Giá lợn tăng cao, Chủ tịch Dabaco nói gì?

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Như So - Chủ tịch Dabaco, đến nay đã 2 tháng, các doanh nghiệp thực hiện cam kết đưa giá lợn xuống dưới 70.000 đồng/kg theo chỉ thị của Chính phủ, thế nhưng 15 doanh nghiệp lớn đóng góp vào không được bao nhiêu, không đủ sức để chi phối thị trường. Do đó, không thể kéo giá lợn xuống được.
PHƯƠNG LINH
30, Tháng 05, 2020 | 08:57

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Như So - Chủ tịch Dabaco, đến nay đã 2 tháng, các doanh nghiệp thực hiện cam kết đưa giá lợn xuống dưới 70.000 đồng/kg theo chỉ thị của Chính phủ, thế nhưng 15 doanh nghiệp lớn đóng góp vào không được bao nhiêu, không đủ sức để chi phối thị trường. Do đó, không thể kéo giá lợn xuống được.

Cuối tháng 3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã buổi làm việc với 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn ở nước ta bàn giải pháp quyết tâm đưa giá thịt lợn hơi về mức hợp lý.

Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp hứa từ ngày 1/4 sẽ giảm giá lợn hơi xuất chuồng về mức 70.000 đồng/kg. Ngay sau đó, 15 doanh nghiệp đã đồng loạt ra thông báo giảm giá lợn hơi xuất chuồng về mức cam kết. Trong thông báo phát đi, nhiều doanh nghiệp còn khẳng định đây là một trong những biện pháp để bình ổn giá thịt lợn trên thị trường và chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.

Lộ trình đến cuối quý 2 và quý 3 sẽ xuống mức 65.000 đến 60.000 đồng/kg, thực tế cam kết này mới được hơn một tháng đã thất bại.

ong-Nguyen-Nhu-So-Dich-khong-dang-so-bang-truyen-thong-sai-cach-65002279_2453570808028607_7665691405523615744_o-1560933577-width2000height1328

Theo ông Nguyễn Như So, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn không đủ sức chi phối thị trường, do đó không thể nào kéo giá lợn xuống được

Trả lời qua điện thoại với PV Nhadautu.vn chiều 29/5, ông Nguyễn Như So - Chủ tịch Dabaco cho biết, đến nay đã 2 tháng, các doanh nghiệp thực hiện cam kết đưa giá lợn xuống dưới 70.000 đồng/kg theo chỉ thị của Chính phủ. Thế nhưng, theo ông So, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn không đủ sức chi phối thị trường, do đó không thể kéo giá lợn xuống được.  

Ông So lý giải, số lượng lợn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn ở các hộ nông dân, 15 doanh nghiệp lớn cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp không được bao nhiêu.

Cũng theo ông So, cần đánh giá thực chất. Như ông đã phát biểu tại Bộ NN&PTNT, Việt Nam hiện đang thiếu thịt lợn, "nhưng vì thống kê không chuẩn dẫn đến việc thiếu mấy chục %, nhưng mình vẫn nói thiếu 7-8%". Do đó, cần phải có thống kê chính xác lại để có giải pháp cụ thể.

Chủ tịch Dabaco đề xuất, thứ nhất Việt Nam cần kiểm soát kỹ vì Dịch tả lợn châu Phi lại xuất hiện trở lại, do đó việc tái đàn phải kiểm soát thật tốt.

Thứ hai, phải tuyên truyền người dân chuyển sang sử dụng thêm những thực phẩm khác, giảm ăn thịt lợn, đồng thời tích cực tái đàn để cân bằng cung cầu, thị trường tự điều tiết thì giá lợn sẽ xuống.

Thứ ba, nhà nước cần phải có chính sách để hỗ trợ nông dân, bởi nông dân mới có nhiều lợn (28 triệu hộ dân). Do đó, phải hỗ trợ việc khoanh nợ cho người nông dân để người nông dân tiếp tục nuôi lợn. Bên cạnh đó, cần mở rộng đối tượng bảo hiểm nông nghiệp, đưa lĩnh vực chăn nuôi vào đối tượng bảo hiểm.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý phương án Cục Thú y phân tích rủi ro nhập khẩu lợn sống dựa trên hồ sơ do các nước xuất khẩu cung cấp.

Đây là lần đầu tiên nước ta cho phép nhập khẩu chính ngạch lợn sống. Việc cho phép nhập khẩu cả lợn sống là do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, giá lợn hơi và giá thịt lợn trong nước liên tục tăng ở mức cao. 

Thực tế, thời gian qua, Việt Nam đã nhập khẩu thịt lợn đông lạnh, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn có thói quen lựa chọn thịt nóng (thịt ngay sau giết mổ) cho các bữa ăn.Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp cũng đã tăng cường nhập khẩu lợn cấp bố mẹ, cụ kị, ông bà để bổ sung nguồn cung giống trong nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa để tăng cường nhập khẩu lợn giống nhằm phục vụ tăng đàn và tái đàn.

Hiện nay người chăn nuôi rất muốn tái đàn nhưng không dễ vì lợn hậu bị (nuôi để sinh sản) có giá khoảng từ 13 - 16 triệu đồng/con. Lợn con có giá tăng cao kỷ lục, loại lợn con 6 kg/con có giá từ 3 - 3,6 triệu đồng/con. Tuy giá cao nhưng không phải người nuôi muốn có lợn ngay là có thể mua được.

"Việc nhập khẩu lợn sống sẽ được kiểm soát chặt chẽ, tránh hiện tượng nhập ồ ạt, gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường trong nước. Sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức lễ hội thịt gà, lễ hội cá tra nhằm khuyến khích người tiêu dùng tăng cường sử dụng các thực phẩm khác ngoài thịt lợn", Thứ trưởng NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết. 

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, các doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu lợn giống với trên 110.000 con. Riêng đàn giống thế hệ ông bà, cụ kỵ đã nhập khẩu về nước là 5.016 con, dự kiến nhập thêm 10.000 con nữa. 

Việc nhập khẩu đàn giống lợn trong năm 2020, cộng với đàn giống trong nước sẽ đảm bảo đủ lợn giống cho chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2024.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ