Dồn lực đầu tư để trở thành quốc gia mạnh về du lịch

Nhàđầutư
Nhadautu.vn đã có cuộc phỏng vấn ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ( Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch) xung quanh chủ đề về công tác đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.
BÌNH YÊN
29, Tháng 06, 2019 | 08:21

Nhàđầutư
Nhadautu.vn đã có cuộc phỏng vấn ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ( Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch) xung quanh chủ đề về công tác đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.

IMG-4628

 

Hiện tại, ngành du lịch đã và đang đóng góp như thế nào cho nền kinh tế của Việt Nam, thưa ông?

Ông Hà Văn Siêu: Việt Nam với 3.260km bờ biển, 125 bãi biển lớn nhỏ, hàng ngàn cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hoá trải rộng khắp cả nước… nếu được đầu tư tốt về hạ tầng, chắc chắn ngành du lịch Việt Nam sẽ cất cánh. Đầu tư vào du lịch tăng cả về số lượng và chất lượng với nhiều dự án lớn từ các nhà đầu tư chiến lược như SunGroup, VinGroup, FLC, VinaCapital… Nhiều dự án lịch được thế giới bình chọn, vinh danh là khách sạn, khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất thế giới.

Nhiều chuỗi khách sạn hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế đã được đầu tư tại các điểm du lịch trọng điểm, như chuỗi khách sạn Vinpearl Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long, hệ thống cáp treo tại Đà Nẵng, Sapa, Hạ Long… Nhiều thương hiệu quốc tế lớn về du lịch đã có mặt tại Việt Nam như Accor, Marriot, Hyatte, Intercontinental, HG, Four Seasons… góp phần nâng cao năng lực quản trị và chất lượng của du lịch nước ta.

Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, giai đoạn vừa qua ngành Du lịch đã có bước tăng trưởng vượt bậc cả về quy mô, tính chất và diện bao trùm. Một số chỉ tiêu đạt được vượt xa so với mức đã dự báo từ 2010. Cụ thể như lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp hơn 2,5 lần, từ 5 triệu lượt năm 2010 lên 12,9 triệu lượt năm 2017, trung bình tăng 14,5% năm (đặc biệt năm 2017 tăng tới 29,1% so với 2016). Khách du lịch nội địa tăng gấp 2,6 lần, từ 28 triệu lượt năm 2010 lên 73,2 triệu lượt năm 2017, tăng trung bình 14,6%. Tổng thu du lịch tăng trên 5 lần, từ 96.000 tỷ 2010 lên 510.000 tỷ năm 2017, trung bình tăng 26,9%, đóng góp trên 7% GDP và tác động lan tỏa trên 13,9% GDP; tạo ra trên 1,2 triệu việc làm trực tiếp và 3,6 triệu việc làm gián tiếp.

Nguồn lực đầu tư, lực lượng doanh nghiệp và nhân lực du lịch ngày càng lớn mạnh; quy mô cơ sở lưu trú tăng từ 12.350 cơ sở năm 2010 lên 22.000 cơ sở năm 2017, đặc biệt cơ sở lưu trú cao cấp 4-5 sao chiếm tỷ trọng ngày càng lớn; hệ thống điểm đến có quy mô tầm cỡ quốc gia và quốc tế đã hình thành với cơ sở cung cấp dịch vụ ngày càng đa dạng. Thành tựu thực tế du lịch mang lại thu nhập, tạo việc làm, thúc đẩy lan tỏa phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống xã hội, tăng cường hữu nghị, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường đang từng bước khẳng định du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ông đánh giá thế nào về vấn đề phát triển hạ tầng du lịch đối với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gắn với phát triển du lịch bền vững?

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 tầm nhìn đến 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg đều khẳng định, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Để đưa du lịch Việt Nam phát triển trở thành ngành mũi nhọn, trước mắt, ngành du lịch đề xuất cần cải thiện mức độ ưu tiên về nguồn lực tài chính, nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tạo điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục nhập cảnh.

Về dài hạn, Tổng cục Du lịch sẽ tập trung triển khai thực hiện các chương trình, đề án cụ thể nêu trong dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW. Trong đó, ưu tiên cải thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, nâng cao sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, bảo đảm tính bền vững về môi trường, bảo đảm an ninh và an toàn, vệ sinh và phát triển nguồn nhân lực du lịch đủ năng lực.

Theo ông, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải làm gì để khai thác tối đa tiềm năng và hiệu quả của ngành du lịch?

Trong thời gian tới, để phát huy tối ưu những tiềm năng, thế mạnh của đất nước và khắc phục cho được những hạn chế yếu kém của giai đoạn vừa qua đồng thời đón bắt cơ hội và vượt qua thách thức, chúng ta cần phải định hình được hướng đi và tầm vóc của du lịch như là một ngành kinh tế mũi nhọn.

Một là, nhất thiết phải thay đổi quan điểm, tư duy về cách làm du lịch, từ hệ quản lý, ứng xử với tài nguyên, tổ chức kinh doanh cho đến phục vụ và giao tiếp với khách du lịch. Phải đặt khách du lịch vào vị trí trung tâm, mọi nỗ lực đều hướng tới sự hài lòng của khách; cạnh tranh bằng chất lượng với sự sáng tạo, khác biệt và cảm xúc trong sản phẩm du lịch.

Hai là, du lịch Việt Nam phải coi trọng lợi ích của người dân Việt Nam, ở phương diện này là chủ nhân của điểm đến và ở phương diện khác là khách du lịch: Nhất thiết phải tôn trọng, phát huy giá trị văn hóa bản địa; lấy lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương làm trọng; mọi hoạch định, chương trình hành động đều xuất phát từ nhu cầu và vì lợi ích của họ.

Ba là, cần phải xác lập mục tiêu phát triển thể hiện được chức năng kinh tế đồng thời với chức năng xã hội của du lịch: Mục tiêu tổng quát du lịch phải là bàn đạp để thúc đẩy phát triển bền vững các ngành kinh tế liên quan đồng thời tạo ra môi trường xã hội hài hòa, tiến bộ và phát triển toàn diện.

Bốn là, phải xác định được tầm nhìn phát triển dài hạn với tầm vóc của một ngành kinh tế mũi nhọn: Du lịch trở thành động lực chính cho phát triển các ngành, lĩnh vực toàn xã hội; thu hút nguồn lực và sự quan tâm của mọi mặt đời sống xã hội và tạo ra tổng sản phẩm xã hội có sức lan tỏa lớn nhất; tầm nhìn phát triển phải được đặt trong bối cảnh và xu hướng phát triển chung của khu vực và trên thế giới, tham gia một cách chủ động vào chuỗi giá trị du lịch toàn cầu.

Năm là, phải đưa ra được các nhóm giải pháp chiến lược, trong đó yêu cầu xác định được nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ ưu tiên để có phương cách ứng xử thích hợp đối với cấp quốc gia, cấp vùng và từng địa phương.

Sáu là, về chiến lược tổ chức triển khai phải cam kết có được sự quyết tâm, quyết liệt của mọi cấp, mọi ngành hợp sức xung quanh ngành Du lịch; hợp tác công-tư, các bên cùng có lợi cần trở thành phương châm chủ đạo, trong đó nhà nước tạo cơ hội bình đẳng cho khu vực tư nhân; ngược lại khu vực tư nhân chủ động tham gia vào quá trình hoạch định thể chế, chính sách; phân định và phát huy đúng vai trò quản lý nhà nước với vai trò đầu tư phát triển, khởi nghiệp sáng tạo của doanh nghiệp và người dân; tăng cường tư vấn kỹ thuật và kết nối-tương tác giữa các bên thông qua ứng dụng số trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; khắc phục cho được xung đột về lợi ích liên ngành, địa phương và tạo lập môi trường hợp tác cạnh tranh lành mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ