[Gặp gỡ thứ Tư] PGS. Hoàng Đức Cường: 'Muốn đột phá về kinh tế, phải tạo ra bước nhảy vọt về công nghệ'
PGS-TS. Hoàng Văn Cường nhận định kết quả tăng trưởng trong thời gian vừa qua vẫn chủ yếu dựa vào sự cố gắng, nỗ lực khai thác những tiềm năng sẵn có. Nếu muốn có sự đột phá về kinh tế, phải tạo ra được những bước nhảy vọt, đột phá về sáng tạo trong khoa học công nghệ.
Mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 của Việt Nam đã không thành hiện thực, thậm chí còn tụt hậu so với Trung Quốc 20 năm, Hàn Quốc và Malaysia 30-35 năm. Trong khi, tăng trưởng của Việt Nam nhanh, đâu là lý do?.
Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với PGS-TS. Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về vấn đề này.
Việt Nam cần làm gì để trở thành một quốc gia hùng cường thưa ông?
PGS-TS. Hoàng Văn Cường: Chúng ta phải tìm ra điều cốt lõi của động lực tăng trưởng và sự đột phá là gì. Kết quả tăng trưởng trong thời gian vừa qua vẫn chủ yếu dựa vào sự cố gắng, nỗ lực khai thác những tiềm năng sẵn có. Trong khi đó, điều quan trọng nếu muốn có sự đột phá thì phải tạo ra được những bước nhảy vọt về đổi mới công nghệ, đột phá về sáng tạo trong khoa học công nghệ.
Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam lại đang nằm trong khu vực sản xuất có giá trị thấp, nếu muốn chuyển lên khu vực có giá trị cao thì không còn cách nào khác là phải tự đổi mới. Việc đổi mới sáng tạo không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp, mà việc này cần được khuyến khích ngay trong khu vực quản lý công. Tức là bản thân những nhà quản lý phải tìm ra phương thức quản lý mới, gạt bỏ các quy chuẩn, quy trình không còn phù hợp.
Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là không thể thiếu, nhưng khu vực này hiện nay lại đóng góp chưa tương xứng với tiềm năng của mình cho nền kinh tế đất nước. Vậycần phải có giải pháp gì để khuyến khích khu vực này?
PGS-TS. Hoàng Văn Cường: Kinh tế tư nhân được nhìn nhận như một trụ cột trong nền kinh tế đất nước, và chắc chắn tỉ trọng đóng góp của khu vực này vào GDP sẽ phải tăng lên chứ không thể nhỏ bé như hiện nay. Và chúng ta muốn Việt Nam có được vị thế trên trường quốc tế thì cũng phải dựa vào doanh nghiệp tư nhân để tạo ra thương hiệu quốc gia, hiện nay đang trông chờ vào những tập đoàn lớn của tư nhân.

PGS-TS. Hoàng Văn Cường. Ảnh: Bảo Lâm.
Muốn có những doanh nghiệp tư nhân đủ lớn trên thương trường, điều cần lúc này là cần có những giải pháp nhằm giúp khu vực tư nhân có điều kiện bứt phá. Hiện nay chúng ta đang đặt ra vấn đề cải cách khu vực kinh tế nhà nước, vậy cần phải làm sao để có thể chuyển những lĩnh vực nhà nước đang chiếm lĩnh sang cho khu vực tư để hình thành lên những tập đoàn lớn của khu vực tư nhân trong lĩnh vực đó.
Nếu việc này được tiến hành có lộ trình, không những sẽ khơi dậy được các nguồn lực phát triển cho những khu vực hiện có, mà còn tạo ra những tập đoàn lớn mang thương hiệu quốc gia là các tập đoàn tư nhân.
Việc cải cách khu vực nhà nước là quan trọng nhưng con số thống kê gần đây lại chỉ ra rằng, việc cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước đang rất chậm chạp. Theo ông, đâu là nguyên nhân?
PGS-TS. Hoàng Văn Cường: Chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đã được đề ra từ rất lâu, bản thân Chính phủ rất cương quyết với chủ trương này. Nhưng kết quả thì ai cũng thấy là rất chậm, việc này xuất phát từ các ràng buộc về quy định, thể chế, chỉ cần vướng tại một khâu nào đó dù rất nhỏ thì quá trình cổ phần hóa hay thoái vốn ngay lập tức bị dừng lại.
Do đó, cần có sự đổi mới sáng tạo, chúng ta không được dựa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí tuân thủ. Làm tốt không có nghĩa là làm đúng quy trình, quy định. Làm tốt phải được thể hiện kết quả có tốt hay không, nếu làm đúng quy trình, quy định mà kết quả không đạt thì vẫn không hoàn thành nhiệm vụ.
Ngược lại, có thể bỏ qua những quy trình, quy định không phải là điều cấm nhưng lại đưa đến kết quả thì khi đó phải chấp nhận thực tế này. Đây chính là tiêu chí của đổi mới sáng tạo. Nếu đưa ra tiêu chí này, tôi tin sẽ thúc đẩy và tháo gỡ được các khó khăn khi cổ phần hóa. Hay như việc chậm giải ngân vốn đầu tư công là do bị vướng "ở đâu đó" một vài quy định mà cuối cùng lại không thể vượt qua. Cho nên, theo tôi đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi đưa đến thánh công không chỉ ở khu vực nhà nước mà cả khu vực tư nhân.
Mục tiêu tăng trưởng năm 2020 quan trọng như thế nào để hướng đến một Việt Nam thịnh vượng trong tương lai?
PGS-TS. Hoàng Văn Cường: Mục tiêu tăng trưởng trong năm 2020 được Chính phủ đặt ra cũng tương đồng với mục tiêu của năm 2019. Những nguồn lực tập trung cho phát triển của năm 2020 về cơ bản vẫn được tiếp tục duy trì ổn định từ năm 2019. Như vậy, mục tiêu phấn đấu đạt được 6,8 -7% cho năm 2020 theo tôi là mục tiêu hoàn toàn đạt được.
Kết quả này sẽ giúp Việt Nam hoàn thành kế hoạch 2016-2020, nhưng nếu chỉ duy trì mức tăng tưởng 6,8-7% thì chúng ta chỉ "ổn định" ở ngưỡng nước có thu nhập trung bình, có thể nhích dần lên ở mức trung bình khá. Việc này dẫn đến khoảng cách giữa Việt Nam với các nước khác lại khó được rút ngắn.
Do đó, ngay từ năm 2020 phải đưa ra được một kịch bản tăng trưởng cao và vượt trội hơn giai đoạn chúng ta đã duy trì thời gian vừa qua.
Việt Nam đang được một số tổ chức xếp hạng thế giới đánh giá rất cao, vậy chúng ta có thể nhìn đây như là một cơ hội để Việt Nam tạo ra bước nhảy thần kỳ không?
Không thể phủ nhận việc chúng ta đã có những cải cách rất lớn về môi trường đầu tư, cắt bỏ nhiều rào cản về điều kiện kinh doanh, điều này đưa đến việc xếp hạng về năng lực cạnh tranh quốc gia của chúng ta bắt đầu có sự thay đổi rất nhanh trong những năm qua.
Tuy nhiên, đây chỉ là điểm khởi đầu để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhanh như nhiều nước khác trên thế giới. Nhưng vì quy mô nền kinh tế Việt Nam không lớn, cho nên mức tăng trưởng dù được nhìn nhận là nhanh nhưng vẫn chưa đủ tạo ra bứt phá.
Cho nên, Việt Nam cần tranh thủ cơ hội từ sự nhìn nhận của thế giới để huy động nhiều hơn nguồn lực từ bên trong cũng như bên ngoài, đồng thời phải tạo ra sự tăng trưởng đột phá để duy trì mức tăng trưởng cao có thể lên đến 2 con số, khi đó mới có hy vọng rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với các nước phát triển.
Xin cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…
Sự kiện - 09/05/2025 17:24
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sự kiện - 09/05/2025 16:52
Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'
Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Sự kiện - 09/05/2025 11:28
'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'
Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.
Sự kiện - 09/05/2025 11:04
VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng
Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.
Sự kiện - 09/05/2025 09:02
Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ
75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đang có nguy cơ làm dịch chuyển dòng vốn FDI của Việt Nam sang các quốc gia khác.
Sự kiện - 09/05/2025 07:39
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư
Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.
Sự kiện - 08/05/2025 09:02
Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ
Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.
Sự kiện - 08/05/2025 08:14
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago