[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nguồn lực đầu tư văn hóa có trọng tâm sẽ tránh lãng phí'

THU PHƯƠNG
08:00 27/11/2024

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 phạm vi rộng, kinh phí lớn nên cần tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả, tránh lãng phí.

Sáng nay (27/11), Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Bên hành lang Quốc hội, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Nguyễn Trần Phượng Trân (đoàn TP.HCM) xung quanh nghị quyết này.

Động lực trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững

Quan điểm của bà thế nào khi Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết của Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035?

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân: Tôi cho rằng, văn hóa giữ vị trí đặc biệt vô cùng quan trọng trong mọi mặt đời sống xã hội. Văn hóa là động lực trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước. Trong thời kỳ mới, văn hóa lại càng cần được khẳng định vị trí hơn bao giờ hết, nhất là khi phát triển bền vững đã trở thành một nhu cầu tất yếu của mọi quốc gia.

Để đạt được điều đó, chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn vai trò của văn hóa vào sự phát triển, để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội và mục tiêu, động lực của sự phát triển bền vững đất nước.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trần Phượng Trân (đoàn TP.HCM). Ảnh: Phạm Thắng.

Việc Quốc hội chuẩn bị xem xét, biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 (Chương trình) đã một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa.

Việc đầu tư Chương trình ở thời điểm này đã đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; góp phần tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước; góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng.

Đồng thời, việc thực hiện Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Các tài liệu trong hồ sơ trình Quốc hội về nội dung này cũng đã đáp ứng yêu cầu theo quy định pháp luật. Các ý kiến của đại biểu Quốc hội đã được tiếp thu, giải trình kỹ lưỡng. Tuy nhiên, phải nói rằng đây là một Chương trình với tổng kinh phí thực hiện và quy mô rất lớn, cùng với hệ thống mục tiêu dày đặc. Cụ thể, Chương trình có 7 mục tiêu tổng quát, 9 mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và 9 mục tiêu cụ thể đến năm 2035.

Theo tôi, cần phải có cơ sở khoa học để đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu đề xuất trong dự thảo Nghị quyết, nhất là các chỉ tiêu đặt ra ở mức tuyệt đối 100%, nhằm bảo đảm tính khả thi. Bởi với những chỉ tiêu đề ra, chúng ta đều mong muốn đạt được, nhưng trên thực tế có thể sẽ khó thực hiện do những yếu tố khách quan và chủ quan.

Cùng với đó, các tiêu chí đánh giá trong Chương trình cũng cần đảm bảo không nên quá định lượng hay định tính, bởi văn hóa là lĩnh vực đòi hỏi có chiều sâu và tính đa dạng của các vùng miền. Đồng thời, cũng cần đảm bảo rằng, người dân thực sự được thụ hưởng các giá trị văn hóa từ Chương trình và sự thụ hưởng này phải được kế thừa qua các thế hệ.

Tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Cần làm gì để đảm bảo Chương trình được triển khai một cách thực sự có hiệu quả, tránh lãng phí, thưa bà?

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân : Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 được xây dựng nhằm tạo bước chuyển toàn diện trong phát triển văn hóa, khắc phục sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng miền, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Với thời gian thực hiện dài, phạm vi rộng, kinh phí lớn nên việc làm sao để tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả, tôi cho rằng là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện.

Chương trình sẽ chỉ thực sự có hiệu quả khi quá trình thực hiện có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương; các mục tiêu đặt ra có tính khả thi và được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, gắn liền với ưu tiên cho các vấn đề cấp bách. Cùng với đó, cần có cơ chế khoa học, chặt chẽ về quản lý; phân công rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, để đảm bảo kết quả của Chương trình đo đếm được trong thực tế.

Khi được thông qua, tôi mong rằng, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 sẽ thực sự tạo bứt phá để vị trí của văn hóa được đặt xứng tầm trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Trong dự thảo Nghị quyết dự kiến trình Quốc hội biểu quyết thông qua nhấn mạnh đến việc cần phải tập trung nguồn lực để phát triển văn học, nghệ thuật. Chúng ta phải gì để thực hiện tốt mục tiêu vụ này?

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân: Cần phải thừa nhận một thực tế rằng, hiện nay lĩnh vực văn học, nghệ thuật vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Bởi vậy, tôi cho rằng nhiệm vụ tập trung nguồn lực để thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật được đặt ra trong dự thảo Nghị quyết là rất cần thiết, bởi văn học và nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong công tác tư tưởng.

Đây là lĩnh vực mang lại sức mạnh tinh thần và giá trị nhân văn cho xã hội, có thể tác động đến tư tưởng, ý chí và hành động của người dân. Trên mặt trận tư tưởng, văn học, nghệ thuật có vai trò tôn vinh, lan tỏa các giá trị nhân văn, nhân đạo, đoàn kết, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc…

Đồng thời vạch trần những tư tưởng, quan điểm sai trái, những thói hư, tật xấu trong xã hội, đấu tranh gián tiếp với các luận điệu sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Sáng nay (27/11), Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Ảnh: Phạm Thắng.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật, tôi cho rằng cần phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về văn học, nghệ thuật. Chúng ta cần phải thể chế và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Ðảng về phát triển văn học, nghệ thuật bằng các cơ chế, chính sách cụ thể trong thời gian tới.

Đẩy mạnh công tác tham mưu, đề xuất các chính sách bồi dưỡng, thu hút nhân tài và chăm lo đãi ngộ đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, tạo điều kiện để họ phát huy vai trò, trách nhiệm, đem tài năng, sức sáng tạo, gắn bó, cống hiến lâu dài vào sự nghiệp xây dựng, phát triển địa phương, đất nước.

Cùng với đó, tập trung củng cố, sắp xếp, nâng cao năng lực, chất lượng của các thiết chế văn hóa, bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động văn học, nghệ thuật; đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ hoạt động phát triển văn hóa; tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quan tâm xây dựng, phát triển phong trào văn nghệ quần chúng; tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, thẩm mỹ của công chúng trong hưởng thụ văn học, nghệ thuật, góp phần xây dựng môi trường văn hóa, văn nghệ lành mạnh, tiến bộ.

Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; chủ động đấu tranh với các loại văn hóa phẩm độc hại; phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng đạo đức, sự chống phá của các thế lực thù địch trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; tăng cường công tác quản lý hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ; giáo dục và định hướng hưởng thụ văn hóa lành mạnh, đặc biệt đầu tư cho công tác lý luận phê bình văn học, nghệ thuật.

Đặc biệt, cần lưu ý đến vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc lan tỏa những giá trị nghệ thuật và văn hóa truyền thống của Việt Nam, giúp cho cho thế hệ trẻ cảm nhận, tự hào và có tư duy bảo vệ, phát triển văn hoá tốt đẹp của dân tộc, đồng thời nhận diện, loại bỏ những văn hóa lai căng, xấu độc.

Xin trân trân trọng cảm ơn bà!

  • Cùng chuyên mục
'Nhiều tài sản tham nhũng thất thoát nghiêm trọng, khó thu hồi'

'Nhiều tài sản tham nhũng thất thoát nghiêm trọng, khó thu hồi'

Trong công tác phòng, chống tham nhũng, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, tài sản tham nhũng được thu hồi có tiến bộ nhưng chưa đạt mong muốn, nhiều tài sản thất thoát rất nghiêm trọng, khả năng thu hồi khó khăn.

Sự kiện - 27/11/2024 06:00

Tết Nguyên đán 2025 được nghỉ 9 ngày liên tục

Tết Nguyên đán 2025 được nghỉ 9 ngày liên tục

Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 25/1-2/2/2025 (tức 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng).

Sự kiện - 27/11/2024 05:54

Mức doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới chịu thuế VAT

Mức doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới chịu thuế VAT

Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định, từ 1/1/2026, cá nhân, hộ kinh doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế VAT, tăng 100 triệu đồng so với hiện hành.

Sự kiện - 26/11/2024 18:40

Chính thức đánh thuế 5% đối với phân bón

Chính thức đánh thuế 5% đối với phân bón

Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi (VAT) sẽ áp thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón, thay vì miễn thuế như quy định hiện hành.

Sự kiện - 26/11/2024 18:19

Ông Đoàn Quốc Huy làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc BIM Group

Ông Đoàn Quốc Huy làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc BIM Group

Ông Đoàn Quốc Huy chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn BIM từ ngày 25/11/2024.

Sự kiện - 26/11/2024 17:19

Nhiều trường hợp sau khám xét mới phát hiện khối tài sản không rõ nguồn gốc

Nhiều trường hợp sau khám xét mới phát hiện khối tài sản không rõ nguồn gốc

Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hạn chế; còn nhiều trường hợp sau khi cơ quan điều tra khám xét thì mới phát hiện khối tài sản lớn không kê khai, không rõ nguồn gốc.

Sự kiện - 26/11/2024 10:58

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Về một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng...

Sự kiện - 26/11/2024 08:17

Hà Nội tạo điều kiện để doanh nghiệp Quảng Đông đến đầu tư, kinh doanh

Hà Nội tạo điều kiện để doanh nghiệp Quảng Đông đến đầu tư, kinh doanh

Theo Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP. Hà Nội Duy Hoàng Dương, Hà Nội hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tập đoàn của tỉnh Quảng Đông sang Hà Nội đầu tư mới, mở rộng kinh doanh.

Sự kiện - 26/11/2024 06:30

Đại biểu Quốc hội đề xuất cơ quan báo chí được tự chủ diện tích quảng cáo

Đại biểu Quốc hội đề xuất cơ quan báo chí được tự chủ diện tích quảng cáo

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay thị phần quảng cáo trên báo in giảm mạnh, việc điều chỉnh diện tích quảng cáo trên báo in sẽ giải quyết căn bản khó khăn cho các cơ quan báo chí trong việc thực hành tự chủ tài chính.

Sự kiện - 26/11/2024 06:00

Trung ương cho ý kiến nhân sự Bộ trưởng Tài chính, Giao thông vận tải

Trung ương cho ý kiến nhân sự Bộ trưởng Tài chính, Giao thông vận tải

Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến về nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội phê chuẩn Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Giao thông vận tải.

Sự kiện - 25/11/2024 15:14

Đề nghị giữ nguyên án tử với bà Trương Mỹ Lan vì chưa biết khi nào khắc phục xong hậu quả

Đề nghị giữ nguyên án tử với bà Trương Mỹ Lan vì chưa biết khi nào khắc phục xong hậu quả

Viện KSND cấp cao tại TP.HCM nhận định, hậu quả của vụ án trong lịch sử tố tụng chưa từng có, số tiền tham ô lớn chưa từng có và không biết khi nào mới khắc phục được. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan.

Sự kiện - 25/11/2024 14:51

Hội nghị Trung ương bàn sắp xếp bộ máy, tái khởi động dự án điện hạt nhân

Hội nghị Trung ương bàn sắp xếp bộ máy, tái khởi động dự án điện hạt nhân

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể, xem xét nhiều nội dung quan trọng theo thẩm quyền.

Sự kiện - 25/11/2024 11:04

Hà Nội công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ

Hà Nội công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ

UBND TP. Hà Nội sẽ xây dựng nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông đô thị, công bố về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ thuộc phạm vi quản lý và đường chuyên dùng trên địa bàn theo quy định…

Sự kiện - 25/11/2024 07:40

Vĩnh Phúc hợp tác với nhà đầu tư chiến lược thúc đẩy chuyển đổi xanh

Vĩnh Phúc hợp tác với nhà đầu tư chiến lược thúc đẩy chuyển đổi xanh

Với việc ký kết hợp tác toàn diện với Vingroup về chuyển đổi xanh, Vĩnh Phúc đang chuyển từ nhận thức sang hành động vì một tương lai phát triển bền vững…

Sự kiện - 24/11/2024 07:22

Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp

Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, TP. Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.

Sự kiện - 24/11/2024 07:16

Thủ tướng: Chúng ta cứ đấu thầu nhưng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục

Thủ tướng: Chúng ta cứ đấu thầu nhưng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục

Đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp, Thủ tướng cho rằng cần nhìn tổng thể giá trị mang lại, các doanh nghiệp tư nhân làm rất nhanh, mối quan hệ dân sự xử lý rất hay. Trong khi, chúng ta cứ đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục.

Sự kiện - 23/11/2024 15:47