khai 3 dự án trên địa bàn tỉnh Phú Yên với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 114.470 tỷ đồng.
Đầu tư - 15/04/2025 09:33
Công ty địa ốc tung chính sách bán hàng hâm nóng thị trường căn hộ
Cùng với nhịp tăng tốc bung hàng, các chính sách bán hàng ưu đãi của chủ đầu tư đang tạo nên bức tranh đa sắc màu cho thị trường căn hộ phía Nam.
Đầu tư - 15/04/2025 07:30
KEPCO quan tâm đến dự án điện hạt nhân tại Việt Nam
Tập đoàn KEPCO cho rằng việc Việt Nam lựa chọn tái khởi động xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là một quyết định đúng đắn và kịp thời.
Đầu tư - 15/04/2025 06:30
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Comac của Trung Quốc sản xuất linh kiện, chế tạo máy bay tại Việt Nam
Bê cạnh sản xuất linh kiện, chế tạo máy bay, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị Comac hợp tác với các đối tác đầu tư trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tại Việt Nam.
Đầu tư - 14/04/2025 16:41
Pegatron, LG, General Electric nằm trong số các công ty ở Hải Phòng bị ảnh hưởng nặng nhất bởi thuế quan Mỹ
Việc Mỹ bất ngờ điều chỉnh mức thuế suất nhập khẩu từ mức trung bình 9,4% lên 46% đã gây ra những tác động tiêu cực và trực tiếp đến nhiều doanh nghiệp lớn tại Hải Phòng, cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Đầu tư - 14/04/2025 16:16
Vốn từ Trung Quốc tăng tốc vào Việt Nam
Những năm gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc tăng tốc đầu tư vào Việt Nam. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục.
Đầu tư - 14/04/2025 15:32
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 4 week ago