Gánh nặng nợ phình to khi Trung Quốc tìm cách giải cứu nền kinh tế
Trung Quốc có thể phải gánh thêm nợ để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Các đợt phong tỏa liên tiếp đang làm suy yếu triển vọng kinh tế của nước này.
Theo CNBC, những tuần qua, bất chấp ảnh hưởng từ các đợt bùng phát COVID-19 mới, Trung Quốc vẫn phát đi tín hiệu rằng sẽ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay.
Theo các nhà phân tích của ANZ Research, giới chức Trung Quốc cam kết đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay, bất chấp những rủi ro từ tình trạng gián đoạn do Covid-19 và căng thẳng địa chính trị.
Theo truyền thông nhà nước, tại cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc diễn ra hôm 29/4, các quan chức cam kết sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng năm 2022.
Các biện pháp hỗ trợ bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế, những biện pháp thúc đẩy tiêu dùng và các chương trình hỗ trợ khác cho doanh nghiệp.

Bắc Kinh cam kết sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng năm 2022 trong bối cảnh làn sóng COVID-19 mới. Ảnh: Reuters.
Gánh nặng nợ
Các tổ chức nước ngoài dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay sẽ thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 5,5%. Hoạt động sản xuất đã lao dốc trong tháng 4. Theo giới quan sát, việc gia tăng hỗ trợ nền kinh tế đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ phải gánh thêm nợ.
"Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5%, Trung Quốc có thể phải gánh thêm nợ", nhà kinh tế cấp cao Betty Wang và chiến lược gia cấp cao Zhaopeng Xing của ANZ Research nhận định.
Nói với CNBC, ông Andrew Tilton - nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Goldman Sachs - nhận định Trung Quốc sẽ tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5%, Trung Quốc có thể phải gánh thêm nợ
Nhà kinh tế cấp cao Betty Wang và chiến lược gia cấp cao Zhaopeng Xing của ANZ Research
Nhưng theo ông Tilton, các hạn chế liên quan đến Covid-19 được áp đặt ở mọi nơi là trở ngại lớn đối với nỗ lực tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.
"Các hạn chế được áp đặt ở mọi nơi trên đất nước, ngay cả tại những khu vực chưa ghi nhận bất cứ ca nhiễm nào", ông nói thêm.
Theo ông Tilton, Trung Quốc có thể chọn cách phát hành trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương. Đó là những trái phiếu được phát hành bởi các đơn vị do chính quyền địa phương và khu vực thành lập, nhằm tài trợ cho những dự án cơ sở hạ tầng công cộng.
Sau một năm kìm kẹp, chính phủ cũng khuyến khích các tổ chức tài chính hỗ trợ những tập đoàn địa ốc.
Việc vay nợ nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng sẽ là một bước lùi với Bắc Kinh. Trước khi đại dịch bùng phát, nước này đang tìm cách cắt giảm bom nợ vốn đã phình to.
Chính phủ Trung Quốc đã nhắm vào lĩnh vực bất động sản bằng cách đưa ra "3 lằn ranh đỏ". Những quy định này nhằm hạ đòn bẩy trong một ngành công nghiệp đã phát triển quá nóng.
Nhưng điều đó đã dẫn tới cuộc khủng hoảng nợ vào cuối năm ngoái, sau khi China Evergrande - tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc - và các công ty khác bắt đầu vỡ nợ.
Kinh tế chao đảo
Tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi nỗ lực "toàn lực" để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nước này đang chật vật duy trì tăng trưởng kinh tế kể từ khi làn sóng COVID-19 mới bùng phát.
Số ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc tương đối thấp, nhưng việc nước này quyết liệt theo đuổi chiến lược Zero-Covid đã khiến 25 triệu cư dân tại Thượng Hải mắc kẹt trong nhà.
Đến nay, các nhà chức trách đã nới lỏng kiểm soát đối với Thượng Hải, nhưng những hạn chế được thắt chặt tại Bắc Kinh và một số thành phố khác.
Theo dữ liệu được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố, chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của nước này đã lao dốc từ 49,5 trong tháng 3 xuống còn 47,4 vào tháng 4. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020.
Con số này thấp hơn mức dự báo trung bình 48 trước đó của các nhà kinh tế được Wall Street Journal khảo sát.
Theo Caixin Media Co. và công ty nghiên cứu IHS Markit, vào tháng 4, các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đã lao dốc với tốc độ nhanh nhất kể từ khi COVID-19 làm chao đảo thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) hồi tháng 2/2020.

Các ngân hàng đầu tư đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Theo cuộc khảo sát của Phòng thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, 23% doanh nghiệp được khảo sát đang cân nhắc chuyển các khoản đầu tư hiện tại và tương lai ra khỏi Trung Quốc. Đây là tỷ lệ cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2012.
Các ngân hàng đầu tư và nhà phân tích tin rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ thấp hơn mục tiêu 5,5%. Những dự báo dao động từ hơn 3% đến khoảng 4,5%.
"Với tác động của đợt bùng phát dịch Covid-19 đối với tiêu dùng và sản lượng công nghiệp trong nửa đầu năm 2022, chúng tôi cho rằng tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc sẽ đạt gần 4,3%, với giả định nền kinh tế có thể bắt đầu phục hồi trước tháng 6 và tiếp tục đi lên sau đó”, Giám đốc đầu tư Stephane Monier của ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ Lombard Odier nhận định.
"Nếu nền kinh tế tiếp tục hứng chịu những cú sốc như các đợt phong tỏa liên tiếp tại những khu vực thành thị trọng điểm, tăng trưởng cả năm chắc chắn sẽ giảm xuống dưới 4%", ông cảnh báo.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân
Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).
Sự kiện - 06/05/2025 13:13
Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Sự kiện - 06/05/2025 10:59
Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 06/05/2025 06:45
Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược
Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.
Sự kiện - 05/05/2025 16:24
Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế
Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.
Sự kiện - 05/05/2025 14:58
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago