Đừng đổ lỗi cho Sabeco!

Nhàđầutư
Với cách tính toán của rổ chỉ số VN30 hoàn toàn khác với VNINDEX, việc thao túng SAB để trục lợi phái sinh mang tính chất rủi ro khi “trọng số” ảnh hưởng chính đến nhóm VN30 - hàn thử biểu của các hợp đồng tương lai, nằm ở các mã khác.
HUY NGỌC - TUẤN DUY
19, Tháng 04, 2019 | 07:47

Nhàđầutư
Với cách tính toán của rổ chỉ số VN30 hoàn toàn khác với VNINDEX, việc thao túng SAB để trục lợi phái sinh mang tính chất rủi ro khi “trọng số” ảnh hưởng chính đến nhóm VN30 - hàn thử biểu của các hợp đồng tương lai, nằm ở các mã khác.

nhadautu - khong nen do loi cho sabeco

Đừng đổ lỗi cho Sabeco!

Phiên giao dịch ngày 18/4 kết thúc với giá đóng cửa thấp nhất trong ngày khi VNINDEX về 962,3 , VN30 về 877,02. Điều đáng nói ở đây là vào phiên ATC, khi còn 30s cuối, một lệnh bán ATC 20.000 cổ phiếu SAB đã được “xả” ra. Vốn dĩ thanh khoản SAB đã rất thấp – tỷ lệ free-float chỉ là 15%, cộng với lượng bán này đã tương đương gần 60% thanh khoản cả ngày mà mã SAB đạt được (41.150 cổ phiếu), do vậy mã cổ phiếu này đã đột ngột giảm đến -6,4%.

Hệ quả, VNINDEX đã giảm thêm 3 điểm và VN30 giảm thêm 2 điểm. Hợp đồng tương lai phái sinh VN30F1904 trong ngày đáo hạn (18/4) đã gần như ngay lập tức “ngấm đòn”, chỉ trong 2’ cuối phiên chỉ số hợp đồng tương lai này đã “nằm sàn”, tuy vậy lực cầu cân lại sau đó đã đẩy hợp đồng này về gần mức chỉ số VN30 (đạt 877 điểm).

Tuy vậy, dường như sức ảnh hưởng của SAB tác động nhiều hơn vào chỉ số chuẩn VN-Index hơn là chỉ số VN30. Tính theo mức giá phiên 18/4, vốn hóa của SAB đứng thứ sáu khi giao dịch trên VNINDEX và cũng đứng thứ sáu trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 (đứng sau VIC, VHM, VCB, VNM, GAS), nhưng cách tính chỉ số khác nhau khiến tác động của mã này cũng khác.

Trong nhóm VN30, với thanh khoản quá thấp, tỷ lệ free-float là 15% (và đợt tới sẽ giảm xuống 11%), mức ảnh hưởng của Sabeco chỉ đứng thứ 13 trong nhóm VN30. Tính toán của PV cho thấy vốn hóa sau giới hạn theo tỷ lệ free-float và giới hạn tỷ trọng vốn hóa của SAB chỉ vỏn vẹn chiếm 3,47% nhóm VN30! Trong khi đó, 10 mã có vốn hóa nhất nhóm VN30 đã có ảnh hưởng lên tới hơn 62%.

Do đó, việc thao túng SAB để trục lợi phái sinh mang tính chất rủi ro nhiều hơn khi “trọng số” ảnh hưởng chính đến nhóm này nằm ở các mã khác (trong khi đó vị trí của SAB lại quá thấp như đã kể trên).

Sức ảnh hưởng của SAB tác động nhiều hơn tới chỉ số VN-Index. Trong trường hợp SAB không giảm sâu như phiên 18/4, chắc chắn chỉ số sẽ đóng cửa ở ngưỡng hỗ trợ 965 điểm! Bởi lẽ, cần lưu ý dù SAB giảm mạnh, đã có “lực đỡ” từ sự phục hồi ở các mã có vốn hóa lớn nhất nhóm VN30 như VNM (+0,1%), TCB,…. Riêng với nhóm cổ phiếu VinGroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VRE đóng cửa xanh, VHM và VIC trong phiên ATC đều có mức gắng gượng phục hồi, dù rất yếu.

Mô hình vai đầu vai của VNINDEX

Nhìn rộng và bao quát ra, thực tế VNINDEX đã hình thành rõ mô hình Vai Đầu Vai, với thanh khoản teo tóp dần tại 3 đỉnh từ Vai Trái sang Đầu rồi Vai Phải. Những phiên hồi quá yếu và có phần hụt hơi trong việc chinh phục lại MA20 để tiếp tục đường đua. Cùng với đó, cần nhìn nhận rằng VNINDEX đã không tận dụng được đà tăng tích cực của thế giới trong thời gian qua. Xuất hiện những cổ phiếu nằm sàn và có hiện tượng tháo những phiên gần đây sau khi diễn ra ĐHĐCĐ thường niên và báo cáo tài chính quý I/2019, việc ráng gồng gánh chỉ số trong biên 962-1000 có lẽ là quá sức với thị trường khi dòng tiền không còn mạnh mẽ, bất chấp việc khối ngoại mua ròng nhưng tổng cầu không lấy gì làm ấn tượng.

Nếu nhìn nhận kỹ phiên giao dịch 18/4, có thể thấy một loạt các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đã sụt giảm mạnh như  SJS -7%, HVG -6,3%, QCG -4,7%, HSG -4,3%, OGC -4,2%, DXG -4,1%, HDC -3,2%,  FLC -2,2%, LCG -2,2%;…

Số mã giảm đã nhiều hơn mã tăng rất nhiều và xu hướng giảm ngắn hạn ngày càng rõ nét hơn, thị trường Việt Nam ngắn hạn đang trong tương quan yếu với thị trường chứng khoán quốc tế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24560.00 24880.00
EUR 26323.00 26429.00 27594.00
GBP 30788.00 30974.00 31925.00
HKD 3099.00 3111.00 3212.00
CHF 27288.00 27398.00 28260.00
JPY 161.63 162.28 169.90
AUD 15895.00 15959.00 16446.00
SGD 18115.00 18188.00 18730.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17917.00 17989.00 18522.00
NZD   14768.00 15259.00
KRW   17.70 19.32
DKK   3538.00 3670.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2274.00 2365.00
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ