[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nâng mức tính thuế thu nhập cá nhân lên 11 triệu đồng chỉ là giải pháp nhất thời'
“Để Luật Thuế Thu nhập cá nhân có tính pháp lý bền vững, ổn định lâu dài, không bị lạc hậu khi lạm phát hàng năm của nền kinh tế nước ta luôn có sự biến động, nên quy định mức tiền tính thuế nên tính theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với mức tiền lương,...”, PGS.TS Ngô Trí Long đề xuất.
Bộ Tài chính mới đây đã tiến hành lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân (TNCN), theo đó đề xuất nâng mức giảm trừ đối với cá nhân người nộp thuế lên 11 triệu đồng/tháng, với mỗi người phụ thuộc lên 4,4 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh mà Bộ Tài chính đề xuất hiện không còn phù hợp, chưa áp dụng đã lỗi thời. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long.
Thưa ông, mới đây Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) của thuế thu nhập cá nhân với mức tăng lên 11 triệu đồng/tháng và mức áp dụng cho người phụ thuộc cũng tăng lên 4,4 triệu đồng/tháng. Song dường như động thái này vẫn chưa giúp giải quyết thực chất vấn đề?
PGS.TS Ngô Trí Long: Động thái điều chỉnh mức GTGC lần này của Bộ Tài chính chỉ là một giải pháp mang tính chất thời. Bởi nội dung Luật Thuế thu nhập cá nhân đã quy định rõ về số lượng bậc tính thuế, khoảng cách giữa mỗi thang bậc…
Vậy nên, nếu muốn bảo đảm được yếu tố hiệu quả, công bằng khi áp dụng sắc thuế này trong thực tế, cơ quan quản lý nhà nước và những nhà hoạch định chính sách cần tính tới phương án, trình Quốc hội sửa luật.
Hiện tại, theo quy định, nếu CPI tăng trưởng trên 20% thì phải thay đổi mức GTGC. Song tới tháng 12/2019, CPI đã tăng tới 23% nên đề xuất của Bộ Tài chính nay đã chậm, khiến những đối tượng nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật là những người lao động có mức thu nhập từ trung bình trở lên chịu thiệt hại.

PGS.TS Ngô Trí Long.
Cá nhân tôi sau đó cũng tự hỏi: Đề xuất điều chỉnh mức GTGC của thuế thu nhập cá nhân với mức tăng lên 11 triệu đồng/tháng và mức áp dụng cho người phụ thuộc cũng tăng lên 4,4 triệu đồng/tháng liệu đã hợp lý chưa?
Theo luật, việc điều chỉnh được thực hiện dựa trên biến động của chỉ số CPI nên đề xuất của Bộ Tài chính là hợp lý. Song vẫn có một số vấn đề cần đặt ra.
Cụ thể, cách tính mức giảm trừ gia cảnh chỉ căn cứ vào biến động CPI là chưa đủ mà còn phải tính theo xu hướng phát triển của nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng phải tăng lên. Từ 1/7/2013 đến nay là gần 7 năm rồi, đời sống của người dân cũng nâng lên rất nhiều, nhu cầu về vật chất và tinh thần cao hơn nhiều. Chẳng hạn trước kia các phụ nữ không quá chú trọng tới son phấn, mỹ phẩm, nhưng bây giờ thì phải có son phấn. hay người ta cũng phải đi du lịch, thưởng thức âm nhạc, văn hóa…
Rồi trước kia bạn mua cái túi giá 1 triệu, bây giờ giá tăng 20% thì giá cái túi đó là 1,2 triệu. Nhưng bên cạnh đó cái túi cũ lại lỗi mốt rồi, người ta không bán nó nữa mà ra cái túi mới, đắt hơn 10% nữa, thì mua cái túi bây giờ phải 1,3 triệu chứ không phải 1,2 triệu. Cho nên tôi mới nói, chỉ số giá tiêu dùng chỉ là một căn cứ thôi, Bộ Tài chính cần phải tính toán trên nhiều phượng diện nữa.
Tiếp nữa, không nên áp dụng chung cho mọi đối tượng lao động. Ví dụ, người có 1 triệu đồng ở nông thôn chi tiêu sẽ được nhiều hơn so với 1 triệu đồng ở thành phố. Hay người thuê nhà trọ, mua một căn hộ ở trên miền núi, trung du giá sẽ thấp hơn nhiều so với ở thành phố.
Cho nên theo tôi thì không nên cào bằng. Ở Singapore, họ chia thành từng khu vực để áp dụng mức giảm trừ khác nhau. Ở các thành phố lớn mức tiêu dùng sinh hoạt cao hơn thì mức giảm trừ theo tôi cũng cần phải cao hơn.
Trong bối cảnh thuế TNDN trong xu hướng giảm, ông có lo ngại những người chủ doanh nghiệp sẽ chuyển phần chi phí của họ vào chi phí của doanh nghiệp nhằm giảm phần thu nhập phải đóng thuế của bản thân nếu mức chịu thuế TNCN không giảm tương ứng?
PGS. TS Ngô Trí Long: Chúng ta không nên lo ngại nhiều về tình trạng này. Hiện tại, hệ thống pháp luật về thuế và kiểm toán của Việt Nam đang dần hoàn chỉnh, quy định về việc hạch toán sổ sách, kê khai tài sản cũng có những quy định, nguyên tắc rõ ràng về việc tài sản nào được tính vào thu nhập cá nhân, tài sản nào tính là vốn góp, chi phí sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Một số quốc gia thực hiện giảm thuế cho người giàu vì tin rằng điều đó giúp quốc gia thịnh vượng hơn thông qua việc người giàu sẽ chi tiêu, tạo việc làm cho những người nghèo và kéo cả xã hội cùng thịnh vượng. Quan điểm của ông về vấn đề này?
PGS.TS Ngô Trí Long: Ở nhiều quốc gia, mỗi thời điểm cần tranh thủ tín nhiệm hoặc lá phiếu từ các cử tri, ứng viên tranh cử thường sẽ sử dụng công cụ thuế bởi bản thân mỗi chính sách thuế đều có mối quan hệ mật thiết với đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất – kinh doanh của mỗi cá nhân.
Chính sách giảm thuế cho người gièo, tăng thuế với người giàu, hay giải pháp ứng xử với tầng lớp trung lưu ra sao… Mỗi quốc gia, mỗi đối tượng trong xã hội đều sẽ được các ứng viên lên kế hoạch sao cho phù hợp.
Còn ở Việt Nam, số lượng người giàu và siêu giàu rất ít, còn phần đông người dân đang sở hữu mức thu nhập trung bình thấp. Để không ai bị bỏ lại phía sau, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước hiện tại là không đánh thuế TNCN với những người có thu thấp, và tập trung đánh thuế những người có thu nhập trung bình và cao. Nhưng lẽ ra mức thuế TNCN đối với những cá nhân có thu nhập cao phải ở mức cao thì chúng ta lúc này lại chưa chú ý tới điều đó.
Mức áp thuế TNCN cao nhất hiện mới là 35%, mức này được đánh giá là hợp lý, nhằm khuyến khích, tạo động lực cho những người có tri thức tiếp tục tập trung phát triển công việc kinh doanh và sự nghiệp cá nhân. Từ đó, trở thành những người đóng vai trò dẫn dắt, tạo cơ hội cho những đối tượng khác trong xã hội. Trong khi đó, ở nhiều nước, mức đánh thuế đối với người giàu có thể lên tới 50 – 60%,
Ông có đề xuất gì nhằm bảo đảm luật thuế thu nhập cá nhân có tính ổn định lâu dài, không bị lạc hậu, đồng thời gia tăng sự công bằng giữa các đối tượng trong xã hội?
PGS.TS Ngô Trí Long: Lạm phát ở Việt Nam hằng năm là điều tất yếu nên khi tính thuế TNCN phải căn cứ vào đó để đảm bảo đời sống thực tế của người lao động không bị ảnh hưởng. Theo tôi, không nên quy định mức giảm trừ gia cảnh bằng một con số tuyệt đối mà nên quy định theo tỷ lệ phần trăm, có thể dựa trên mức lương tối thiểu hoặc chỉ số CPI được công bố chính thức của Chính phủ thì luật sẽ không bị lạc hậu.
Để Luật Thuế thu nhập cá nhân có tính pháp lý bền vững, ổn định lâu dài, không bị lạc hậu, không phải thường xuyên điều chỉnh ngưỡng khởi điểm tính thuế khi lạm phát hàng năm của nền kinh tế nước ta luôn có sự biến động thì không nên quy định ngưỡng khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân bằng một số tiền tuyệt đối là 5 triệu đồng hoặc 10 triệu đồng.
Việc quy định mức tiền tính thuế (ngưỡng khởi điểm tính thuế) nên tính theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với mức tiền lương, tiền công tối thiểu. Bởi mỗi khi nhà nước điều chỉnh tiền lương, tiền công tối thiểu sẽ không ảnh hưởng đến luật thuế thu nhập cá nhân. Với cách tính này sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để tạo ra tính pháp lý bền vững, ổn định có sức sống lâu dài cho Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Việc xác định ngưỡng khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân và mức chiết trừ gia cảnh cho các đối tượng phụ thuộc cần phải đảm bảo các yêu cầu: Phù hợp với điều kiện chỉ số lạm phát của nền kinh tế nước ta, phù hợp mức tiền lương, tiền công tối thiểu, thu nhập bình quân của mọi thành viên trong xã hội; Phải huy động tối đa số lượng các đối tượng chịu thuế, góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo sự công bằng xã hội.
Về mức GTGC cho mỗi người phụ thuộc, nên bao gồm cả con chưa đến tuổi trưởng thành, bố mẹ già không còn sức lao động và không nên quy định số lượng các đối tượng phụ thuộc, có như vậy mới tạo ra sự đồng tình của xã hội đối Luật thuế TNCN
Theo số liệu của cơ quan chức năng, thuế TNCN nộp về ngân sách đã vượt số thu từ dầu thô và liên tục tăng mạnh qua các năm. Năm 2014, ngân sách thu hơn 47.000 tỷ đồng từ sắc thuế này, đến năm 2016 đã tăng lên 64.000 đồng và theo dự toán 2017 có thể vượt 80.000 tỷ đồng. Như vậy, nguồn thu từ ngân sách qua thuế TNCN có xu hướng ngày càng tăng, chứng tỏ đời sống của người dân được cải thiện.
Để khuyến khích khuyến khích được những người lao động có tài năng có thu nhập cao, chống thất thu thuế từ hiện tượng khai man thu nhập, hiện tượng gian lận thuế nên thay đổi mức thuế suất theo biểu thuế lũy tiến sao cho khoảng cách giữa các mức không quá chênh lệch.
Với tinh thần đó, tôi từng đề xuất biểu thuế suất lũy tiến nên thay đổi thành 6 bậc: Mức thuế suất 5% cho các đối tượng chịu thuế có mức thu nhập tính thuế 10 triệu đồng/tháng; ứmc thuế suất 9% cho các đối tượng chịu thuế có mức từ trên 10-15 triệu đồng/tháng; mức thuế suất 13% cho các đối tượng chịu thuế có mức thu nhập từ trên 15-30 triệu đồng/ tháng; mức thuế suất 18% cho các đối tượng chịu thuế có mức thu nhập tính thuế từ trên 30-45 triệu đồng/tháng; ứmc thuế suất 24% cho các đối tượng chịu thuế có mức thu nhập tính thuế từ trên 45–70 triệu đồng/tháng; mức thuế suất 30% cho các đối tượng chịu thuế có mức thu nhập tính thuế từ trên 70 triệu đồng/tháng.
Đồng thời, có chế tài xử phạt nặng, đủ phòng ngừa, răn đe đối với các đối tượng thiếu trung thực, cố tình khai man thu nhập hoặc giấu thu nhập để giảm bớt khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho Nhà nước. Nếu vi phạm việc kê khai quá 50% số thu nhập phải tính thuế, có thể xử lý bằng biện pháp hình sự từ hình thức thấp đến hình thức cao. Điều này ở các nước phát triển đã làm.
Để thực hiện được cơ chế này cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản thu nhập không được phản ánh trên các sổ sách kế toán của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Quản lý chặt chẽ thu nhập từ tiền lương, tiền công, thực hiện kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhận.
Theo đó, mức thuế thu nhập cá nhân được khấu trừ tại nguồn theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần đối với các khoản chi trả thu nhập cho những cá nhân ký hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên và khấu trừ 10% thu nhập đối với khoản chi trả cho cá nhân không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 6 tháng nếu số tiền mỗi lần chi trả từ 1 triệu đồng trở lên. Thực hiện cơ chế khoán thuế thu nhập cá nhân đối với các đối tượng có mức thu nhập không ổn định và khó kiểm soát
Ngoài ra, khi ban hành các điều luật và thông tư dưới luật về thuế TNCN phải được thể hiện hết sức đơn giản, rõ ràng, nhất quán, giúp cho việc kê khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN một cách thuận lợi, dễ làm, dễ hiểu, dễ kiểm soát.
Xin cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Hoàn thiện thể chế hiện thực hóa nguyên tắc 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ' trong lĩnh vực đầu tư
Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tại Quảng Ninh.
Sự kiện - 28/03/2025 19:47
Hà Nội phấn đấu là thành phố uy tín, có sức cạnh tranh cao
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Hà Nội đang phấn đấu trở thành thành phố có năng lực, uy tín, có sức cạnh tranh cao, từ đó tiến tới là thành phố kết nối toàn cầu.
Sự kiện - 28/03/2025 17:02
Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo Chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Sự kiện - 28/03/2025 13:42
Chủ tịch Skoda: Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tập đoàn hợp tác, đầu tư
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để Tập đoàn Skoda Auto hợp tác, đầu tư, như hệ thống cảng biển, logistics, nguồn nhân lực dồi dào với tay nghề cao.
Sự kiện - 28/03/2025 07:05
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Sự kiện - 27/03/2025 07:29
Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.
Sự kiện - 26/03/2025 21:28
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Sự kiện - 26/03/2025 11:58
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 25/03/2025 14:18
Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Sự kiện - 25/03/2025 13:42
Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 25/03/2025 13:41
Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 25/03/2025 12:54
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.
Sự kiện - 25/03/2025 08:57
Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 25/03/2025 07:03
- Đọc nhiều
-
1
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
2
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
3
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
4
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
-
5
SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago