Dự thảo Thông tư quy định xác định hàng hóa Việt Nam: Không làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp

Nhàđầutư
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, dự thảo thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp.
HẢI ĐĂNG
25, Tháng 09, 2019 | 17:52

Nhàđầutư
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, dự thảo thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp.

Sáng 25/9, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo xin ý kiến về dự thảo quy định cách xác định sản phẩm, hàng hoá là sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.

Thông tin tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trần Quốc Khánh cho biết, từ đầu tháng 8/2019, Bộ Công thương đã hoàn thành dự thảo thông tư này.

Theo quy định, Bộ Công thương đã đăng tải công khai dự thảo và sẽ tổ chức 2 hội thảo tại Hà Nội và TP.HCM để lấy ý kiện rộng rãi của mọi người dân, doanh nghiệp, bộ ngành liên quan để hoàn thiện, sau đó báo cáo Thủ tướng, rồi tiếp tục rà soát một lần nữa trước khi ban hành.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, về nguyên tắc, thông tư này sẽ không làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp vì đây chỉ là thông tư giúp doanh nghiệp ghi nhãn chính xác hơn cho sản phẩm của mình tránh được nguy cơ bị cáo buộc là gian lận xuất xứ, loại bỏ dần tình trạng hàng nhập khẩu nhập nhèm, đội lốt hàng Việt Nam.

made in vn

Hội thảo xin ý kiến về dự thảo quy định cách xác định sản phẩm, hàng hoá là sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 25/9

Trình bày về dự thảo thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hoá là sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, các trường hợp được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam và cách thể hiện như sau: Một là hàng hóa được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó khi đáp ứng quy định tại Chương III Thông tư này.

Hai là Tùy thuộc vào quá trình sản xuất, gia công, chế biến, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn và chỉ sử dụng một trong các cụm từ sau đây để thể hiện hàng hóa là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó: Sản phẩm của Việt Nam hoặc sản phẩm Việt Nam; Hàng hóa của Việt Nam hoặc hàng hóa Việt Nam hoặc hàng Việt Nam; Sản xuất tại Việt Nam hoặc Việt Nam sản xuất; Chế tạo tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tạo; Chế tác tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tác.

Hai nguyên tắc xác định hàng hoá của Việt Nam

Về nguyên tắc xác định hàng hoá của Việt Nam ông Hải cho biết sẽ dựa trên các trường hợp sau: Một là, hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Cụ thể: Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại Việt Nam; Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam; Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này; Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại Việt Nam; Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Việt Nam.

Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải, nơi Việt Nam có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.

Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký ở Việt Nam hoặc được phép treo cờ của Việt Nam.

Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này ngay trên tàu được đăng ký ở Việt Nam hoặc được phép treo cờ của Việt Nam.

Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở Việt Nam hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.

Các hàng hoá thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này tại Việt Nam.

Hài là, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên thị trường Việt Nam, dự thảo thông tư cũng nếu rõ: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên thị trường Việt Nam có quyền thể hiện hoặc không thể hiện nội dung hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa.

Trường hợp thể hiện nội dung hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên thị trường Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ Thông tư này và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin do mình cung cấp.

Tổ chức, cá nhân thể hiện nội dung hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa có trách nhiệm chứng minh sự phù hợp của nội dung do mình cung cấp với các quy định tại thông tư này khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, về cơ bản, dự thảo thông tư này được xây dựng phù hợp với các cam kết quốc tế và quy định trong nước về xuất xứ hàng hóa, đảm bảo sự tương thích giữa hàng hóa lưu thông trong nước với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thông tư sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, thông tư sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp bởi ghi nhãn hàng hóa và công bố nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa đã từ lâu là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Nghị định 43.

"Thông tư chỉ giúp các tổ chức, cá nhân có căn cứ để thực hiện đúng yêu cầu của Nghị định 43, giúp loại bỏ các trường hợp vô tình hay cố tình vi phạm thông tin về nước xuất xứ. Các doanh nghiệp chân chính sẽ không phải đối diện với nguy cơ cáo buộc “gian lận xuất xứ”, tránh được rủi ro kiện tụng và mất uy tín với người tiêu dùng.

Ngoài ra, kết hợp với việc thực thi nghiêm túc Nghị định 43 tại cửa khẩu, thông tư cũng sẽ giúp loại bỏ dần tình trạng hàng nhập khẩu nhập nhèm "đội lốt" hàng Việt Nam như đã rải rác xảy ra trong thời gian qua", Thứ trưởng Khánh nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ