[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững.
Hôm nay (20/11) là Ngày Nhà giáo Việt Nam, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, đây là sự trân trọng của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi đến các thế hệ nhà giáo và ngành giáo dục - những người đã và sẽ đóng góp to lớn cho sự nghiệp trồng người vẻ vang và cao quý.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ lòng tri ân sâu sắc và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các nhà giáo lão thành, các vị đại biểu Quốc hội đã và đang làm việc trong ngành giáo dục cùng gần 1,6 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên mọi miền của Tổ quốc.
Bên hành lang Quốc hội, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thị Mai Hoa Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp về những điểm mới tiến bộ cũng như một số vấn đề cần lưu ý khi hoàn thiện dự án Luật Nhà giáo.
Khắc phục tồn tại trong chính sách với nhà giáo
Quốc hội đang thảo luận dự án Luật Nhà giáo. Đây là dự án luật không chỉ tác động đến nhà giáo mà còn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Bà có thể cho biết thêm về sự cần thiết và những điểm tiến bộ của dự án luật này?
TS. Nguyễn Thị Mai Hoa: Dự án Luật Nhà giáo đúng là đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, bởi vì giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng có sự ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Việc ban hành Luật Nhà giáo thực sự cần thiết.
Về cơ sở chính trị, trong chủ trương, đường lối của Đảng, nghề giáo được coi là nghề cao quý, sự nghiệp giáo dục được coi là sự nghiệp vẻ vang.. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII cũng nêu quan điểm: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu", "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh".
Từ năm 2004, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã xác định chủ trương ban hành Luật giáo viên; và gần đây nhất, trong Kết luận 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đặt ra yêu cầu "cần sớm xây dựng luật về nhà giáo".
Về cơ sở thực tiễn, hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có phạm vi ảnh hưởng lớn, giữ vai trò quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước.
Tuy nhiên, hệ thống chế độ, chính sách dành cho nhà giáo còn bộc lộ nhiều bất cập; vị thế nghề nghiệp của nhà giáo có lúc, có nơi chưa được tôn trọng đúng mức; môi trường làm việc của nhà giáo có nhiều áp lực, thậm chí có nguy cơ rủi ro cao, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên dạy ở những cơ sở giáo dục chuyên biệt như trường dạy trẻ em khuyết tật, các điểm nhóm trường trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Điều đó cho thấy, việc ban hành Luật Nhà giáo là cần thiết nhằm hệ thống hóa các quy định pháp lý hiện hành, thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo khung khổ, môi trường pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.
Luật này được ban hành vừa khắc phục những hạn chế, tồn tại trong chính sách nhà giáo; vừa khẳng định vai trò, vị thế của nhà giáo cũng như sự tôn vinh của xã hội dành cho nghề cao quý, vẻ vang này.
Về điểm mới đáng chú ý, dự thảo Luật Nhà giáo đã định danh rõ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, xác định chuẩn nghề nghiệp nhà giáo trên cơ sở bám sát yêu cầu về năng lực nghề nghiệp gắn với từng cấp học và trình độ đào tạo.
Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập được bình đẳng với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập về định danh, chuẩn hóa và một số quyền, nghĩa vụ, chính sách như đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh, khen thưởng, xử lý vi phạm.
Ngành giáo dục được giao quyền chủ động trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo, bao gồm xây dựng chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo trình cấp có thẩm quyền quyết định; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao; các cơ quan quản lý giáo dục hoặc cơ sở giáo dục chủ trì trong tuyển dụng nhà giáo.
Cùng với đó là chính sách điều động, biệt phái, thuyên chuyển, nhà giáo phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp và các yêu cầu của ngành giáo dục; chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ làm việc của nhà giáo được bố trí ưu tiên; chính sách hỗ trợ, thu hút người giỏi vào nghề, nhà giáo về giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…
Với hệ thống chính sách này, Luật Nhà giáo không chỉ hướng tới mục tiêu tạo hành lang pháp lý vững chắc và toàn diện để phát triển đội ngũ nhà giáo mà còn tôn vinh nghề dạy học cao quý.
Giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục
Dự thảo Luật Nhà giáo lần này có đề xuất khá nhiều chính sách tôn vinh, đãi ngộ đối với nhà giáo, trong đó phải kể đến việc quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Tính phù hợp cũng như tính khả thi của quy định này ra sao?
TS. Nguyễn Thị Mai Hoa: Việc xây dựng chính sách tiền lương cho nhà giáo là một trong những vấn đề lớn, được quy định trong các văn kiện của Đảng nhằm tạo điều kiện cho nhà giáo an tâm công tác, thu hút nhân lực chất lượng cao vào ngành giáo dục.
Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: "Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng".
Dự thảo Luật Nhà giáo đã thể hiện đúng tinh thần này khi quy định ưu tiên xếp lương của nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; được có thêm ưu đãi, phụ cấp theo nghề, theo khu vực địa bàn, đối tượng ưu tiên; phụ cấp thâm niên theo quy định của Chính phủ; nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp…
Theo tôi, những chính sách này có thể coi là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chúng ta đang triển khai việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; đồng thời, chính sách nhà giáo nói chung, trong đó có chính sách tiền lương sẽ đòi hỏi cần có nguồn lực lớn từ ngân sách.
Do vậy, cũng cần đánh giá đầy đủ, toàn diện nhu cầu chi ngân sách Nhà nước, nguồn lực và tác động liên quan đến việc bố trí ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện các quy định tại dự thảo luật.
Vấn đề về quyền và nghĩa vụ của nhà giáo luôn được xã hội quan tâm, đặc biệt cũng là nội dung quan trọng của dự án luật này. Những bất cập của quy định hiện hành về nội dung này hiện nay và hướng xử lý ra sao?
TS. Nguyễn Thị Mai Hoa: Thực tế cho thấy, hiện có rất nhiều những danh xưng to lớn dành cho nhà giáo, thể hiện sự tôn vinh của xã hội đối với các thầy cô. Tuy nhiên lại thiếu tính cụ thể của một quy phạm pháp luật, để các nhà giáo chính thức được hưởng quyền và nghĩa vụ tương ứng một cách thiết thực. Các văn bản hiện tại đang phù hợp với nhà giáo công lập nhiều hơn mà chưa có sự chỉ đạo cụ thể để đảm bảo quyền lợi với những nhà giáo ngoài công lập.
Luật Nhà giáo được xây dựng và ban hành tới đây, sẽ có các quy định rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi chung cho nhà giáo. Đây là những chế định pháp lý quan trọng, tạo công bằng, thể hiện sự tôn vinh đối với nhà giáo một cách thiết thực; tạo điều kiện cho nhà giáo công tác tại cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập được bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp, phát huy vai trò của nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, dự thảo Luật cũng cần phải có một hệ thống tiêu chí đánh giá phù hợp với các nhà giáo dù họ có làm việc trong cơ sở giáo dục công lập hay ngoài công lập.
Về nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhà giáo, dự thảo luật cần nghiên cứu quy định về các quyền của nhà giáo liên quan tới việc làm, môi trường làm việc được tôn trọng, bảo vệ an toàn; tạo cơ hội để nhà giáo phát triển nghề nghiệp tốt nhất và đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
- Cùng chuyên mục
Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Bộ Chính trị xác định việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Sự kiện - 01/12/2024 10:42
Sử dụng 100% vốn ngân sách TP. Hà Nội để xây cầu Trần Hưng Đạo
Định hướng ban đầu sẽ đầu tư cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhưng đến nay được xác định lại sẽ sử dụng vốn đầu tư công và sử dụng 100% vốn ngân sách TP. Hà Nội.
Sự kiện - 01/12/2024 07:04
Tổng thư ký Quốc hội nói việc sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả
Tổng thư ký Quốc hội cho biết đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội.
Sự kiện - 30/11/2024 20:13
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận chính thức được tái khởi động
Quốc hội đồng ý tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận như tờ trình của Chính phủ.
Sự kiện - 30/11/2024 18:22
Chậm nhất tháng 6/2025 phải sửa nghị định về quản lý kinh doanh vàng
Quốc hội yêu cầu chậm nhất tháng 6/2025, tổng kết, nghiên cứu và đề xuất sửa đổi Nghị định số 24/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Sự kiện - 30/11/2024 17:13
Chủ tịch Quốc hội: Công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho hay công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Sự kiện - 30/11/2024 17:00
Công nghiệp bán dẫn, chip điện tử - 'mạch máu' của nền kinh tế hiện đại
Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) cho biết, công nghiệp bán dẫn và chip điện tử được xem như mạch máu của nền kinh tế hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Sự kiện - 30/11/2024 16:38
Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)
Với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Luật Điện lực (sửa đổi) đã chính thức được thông qua, trong đó quy định lộ trình xóa bỏ bù chéo giá điện.
Sự kiện - 30/11/2024 16:37
Quốc hội quyết đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 1,7 triệu tỷ đồng
Quốc hội khóa XV vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tổng mức đầu tư hơn 1,7 triệu đồng.
Sự kiện - 30/11/2024 15:49
Chủ tịch TP. Hải Phòng được bổ nhiệm, kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch quận
Với mô hình chính quyền đô thị TP. Hải Phòng đã được Quốc hội thông qua, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng được bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tạm đình chỉ công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận.
Sự kiện - 30/11/2024 12:54
Hà Nội ấn định ngày hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn phải xong trước ngày 25/12/2024.
Sự kiện - 30/11/2024 12:16
[Café Cuối tuần] Luật Đặt cược thể thao, xổ số và casino: Tại sao không?
Sau 7 năm "thí điểm" với Nghị định 06, đã đến lúc Việt Nam cần một đạo luật chính thức để quản lý các hoạt động đặt cược thể thao và xổ số.
Sự kiện - 30/11/2024 11:29
Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia, quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức hoạt động đặc sắc tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật.
Sự kiện - 30/11/2024 11:04
Quốc hội 'chốt' thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương với đa số đại biểu tán thành.
Sự kiện - 30/11/2024 10:21
Tăng trưởng xanh: Nhiều doanh nghiệp còn chưa rõ cơ chế ưu đãi
Trong tiến trình tăng trưởng xanh, nhiều doanh nghiệp chưa rõ mình sẽ được hưởng cơ chế ưu đãi nào. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư mà còn làm giảm động lực của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh sang bền vững và xanh.
Sự kiện - 29/11/2024 19:14
Hà Tĩnh sắp có thêm TP. Kỳ Anh và nhà máy sản xuất ô tô điện 7.300 tỷ
Việc đưa thị xã Kỳ Anh lên thành phố trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh đã được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh thông qua. Cùng đó, Tập đoàn Vingroup sẽ xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện 7.300 tỷ đồng.
Sự kiện - 29/11/2024 16:01
- Đọc nhiều
-
1
Tập đoàn Nhà nước cùng Vingroup làm trạm sạc xe điện có thể lãi đậm năm 2024
-
2
Bà Trương Mỹ Lan xin cơ chế đặc biệt về xử lý tài sản
-
3
Chiều nay (28/11),VAFIE tổ chức hội thảo 'Góp ý sửa nghị định về đặt cược thể thao'
-
4
Nhiều thương hiệu quốc tế bị phạt nặng vì lập lờ với khách hàng
-
5
Đề nghị giảm sâu hoặc miễn thuế cho cơ quan báo chí
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 3 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 3 week ago