Đón người lao động trở lại làm việc như đón người thân về gia đình

“Doanh nghiệp có thể thông qua mạng xã hội, điện thoại, zalo… hoặc gửi thư kêu gọi cho từng người lao động, đồng thời phối hợp để tổ chức đón họ từ quê ra như đón người thân trở về với gia đình là doanh nghiệp”, TS Vũ Minh Tiến thông tin.
ĐÌNH NGUYÊN
02, Tháng 10, 2021 | 10:04

“Doanh nghiệp có thể thông qua mạng xã hội, điện thoại, zalo… hoặc gửi thư kêu gọi cho từng người lao động, đồng thời phối hợp để tổ chức đón họ từ quê ra như đón người thân trở về với gia đình là doanh nghiệp”, TS Vũ Minh Tiến thông tin.

Cơn “đau đầu” của doanh nghiệp

Thông tin tại buổi tọa đàm “Nguồn nhân lực lao động cho TP.HCM và các tỉnh lân cận sau đại dịch”, ông Phạm Thanh Trực, Phó Trưởng Ban quản lý các KCX-KCN TP.HCM (Hepza) cho biết, có khoảng 31.000 lao động làm việc tại các KCX-KCN của TP.HCM đã về quê, trong đó chủ yếu là những người lao động về quê lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu...

Thống kế của Hepza cho thấy, tổng số người lao động làm việc trong các KCX-KCN tại TP.HCM là 288.000. Khi dịch bệnh bùng phát và phải thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” thì chỉ có 720 doanh nghiệp thực hiện với 64.000 người lao động tham gia.

“Tính đến thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ” hay “1 cung đường - 2 địa điểm” cũng bắt đầu gặp khó khăn vì chi phí quá lớn. Tất cả các doanh nghiệp mong muốn mở cửa hoạt động nhưng gặp khó khăn về nguồn cung lao động và nguồn cung nguyên vật liệu”, ông Trực nói.

nguoi-lao-dong

"Cơn khát" người lao động của nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM thời kỳ mở cửa trở lại. Ảnh minh họa

Trong khi đó, nói về thị trường lao động của TP.HCM, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết, TP.HCM có trên 470.000 doanh nghiệp đang đăng ký hoạt động, trong đó trên 15.000 doanh nghiệp FDI với trên 3,2 triệu công nhân. Nhưng dịch bệnh trong 5 tháng vừa qua đã tác động rất mạnh đến doanh nghiệp, việc làm, hoạt động kinh tế, dịch vụ, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ…

Ở TP.HCM, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98% nên lượng lao động bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là ngành may mặc, giày da, dịch vụ thương mại, giao thông. Hầu hết các doanh nghiệp chịu không nổi, thậm chí có nhiều doanh nghiệp phá sản.

“5 tháng qua tỷ lệ lao động nghỉ làm hưởng bảo hiểm thất nghiệp khoảng trên 100.000 người và 500.000 lao động nghỉ làm; 1,7 triệu lao động phải tạm nghỉ việc, giãn việc không hưởng lương”, ông Tấn cho hay.

Còn theo Công ty Phát triển hạ tầng KCN Tân Tạo khảo sát khoảng 300 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất công nghệ phụ trợ và các sản phẩm thiên về kỹ thuật vào hồi đầu tháng 9/2021 cho thấy, số lượng lao động mong muốn trở lại làm việc là không cao, chỉ có khoảng 40% lao động mong muốn trở lại làm việc sau khi mở cửa…

Đón người lao động trở lại như đón người thân

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, TS Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, chúng tôi rất thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, đặc biệt vấn đề thiếu hụt nhân lực.

Để khôi phục đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu phải mất từ 3-9 tháng, còn để khôi phục nguồn nhân lực, cả lao động phổ thông và lao động có tay nghề, những vị trí lao động kỹ thuật, phụ trách chuyên môn sẽ phải gặp khó khăn và thời gian gấp 3 lần như thế. Đây là vấn đề thực sự nan giải cần sự nỗ lực chung của tất cả các bên.

TS Vũ Minh Tiến đề xuất 1 số giải pháp, kiến nghị trước mắt, doanh nghiệp cần tập trung ưu tiên 5 nội dung để đạt được 2 chữ "an tâm", an tâm đi lại, sinh sống và làm việc.

Cùng với đó là thực hiện tiêm vaccine, các yêu cầu phòng chống dịch của cơ quan y tế đầy đủ cho người lao động. Chủ động thực hiện tuyên truyền, vận động người lao động tích cực làm việc, quay lại doanh nghiệp tạo sự an tâm, đồng thuận của người lao động và gia đình họ.

Kết nối với tổ chức công đoàn và chính quyền, đoàn thể ở địa phương nơi cư trú của người lao động để phối hợp thông tin về sự bảo đảm an toàn sức khoẻ cũng như cam kết của doanh nghiệp. Việc làm này sẽ giúp người lao động và gia đình của họ an tâm hơn.

“Doanh có thể thông qua mạng xã hội, điện thoại, zalo… hoặc gửi thư kêu gọi cho từng người lao động và gia đình họ, đồng thời phối hợp để tổ chức đón họ từ quê ra như đón người thân trở về với gia đình là doanh nghiệp’’, TS Vũ Minh Tiến chia sẻ.

Doanh nghiệp cần công bố và thực hiện tốt các chế độ tiền lương, tiền thưởng, làm thêm giờ, phúc lợi, an toàn vệ sinh lao động… cho người lao động. Có chính sách khuyến khích đặc biệt cho những người lao động gắn bó với doanh nghiệp lúc khó khăn đặc biệt này.

Đồng thời, doanh nghiệp phải nghiêm túc đầu tư và kiện toàn đầy đủ nhân lực, thiết bị của bộ phận y tế, bộ phận phụ trách an toàn, vệ sinh lao động theo quy định. Cải tạo, nâng cấp để cải thiện môi trường làm việc, nơi sinh hoạt của người lao động được tốt hơn. Tạo sự an tâm cho người lao động và nâng cao sự ứng phó của doanh nghiệp trước các diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch.

Về lâu dài, doanh nghiệp cần tập trung triển khai các vấn đề đã được đặt ra từ lâu nhưng chưa thực hiện đầy đủ nhằm đạt mục tiêu việc làm và cuộc sống tốt. Quan tâm và bảo đảm tiền lương, phúc lợi và các chế độ với người lao động phải bảo đảm đủ sống, có tích luỹ và phải có tác dụng kích thích, thu hút người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Cùng với đó, vấn đề nhà ở, ký túc xá phải đủ điều kiện, phù hợp với đặc điểm của người lao động và gia đình của họ. Tiếp tục khuyến khích và có giải pháp phù hợp để doanh nghiệp đầu tư xây dựng ký túc xá cho người lao động; tháo gỡ và thực hiện chủ trương xây dựng các thiết chế công đoàn, đặc biệt tại các khu công nghiệp và tại các địa bàn có đông người lao động.

Cuối cùng là phải quan tâm đặc biệt tới lưới an sinh xã hội, vấn đề việc làm và bảo đảm sinh kế bền vững cho người lao động. Tiếp tục quan tâm giải quyết vấn đề phúc lợi cho người lao động, trong đó, cần thiết kế các chế độ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ