[Gặp gỡ thứ Tư] 'Tăng cường hậu giám sát các dự án chậm tiến độ, đất đai để hoang hóa'

THẮNG QUANG (thực hiện)
07:18 02/11/2022

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề nghị tăng cường hậu giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án chậm tiến độ, đất đai còn để hoang hóa, đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm tài sản công, công sở sử dụng chưa đúng mục đích vào cổ phần hóa...

Tại kỳ họp thứ 4, Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội đã có báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK,CLP) giai đoạn 2016-2021.

Theo đó, công tác này đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tích cực, song hành với kết quả to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước.

Bên cạnh kết quả đạt được, Đoàn Giám sát cũng thẳng thắn chỉ rõ, việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK,CLP vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; việc chấp hành pháp luật còn chưa nghiêm; trong một số trường hợp thất thoát, lãng phí là rất lớn, nghiêm trọng, làm mất đi cơ hội phát triển.

Để có góc nhìn rộng hơn về báo cáo này, bên hành lang Quốc hội, Nhadautu.vn đã phỏng vấn đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

pham-van-hoa

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa. Ảnh: Quang Phúc.

Ông đánh giá như thế về báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK,CLP của Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội?

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Việc thực hiện chính sách pháp luật về THTK,CLP giai đoạn 2016-2021, theo báo cáo của Đoàn giám sát đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

Việc quản lý và thu chi ngân sách chặt chẽ, có tiết kiệm cơ cấu chi hợp lý, không dàn trải có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên cho phát triển và đầu tư, đảm bảo chi cho an sinh xã hội, với con số rất ấn tượng trong tiết kiệm chi là hơn 350.000 tỷ, bội chi ngân sách ở mức cho phép. Trần nợ công giảm mạnh; nhiều tài sản các vụ án tham nhũng được thu hồi năm sau cao hơn năm trước; đặc biệt là việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách thủ tục hành chính là điểm cộng đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tại phiên thảo luận ở hội trường về nội dung này, vẫn còn nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về một số nội dung báo cáo, còn ông thì sao?

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Tôi cũng có băn khoăn một số vấn đề như sau: Về công tác lập dự toán ngân sách có năm chưa sát thực tế, thường là thấp. Nợ đọng thuế, thất thu, chậm thu, thu không vẫn còn diễn ra

Hàng năm nhiều dự án đầu tư công trên các lĩnh vực chậm tiến độ, tình trạng đấu thầu, nhận thầu để có công trình sau đó đề nghị điều chỉnh, bổ sung tăng vốn cho công trình diễn ra chưa được khắc phục. Tình trạng công trình chờ vốn, vốn chờ công trình không phải là hiếm. Vốn không thiếu nhưng không được giải ngân là bài toán khó giải từ nhiều năm qua.

Việc thất thoát vốn ở các doanh nghiệp nhà nước mặc dù có khắc phục nhưng chưa được nhiều, có doanh nghiệp thua lỗ, lãng phí. Việc bán cổ phần, hợp nhất, giải thể, thực hiện bất cập; sử dụng tài sản công, trụ sở làm việc, nhà công vụ ở bộ, ngành trung ương, địa phương chưa đúng quy định, sai mục đích, lãng phí, thất thu ngân sách; bị chiếm dụng riêng, trụ sở trống, ít người ở, có nơi xây dựng trụ sở rất to, hoành tráng, diện tích đất rộng nhưng công năng cho công vụ lại hạn chế người sử dụng; đất bị lấn chiếm, hoang hóa, khiếu kiện kéo dài, xử lý rất khó khăn.

Đây là một vấn đề rất quan trọng, cấp thiết cần phải quan tâm. Trong thủ tục cải cách hành chính là điểm cộng nhưng hội họp của các cơ quan công quyền không giảm và có chiều hướng gia tăng. Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục tốt.

Việc THTK, CLP là vấn đề rất quan trọng đối với nước ta. Trong bối cảnh nước ta rất cần tài lực cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, ông có đề xuất gì với Quốc hội, Chính phủ?

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Tiết kiệm và lãng phí luôn luôn song hành nhau nhưng nội hàm lại khác nhau. Tiết kiệm chi trên các lĩnh vực, kể cả khu vực công và tư, tiết kiệm để tích lũy cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, đảm bảo cuộc sống ổn định, lâu dài, đời sống mỗi người một sung túc, trí não phát triển, tăng năng suất lao động chứ không phải tiết kiệm là giảm chi tiêu những thứ cần, ngại mua sắm, chi nhỏ giọt.

Ví dụ, không được mua xe ô tô mới mà lại sử dụng loại ô tô cũ chưa hết đát nhưng lại được chi sửa chữa hàng năm với số tiền không nhỏ, hay quy định ở mỗi sở, ngành cấp tỉnh chỉ được sử dụng mỗi một chiếc ô tô công, cán bộ đi công tác ngoài ô tô công thì được thuê xe tư nhân và được quyết toán vào mục chi hoạt động, hoặc kế toán cơ quan, đơn vị hợp thức hóa chứng từ để quyết toán những khoản chi là không được chi.

Ở đây tôi muốn đề xuất với Chính phủ đáng chi là phải chi, chi mang lại hiệu quả để kích thích cho lao động sản xuất, chi để tái năng suất lao động, chi tăng lương cho công chức, viên chức, người lao động để ổn định cuộc sống, chi cho hoạt động hợp lý để tạo điều kiện cho hoạt động ngày một tốt hơn.

Tuy nhiên, không vì thế mà chi không đảm bảo quy định, chưa hết năm đã hết tiền hoạt động; tiết kiệm là đúng nhưng tiết kiệm quá mức chưa hẳn đã hiệu quả. Đề nghị Quốc hội tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu gương mẫu trên các lĩnh vực, phát huy hiệu quả đã đạt được trong thời gian qua, kiên quyết chống lãng phí, có tiết kiệm, có chủ đích nhằm mang lại có hiệu quả và hiệu quả cao nhất.

Tăng cường công tác hậu giám sát, tiếp tục các nội dung liên quan đến việc THTK, CLP trong kế hoạch hằng năm hoặc định kỳ, nhất là những vấn đề tồn tại mà Đoàn giám sát đã nêu ra trong báo cáo, trọng tâm là các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án chậm tiến độ, đất đai còn để hoang hóa, tài nguyên khoáng sản, đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm tài sản công, công sở sử dụng chưa đúng mục đích vào cổ phần hóa.

Góp phần phát huy hiệu quả, khắc phục tốt nhất những lĩnh vực còn thiếu sót, đôn đốc, nhắc nhở, kiến nghị những cơ quan, đơn vị có những biện pháp, giải pháp căn cơ để thực hiện, Chính phủ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những cơ quan, đơn vị, cá nhân, người đứng đầu trên các lĩnh vực đã được Đoàn giám sát chỉ ra những hạn chế mà chưa khắc phục. Đồng thời, nêu gương, biểu dương khen thưởng những nơi thực hiện tốt, đẩy nhanh kết luận thanh tra sau khi phát hiện những nơi có dấu hiệu sai phạm để ngăn chặn kịp thời hoặc thu hồi, xử lý tài sản thất thoát và khắc phục hậu quả.

Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị từ trung ương đến cơ sở, của cán bộ, công chức, viên chức để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về tiết kiệm, lãng phí của cán bộ có chức, có quyền cũng như cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ nhằm đảm bảo cho công tác này thực chất, hiệu quả. Tuy nhiên, không dễ gì phát hiện hoặc có phát hiện cũng chưa chắc đã mạnh dạn, dám báo cáo, cho nên việc bảo vệ người cung cấp thông tin, khen thưởng cũng là biện pháp kích thích tốt.

Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; giảm hội họp, giảm lễ hội, lễ kỷ niệm; công khai chi tiêu nội bộ; xây dựng trụ sở làm việc hợp lý, đủ hoạt động; xây dựng định mức tiêu chuẩn, chế độ chi trên các lĩnh vực để kịp thời khắc phục đúng lúc, rà soát các khoản chi không phù hợp cần phải sửa đổi, bổ sung.

Đổi mới xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các luật có liên quan đến tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, phù hợp yêu cầu thực tiễn, có sơ, tổng kết để kịp thời điều chỉnh những bất cập, nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí các nguồn lực để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của chúng ta có hiệu quả và ngày càng thực chất hơn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Sự kiện - 07/05/2025 13:20

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 07/05/2025 11:45

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.

Sự kiện - 07/05/2025 11:14

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.

Sự kiện - 07/05/2025 08:23

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 07/05/2025 06:00

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.

Sự kiện - 06/05/2025 19:08

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.

Sự kiện - 06/05/2025 17:11

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.

Sự kiện - 06/05/2025 15:36

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự kiện - 06/05/2025 13:50

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.

Sự kiện - 06/05/2025 13:15

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).

Sự kiện - 06/05/2025 13:13

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".

Sự kiện - 06/05/2025 10:59

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sự kiện - 06/05/2025 06:45

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.

Sự kiện - 05/05/2025 16:24

Bộ Chính trị: 
Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.

Sự kiện - 05/05/2025 14:58

Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.

Sự kiện - 05/05/2025 11:49