Đồng minh của ông Trump lên kế hoạch lật ngược kết quả ở Quốc hội

Duy Anh
07:27 14/12/2020

Nhóm chính trị gia trung thành với Tổng thống Trump đang lên kế hoạch thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn tại Quốc hội Mỹ.

image (11)

Tổng thống Trump đã thất bại với khoảng cách từ hàng chục đến hàng trăm nghìn phiếu ở các bang chiến trường then chốt.

Những vụ kiện cáo buộc gian lận bầu cử của phe ông tới nay đều bị bác bỏ, mới đây nhất là tại Tòa án Tối cao. Tới 14/12, đại cử tri đoàn chính thức bỏ phiếu lựa chọn tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Bởi Tổng thống Trump vẫn từ chối chấp nhận thất bại, một nhóm chính trị gia trung thành với ông đang lên kế hoạch cuối cùng thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn tại Quốc hội, theo New York Times.

Các chuyên gia hiến pháp hay thậm chí một số thành viên đảng Cộng hòa tin nỗ lực thách thức kết quả sẽ thất bại. Nhưng cuộc chiến nghị trường có khả năng nổ ra ngày 6/1/2021 sẽ gây chia rẽ sâu sắc tại Washington cũng như trong nội bộ đảng Cộng hòa.

Đây sẽ là bài thử thách không hề dễ chịu đối với lòng trung thành của các đảng viên Cộng hòa, những người trong thâm tâm kỳ vọng lá phiếu của đại cử tri đoàn sẽ đặt dấu chấm hết cho cuộc bầu cử năm nay.

Phó tổng thống Mike Pence là một trong những chính trị gia bị đặt vào thế khó xử nhất. Bi kịch của ông Pence là bị đưa vào thế phải cân bằng giữa lòng trung thành với Tổng thống Trump và nghĩa vụ theo hiến pháp cũng như tương lai chính trị của chính bản thân.

Không dễ lật ngược kết quả ở Quốc hội

Kế hoạch thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn hiện được dẫn đầu bởi Mo Brooks, Hạ nghị sĩ Cộng hòa đại diện bang Alabama.

Cùng với nhóm đồng minh ở Hạ viện, ông Brook đang cân nhắc thách thức kết quả của 5 bang Arizona, Pennsylvania, Nevada, Georgia và Wisconsin. Nhóm của ông Brooks cáo buộc đã xảy ra gian lận và bỏ phiếu không hợp lệ ở nhiều cấp độ tại 5 bang này, dù không đưa ra được bằng chứng.

Brooks

Mo Brooks, Hạ nghị sĩ Cộng hòa đại diện bang Alabama, chụp hình cùng Tổng thống Trump. Ảnh: AP.

'Theo hiến pháp, chúng ta có vai trò lớn hơn nhiều so với Tòa án Tối cao hay bất cứ thẩm phán liên bang hoặc tiểu bang nào. Điều chúng ta nói sẽ là phán quyết cuối cùng', ông Brooks tuyên bố.

Theo quy định của hiến pháp cũng như Đạo luật kiểm phiếu đại cử tri năm 1887, thách thức kết quả bỏ phiếu đại cử tri đoàn cần được nộp dưới dạng văn bản, với chữ ký của một thành viên Hạ viện và một thành viên Thượng viện.

Trên Twitter, Tổng thống Trump đã tán dương nỗ lực của ông Brooks. Tuy nhiên, ông Trump dường như chưa quá quan tâm tới chiến lược này và vẫn tập trung cho cuộc chiến pháp lý tại tòa án, các trợ lý cho biết.

Mỗi đề nghị thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn sẽ được Thượng viện và Hạ viện xem xét riêng. Chỉ khi lưỡng viện cùng nhất trí, kết quả bỏ phiếu mới có thể bị tuyên vô hiệu. Nhưng kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn chưa từng bị Quốc hội hủy bỏ kể từ thế kỷ 19.

Số lượng không nhỏ Thượng nghị sĩ Cộng hòa, gồm Patrick Toomey, Susan Collins, Lisa Murkowski và Mitt Romney, đã tẩy chay ý tưởng đảo ngược kết quả bỏ phiếu tại Quốc hội.

Trong bối cảnh đảng Dân chủ sẽ nắm đa số ở Hạ viện và có ít nhất 48/100 ghế ở Thượng viện, khả năng lưỡng viện nhất trí hủy bỏ kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn gần như là không thể.

Hậu quả lâu dài

'Cuộc họp ngày 6/1 sẽ xác nhận (kết quả bỏ phiếu đại cử tri đoàn) bất kể có bao nhiêu phản đối được nộp đi chăng nữa, chúng sẽ không ảnh hưởng tới kết quả của tiến trình dân chủ', Edward Foley, giáo sư luật hiến pháp của Đại học bang Ohio, nhận định.

Tuy nhiên, ông Foley nhấn mạnh cuộc họp có thể để lại nhiều hệ quả cho những năm tiếp theo.

Trường hợp có dù chỉ một thượng nghị sĩ Cộng hòa tham gia nỗ lực thách thức kết quả, 4 năm nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden sẽ chìm trong không khí đối đầu và chia rẽ đảng phái.

Nhưng nếu ngược lại, đó sẽ là thông điệp cho toàn bộ đất nước, rằng dù ông Trump có gây bối rối tới mức nào, đảng Cộng hòa vẫn tin tưởng vào quy trình bầu cử và đến cuối cùng đã thừa nhận chiến thắng của ông Biden.

image

Tổng thống Trump tuyên bố thất vọng với Tòa án Tối cao vì từ chối đơn kiện của bang Texas. Ảnh: Fox News.

Ông Brooks không phải nghị sĩ đầu tiên tìm cách thách thức kết quả bỏ phiếu đại cử tri đoàn. Phe Dân chủ tại Hạ viện cũng theo đuổi những nỗ lực tương tự năm 2001, 2005 và 2017. Nhưng đó đều là những hành động sau khi ứng viên đảng của họ đã thừa nhận thất bại.

Khác biệt lớn nhất là hiện nay Tổng thống Trump kiên quyết không chấp nhận thất bại. Nếu cuộc chiến thực sự nổ ra vào ngày 6/1/2021 ở Quốc hội, ông Trump có thể đẩy không ít đảng viên Cộng hòa vào tình thế phải đưa ra lựa chọn khó khăn. Nhiều chính trị gia Cộng hòa lo sợ bị cử tri trừng phạt nếu không tiếp tục chiến đấu.

Phó tổng thống Mike Pence là người khó xử nhất. Ông Pence đang cân nhắc khả năng tranh cử vào năm 2024. Với tư cách chủ tịch Thượng viện, phó tổng thống có trách nhiệm mở phong bì, kiểm đếm và công bố kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn.

Dù kịch bản nào xảy ra, ông Pence cũng sẽ phải tìm cách cân bằng, giữa một bên là sự tin tưởng của Tổng thống Trump, bên kia là nghĩa vụ tuân thủ luật lệ.

'Vai trò của phó tổng thống trong quá trình chuyển giao là điều ít người quan tâm, nhưng với Donald Trump, giờ chúng ta phải cân nhắc mọi trường hợp', Gregory B. Craig, cố vấn Nhà Trắng dưới thời Obama, nói.

Từ sau đêm 3/11, ông Pence đã phát đi những thông điệp có phần trái ngược về giới hạn những gì ông sẽ làm để hỗ trợ Tổng thống Trump.

Ban đầu, ông Pence đã từ chối yêu cầu ủng hộ cáo buộc gian lận bầu cử. Tuy nhiên gần đây, ông Pence lại công khai ca ngợi đơn kiện của tổng chưởng lý bang Texas đối với 5 bang chiến trường.

Những người sẽ ủng hộ ông Trump

Phe Dân chủ khẳng định họ tự tin trước quy trình xác nhận kết quả tại Quốc hội. Tuy nhiên, đội ngũ của ông Biden đang phối hợp với lãnh đạo đảng Dân chủ ở lưỡng viện để chuẩn bị cho kịch bản kiến nghị thách thức kết quả được các thượng nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ.

Những ngày qua, nhóm của ông Brooks đang đẩy mạnh huy động sự ủng hộ. Tuần trước, chính trị gia bang Alabama đã gặp gỡ một số thượng nghị sĩ như Mike Lee của Utah hay một nhóm các nghị sĩ bảo thủ có tên House Freedom Caucus.

Kentucky

Thượng nghị sĩ Wisconsin Ron Johnson (phải) và Thượng nghị sĩ Kentucky Rand Paul (trái). Ảnh: AP.

'Mục tiêu hàng đầu của tôi là sửa chữa hệ thống bầu cử đầy rẫy sai sót của nước Mỹ. Phần thưởng từ mục tiêu đó có thể là Donald Trump chính thức chiến thắng kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn. Tôi tin ông ấy thực sự đã chiến thắng nếu chúng ta chỉ đếm phiếu bầu hợp lệ của công dân Mỹ và loại bỏ tất cả phiếu bất hợp pháp', ông Brooks nói.

Mặc dù hiện chưa thượng nghị sĩ nào công khai tuyên bố ủng hộ thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn, một số đồng minh của ông Trump tại Thượng viện như Thượng nghị sĩ Wisconsin Ron Johnson và Thượng nghị sĩ Kentucky Rand Paul đã bắn tín hiệu sẵn sàng tham gia nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử.

Quy mô liên minh chính trị mà ông Brooks có thể huy động hiện vẫn chưa rõ. Hơn 60% hạ nghị sĩ Cộng hòa, gồm hai lãnh đạo đảng Cộng hòa ở Hạ viện, đã ủng hộ đơn kiện Texas gửi tới Tòa án Tối cao.

Nhưng ký đơn thách thức kết quả bỏ phiếu đại cử tri đoàn lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

Một số hạ nghị sĩ Cộng hòa như Scott Perry của Pennsylvania và Matt Gaetz của Florida cũng đánh tiếng ủng hộ hành động tại Quốc hội. Ông Brooks cho biết đã thảo luận với nhiều nghị sĩ khác quan tâm tới nỗ lực thách thức kết quả bỏ phiếu.

Hai thượng nghị sĩ này cho biết sẽ đợi kết quả các vụ kiện tại tòa án trước khi cân nhắc khả năng tham gia nỗ lực thách thức kết quả bỏ phiếu của các hạ nghị sĩ.

(Theo Zing)

  • Cùng chuyên mục
Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam

Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam

Ông Trump khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương.

Sự kiện - 02/07/2025 23:08

Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới

Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới vừa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Hải Phòng và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.

Sự kiện - 02/07/2025 18:11

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã

Tống Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số chính là hệ thần kinh Trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã. Trong mô hình mới phải trở thành một bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin, không có chuyển đổi số thì mô hình hành chính 2 cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả.

Sự kiện - 02/07/2025 16:49

[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'

[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'

Để phát huy lợi thế mạng lưới thay vì từng địa phương đơn lẻ, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cần chuyển từ “quy hoạch tỉnh” sang “quy hoạch vùng kinh tế động lực”

Sự kiện - 02/07/2025 10:27

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt

Thăm, kiểm tra hoạt động chính quyền địa phương hai cấp tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bộ máy chính quyền cấp xã phải phát huy hiệu quả mô hình mới, các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền để chính quyền thực sự gần dân, sát với dân, phục vụ và giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vấn đề từ thực tiễn.

Sự kiện - 02/07/2025 08:20

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Đức Hiển được Bộ Chính trị, Ban bí thư điều động, phân công, bổ nhiệm, giữ chức vụ Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương.

Sự kiện - 02/07/2025 07:01

Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất

Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất

Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai đã tổ chức kỳ họp đầu tiên để kiện toàn bộ máy lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh. Với quy mô mới về diện tích, dân số và tiềm năng, Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Sự kiện - 01/07/2025 15:57

Danh sách Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ tại 126 xã, phường mới của Hà Nội

Danh sách Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ tại 126 xã, phường mới của Hà Nội

Hà Nội vừa công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.

Sự kiện - 01/07/2025 15:33

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Đây là cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần thứ sáu và được diễn ra trùng đúng vào ngày đầu tiên trên cả nước bắt đầu vận hành Chính quyền địa phương hai cấp với nội dung điều tra được mở rộng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin phục vụ hoạch định chính sách, giúp giảm thiểu gánh nặng cho người dân….

Sự kiện - 01/07/2025 14:28

Hà Nội công bố danh sách điểm phục vụ hành chính công từ ngày 1/7/2025

Hà Nội công bố danh sách điểm phục vụ hành chính công từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Chi nhánh và Điểm phục vụ hành chính công thuộc các UBND 126 xã/phường tại Hà Nội chính thức được công khai và đi vào hoạt động đồng bộ nhằm đảm bảo việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Sự kiện - 01/07/2025 13:45

Bí thư trẻ tuổi nhất cả nước là ai?

Bí thư trẻ tuổi nhất cả nước là ai?

Trong danh sách 34 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy sau sáp nhập, ông Lê Quốc Phong, quê quán Hà Nội, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp là người trẻ tuổi nhất, 47 tuổi.

Sự kiện - 01/07/2025 08:55

Hôm nay, 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hôm nay, 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Từ hôm nay (1/7/2025), 34 tỉnh, thành trên cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã, sau thời gian chạy thử nghiệm. Đây sẽ là dấu mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính.

Sự kiện - 01/07/2025 07:32

Ông Trần Thanh Lâm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ông Trần Thanh Lâm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ban Bí thư quyết định ông Trần Thanh Lâm thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre để đảm nhiệm chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, kể từ ngày 1/7.

Sự kiện - 30/06/2025 22:26

Dấu mốc mở đầu một giai đoạn chuyển động mới ở Nghệ An

Dấu mốc mở đầu một giai đoạn chuyển động mới ở Nghệ An

Từ 412 đơn vị hành chính cấp xã, sau khi sắp xếp và kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, toàn tỉnh Nghệ An chỉ còn 130 đơn vị hành chính cấp xã.

Sự kiện - 30/06/2025 15:58

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1/1/2026

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1/1/2026

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.

Sự kiện - 30/06/2025 15:08

12 chữ Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng TP. Hải Phòng mới

12 chữ Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng TP. Hải Phòng mới

“Đoàn kết - Giàu mạnh - Hiện đại - Phồn vinh - Văn minh - Hạnh phúc” là 12 chữ được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tặng TP. Hải Phòng mới.

Sự kiện - 30/06/2025 14:39