[Gặp gỡ thứ Tư] 'Việt Nam cần đảm bảo minh bạch và chắc chắn về chính sách để thu hút FDI'
Môi trường chính trị ổn định và lực lượng lao động lành nghề đã giúp Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2024 khép lại với nhiều biến động. Nhân dịp đầu năm mới 2025, Nhadautu.vn phỏng vấn ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, xung quanh triển vọng của kinh tế Việt Nam trong năm 2025 và những lĩnh vực cần tập trung thu hút FDI.
Thưa ông, ADB có nhận định gì về triển vọng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025? Chính phủ mới đây đề ra mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm tới, điều này có khả thi hay không?
Ông Shantanu Chakraborty: Với khát vọng trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam phải phấn đấu để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm là 7%. Để bù đắp cho mức tăng trưởng thấp trong thời kỳ đại dịch COVID-19, có thể hiểu rằng mục tiêu tăng trưởng đặt ra trong năm 2025 ở mức 8%. Với nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc và đà tăng trưởng ổn định trong năm 2024, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng Việt Nam sẽ đạt được tăng trưởng cao hơn trong năm 2025.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức từ bất ổn kinh tế toàn cầu và những khó khăn trong nước cần được giải quyết để giữ được đà tăng trưởng trong năm 2025 và những năm tiếp theo. Việt Nam cần ưu tiên chất lượng tăng trưởng hơn vì nền tảng cho tăng trưởng dài hạn của đất nước cần được củng cố hơn nữa. Do đó, mục tiêu tăng trưởng 8% nên được coi là định hướng cho các nỗ lực của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Trong báo cáo mới nhất công bố vào tháng 12/2024, ADB vẫn duy trì dự báo triển vọng tích cực đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2025 với sự nhấn mạnh vào động lực của thương mại và đầu tư tiếp tục từ những thành công trong năm 2024. ADB đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,6% trong năm 2025 so với mức dự báo 6,2% trong dự báo đưa ra vào tháng 9/2024. Lạm phát được dự kiến vẫn ở mức vừa phải 4% trong năm 2025.
Việt Nam cần ưu tiên chất lượng tăng trưởng hơn vì nền tảng cho tăng trưởng dài hạn của đất nước cần được củng cố hơn nữa.
Dự báo khả quan của ADB dựa trên hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ, sự phục hồi nhanh chóng của khu vực chế biến chế tạo phục vụ xuất khẩu, và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), được hỗ trợ bởi sự chuyển hướng chính sách toàn cầu sang nới lỏng tiền tệ và giá hàng hóa toàn cầu ở mức vừa phải (bao gồm cả dầu thô).
Tuy nhiên, những bất ổn từ nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng giữa những bất ổn trên thế giới, các động lực bên ngoài của quá trình phục hồi kinh tế đang phải đối mặt với những biến động và rủi ro từ suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra do tác động kéo dài của xung đột Nga-Ucraina, tình hình bất ổn ở Trung Đông và những lo ngại về an ninh ở Biển Đỏ.
Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị đang gia tăng và những bất định liên quan tới những thay đổi chính sách của chính quyền mới ở Mỹ có thể khiến thương mại toàn cầu bị gián đoạn, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu, sản xuất và việc làm, và làm chậm đà tăng trưởng của Việt Nam.
Đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu sẽ vẫn là động lực tăng trưởng chính
Theo ông, đâu là những động lực tăng trưởng mới mà Việt Nam nên tập trung khai thác để nâng cao chất lượng tăng trưởng?
Ông Shantanu Chakraborty: Đầu tư (bao gồm đầu tư công, FDI và đầu tư tư nhân) cùng với tiêu dùng và xuất khẩu là ba động lực chính có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Đầu tư công vẫn là một trong những động lực chính cho tăng trưởng nên cần ưu tiên đầu tư công như một biện pháp kích thích tài khóa vì Việt Nam vẫn còn dư địa tài chính. Nợ công của Việt Nam được kiểm soát tốt ở mức khoảng 37,4% GDP tính đến cuối năm 2023, nên Chính phủ còn nhiều dư địa tài khóa để tăng cường đầu tư mạnh hơn vào cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng. Việc đẩy nhanh đầu tư vào cơ sở hạ tầng quan trọng vừa là nhu cầu cấp thiết vừa là cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng.
FDI sẽ vẫn là động lực chính, đặc biệt khi các công ty tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Môi trường chính trị ổn định và lực lượng lao động lành nghề đã giúp Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư tư nhân trong nước cũng có thể tăng lên khi Việt Nam tiếp tục thực hiện những cải cách thể chế, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh.
Tiêu dùng trong nước có thể được thúc đẩy nhờ nhu cầu gia tăng từ các biện pháp tài khóa, được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ phù hợp để giữ lãi suất ở mức tương đối thấp. Chính sách phối hợp có thể hỗ trợ phục hồi kinh tế một cách hiệu quả, có tính đến sự ổn định tương đối về giá và nhu cầu yếu.
Với tầng lớp trung lưu trẻ và đang phát triển, tiêu dùng trong nước có thể sẽ tiếp tục mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào việc kiểm soát lạm phát và niềm tin của người tiêu dùng.
Lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là điện tử, dệt may và nông sản, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có thể phải đối mặt với những trở ngại từ sự gián đoạn thương mại toàn cầu, cạnh tranh và các quy định khắt khe hơn về môi trường.
Trong khi thị trường toàn cầu được dự đoán sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới, đây là cơ hội để Việt Nam đa dạng hóa thị trưởng xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị trong mạng lưới sản xuất toàn cầu nhằm cải thiện hoạt động xuất khẩu.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 10, Chính phủ nhận định, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới. ADB đánh giá ra sao về nhận định trên? Đâu là những điểm nghẽn lớn về thể chế mà Việt Nam cần ưu tiên tháo gỡ?
Ông Shantanu Chakraborty: Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, động lực tăng trưởng trong năm 2025 sẽ cần được đa dạng hóa hơn nữa, với nỗ lực mạnh mẽ hơn để thực hiện hiệu quả các biện pháp kích thích tài khóa, đặc biệt là đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, đồng thời duy trì chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng.
Đã có những dấu hiệu tích cực từ những cải cách thể chế toàn diện được khởi xướng gần đây, với những tiến bộ đáng hoan nghênh trong nhiều lĩnh vực quan trọng như Luật Đầu tư công, Luật Điện lực và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Điều quan trọng là thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Nếu được thực hiện hiệu quả, những cải cách sâu rộng này có thể nâng cao hiệu quả bằng cách giảm quan liêu, cải thiện dịch vụ công và cắt giảm chi phí kinh doanh, đồng thời tiếp thêm động lực cho tăng trưởng. Cải cách Luật Đầu tư công có thể hỗ trợ hơn nữa cho quá trình phục hồi kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn.
Một điều tôi muốn chia sẻ thêm là đầu tư công, cũng như nhiều sáng kiến khác của Chính phủ, cần có sự phối hợp tốt giữa các bộ để triển khai hiệu quả hơn.
Một ví dụ là giải ngân vốn đầu tư công. Thực tế đã cho thấy bất chấp những nỗ lực của Chính phủ nhằm tăng cường môi trường pháp lý cho các dự án đầu tư công hiệu quả hơn, tiến độ thực hiện các dự án vẫn còn hạn chế, cơ bản là sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn chưa đạt hiệu quả như Chính phủ mong muốn.
Vì vậy, những cải cách thể chế sâu rộng gần đây ở Việt Nam đáng khích lệ không chỉ đối với đầu tư công mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Hợp lý hóa và tăng cường hiệu quả của cơ cấu quản trị là điều cần thiết để cải cách pháp lý hiệu quả.
Dòng vốn FDI quan tâm nhiều hơn đến lợi ích dài hạn
Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về thu hút FDI. Theo ông, Việt Nam nên chú trọng vào thu hút đầu tư vào những ngành nào và cần làm gì để khuyến khích nhà đầu tư vào những ngành đó?
Ông Shantanu Chakraborty: Các lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có thể tập trung thu hút FDI bao gồm sản xuất công nghệ cao, năng lượng xanh và tái tạo, kinh tế số, nông nghiệp và chế biến thực phẩm, cũng như y tế và dược phẩm.
Môi trường chính trị ổn định và lực lượng lao động lành nghề đã giúp Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Những ngành này phù hợp với các xu hướng lớn toàn cầu như năng lượng xanh, chuyển đổi số và sản xuất công nghệ cao, đảm bảo Việt Nam duy trì khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu đang phát triển nhanh chóng. Đồng thời, chúng góp phần giảm sự phụ thuộc vào sản xuất công nghệ thấp và nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy cơ cấu kinh tế cân bằng và linh hoạt hơn.
Một đặc điểm quan trọng của FDI là nhà đầu tư ít phản ứng với những biến động ngắn hạn mà quan tâm nhiều hơn đến lợi ích dài hạn. Hầu hết các nền kinh tế ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á, đều có môi trường hoạt động tốt về mặt kinh tế và chính trị. Môi trường kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể ở các nền kinh tế trong khu vực. Như vậy sự cạnh tranh trong thu hút FDI đang tăng lên giữa các nền kinh tế trong khu vực.
Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI ở châu Á ngày càng cao, nếu muốn tiếp tục là “thỏi nam châm” hút FDI, Việt Nam phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đặc biệt là đảm bảo sự minh bạch và chắc chắn về chính sách. Điều quan trọng nữa là Việt Nam phải tăng cường đầu tư công vào cơ sở hạ tầng để tiếp tục là điểm đến thu hút FDI như vận tải đa phương thức, số hóa quy trình hải quan và cung cấp năng lượng sạch.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.
Sự kiện - 01/01/2025 06:00
Mức lương ưu đãi cho nhân tài thế nào?
Sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng khi tuyển dụng vào làm chuyên viên cao cấp thì ngoài việc được hưởng 100% mức lương trong thời gian tập sự, còn được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày tuyển dụng.
Sự kiện - 01/01/2025 05:41
Cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm được hưởng chính sách như thế nào?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Sự kiện - 31/12/2024 22:50
Thủ tướng: Hoàn thiện thể chế tài chính, huy động nguồn lực cho phát triển
Với quan điểm thể chế là đột phá của đột phá, thể chế là nguồn lực, động lực phát triển, Thủ tưởng yêu cầu ngành Tài chính tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính - ngân sách nhà nước, chứng khoán, trái phiếu... để huy động nguồn lực cho phát triển…
Sự kiện - 31/12/2024 21:41
8 chính sách vượt trội với cán bộ khi tinh gọn bộ máy
Chính phủ quy định 8 chính sách vượt trội dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
Sự kiện - 31/12/2024 21:32
Năm 2026, Bộ Tài chính sẽ giảm hơn 3.300 biên chế
Năm 2024, Bộ Tài chính đã giảm 679 biên chế so với năm 2023. Con số này trong năm 2026 sẽ là 3.342 biên chế so với biên chế được giao năm 2022, giảm 5% biên chế công chức so với năm 2022.
Sự kiện - 31/12/2024 18:22
10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội năm 2024
Tổng Thư ký Quốc hội vừa công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu trong năm 2024 của Quốc hội.
Sự kiện - 31/12/2024 18:20
10 sự kiện, vấn đề nội bật của Thủ đô Hà Nội năm 2024
Năm 2024, Hà Nội đã thu hút vốn FDI đạt trên 2 tỷ USD, tiếp tục khẳng định Thủ đô là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Sự kiện - 31/12/2024 18:17
Vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, thu ngân sách tăng hơn 19% so với dự toán
Năm 2024, trong bối cảnh vẫn phải duy trì các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan thu thuế vẫn quyết liệt các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ với số thu vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, tăng hơn 19% so với dự toán…
Sự kiện - 31/12/2024 16:21
Hà Nội sẽ xây thêm đường sắt đô thị, làm sân bay thứ 2
Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được Thủ tướng phê duyệt đưa ra định hướng và lộ trình phát triển của thành phố trong 40 năm tới.
Sự kiện - 31/12/2024 16:06
10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024
Trong năm 2024, ngành Tài chính đã hoàn thành toàn diện nhiệm vụ tài chính - ngân sách được Đảng, Nhà nước giao, trong đó nổi bật 10 sự kiện tiêu biểu vừa được ngành công bố
Sự kiện - 31/12/2024 13:56
Lào quan tâm mô hình VSIP, hướng tới thành lập Khu công nghiệp Lào - Việt
Phó Thủ tướng Lào bày tỏ quan tâm và tìm hiểu sâu hơn về mô hình hợp tác Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP).
Sự kiện - 31/12/2024 06:46
'Kiểm toán nhà nước cần có sự thay đổi để đáp ứng các yêu cầu phát triển'
Trước tình hình đất nước đang có nhiều thay đổi, đột phá, mang tính cách mạng trên nhiều lĩnh vực, Kiểm toán nhà nước cần có sự thay đổi để đáp ứng các yêu cầu phát triển
Sự kiện - 30/12/2024 22:17
Xu hướng Văn hóa doanh nghiệp 2025: Tái thiết văn hóa sau tinh gọn bộ máy là ưu tiên lớn của các doanh nghiệp Việt
Hỗ trợ người lao động thích nghi với sự thay đổi; Xây dựng văn hóa số thúc đẩy chuyển đổi số; Tái thiết văn hóa, duy trì động lực làm việc trong và sau tinh gọn bộ máy… sẽ là những xu hướng nổi bật dẫn dắt văn hóa của các doanh nghiệp Việt trong năm 2025.
Sự kiện - 30/12/2024 16:53
Doanh nghiệp ở Bình Định thưởng Tết cao nhất gần 123 triệu đồng
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định vừa có báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng; trong đó, mức thưởng Tết cao nhất thuộc về một doanh nghiệp ở khu vực dân doanh với gần 123 triệu đồng.
Sự kiện - 30/12/2024 11:50
Công bố Nghị quyết thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương
Tối 29/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập TP. Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến dự và chỉ đạo buổi lễ.
Sự kiện - 30/12/2024 09:38
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 3 week ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 3 week ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago