Doanh nghiệp muốn sớm thống nhất quy trình kiểm dịch tại cửa khẩu để không ách tắc hàng hóa

Nhàđầutư
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) mới đây đã có văn bản gửi Bộ Y tế và UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị khẩn trương đưa ra quy trình quản lý người và phương tiện cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và ngược lại.
HẢI ĐĂNG
07, Tháng 02, 2020 | 23:12

Nhàđầutư
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) mới đây đã có văn bản gửi Bộ Y tế và UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị khẩn trương đưa ra quy trình quản lý người và phương tiện cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và ngược lại.

nong san

Trước đó, có hàng trăm xe container hàng hóa, nông sản nằm chờ nhiều ngày qua sẽ được thông quan tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Ảnh: B.NGỌC

Trong những ngày vừa qua, việc hàng hóa không thể xuất khẩu được tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc là mối lo ngại không chỉ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mà ngay các doanh nghiệp kinh doanh logistics cũng đều rất lo lắng.

​Ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty Delta International cho biết, hoạt động logistics gắn liền với xuất nhập khẩu, do vậy hàng hóa không đi được thì hoạt động logistics cũng bị đình trệ.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may cho biết, nguồn nguyên liệu của ngành dệt may có một tỷ lệ đáng kể đến từ Trung Quốc.

Việc xảy ra dịch nCoV đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu đóng cửa không hoạt động, đặc biệt Vũ Hán là thành phố có khá nhiều nhà máy lớn nên nguy cơ thiếu nguyên phụ liệu trong thời gian tới là rất cao", ông Cẩm cho hay.

Theo ông Cẩm, mặc dù thị trường xuất khẩu của ngành may mặc ít bị ảnh hưởng, nhưng do nhiều nhà máy dệt tại Trung Quốc có thể đóng cửa trong tháng 2, nên đầu vào - khâu cung ứng nguyên liệu sẽ bị ảnh hưởng.

Trước lo ngại việc hàng hóa không thể xuất khẩu được tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, ngày 7/2/ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) đều đã có văn bản gửi Bộ Y tế và UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị khẩn trương đưa ra quy trình quản lý người và phương tiện cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và ngược lại, qua đó giảm thiểu tác động của các biện pháp kiểm dịch đến hoạt động xuất nhập khẩu và logistics.

​Trước đó, ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch VLA cũng đã thông báo sẽ kêu gọi các doanh nghiệp logistics chung tay, giảm giá cước vận chuyển, lưu kho bãi từ 10 đến 20% đối với hàng hóa nông sản không xuất khẩu được đi Trung Quốc. 

Theo ông Hiệp đây là một hành động thiết thực của các doanh nghiệp logistics để ủng hộ các nỗ lực của Chính phủ và toàn dân trong công tác phòng chống dịch và hy vọng qua đây sẽ tiếp tục tạo nên sự kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước, cùng hỗ trợ nhau và hỗ trợ nông dân để giảm thiệt hại do dịch gây ra.

Tại phiên họp thứ 6 của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899), ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, ngày 5/2, đã có khoảng 50 container thanh long được nhập vào Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) và sáng 6/2 có thêm khoảng 10 container. Tuy nhiên, số đang chờ khoảng 200 container là hàng không đi theo đường chính thức (qua cửa khẩu quốc tế) mà được giao theo phương thức trao đổi tại chợ.

Đáng chú ý,ngày 9/2 phía Trung Quốc mới mở lại các chợ, và họ cũng hạn chế tập trung đông người.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thông tin thêm, tại các khu vực cửa khẩu Lào Cai, Móng Cái cũng có hiện tượng hàng hóa xếp hàng dài vì là trao đổi theo dạng cư dân biên giới chứ không phải đi theo hợp đồng xuất khẩu chính ngạch.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, ngày 6/2, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế có quy trình thống nhất, có biện pháp riêng với lái xe khu vực biên giới, như mặc quần áo bảo hộ chống dịch. Làm sao để đảm bảo chống dịch nhưng không quá mức cần thiết khiến hàng hoá gián đoạn.

"Nếu không thống nhất với nước bạn về quy trình này thì ngay các lô hàng linh kiện của Samsung nhập về cũng sẽ gặp khó khăn", ông Khánh nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ