Doanh nghiệp FDI 'tố' cơ quan thuế làm khó, yêu cầu sửa Nghị định 63

LÂM SƠN
13:42 04/12/2018

Sáng 4/12, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2018 đã diễn ra tại Hà Nội với chủ đề "Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu".

vbf2018

Toàn cảnh diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2018 tổ chức sáng 4/12

Những thành tựu đáng ghi nhận

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2018 được tổ chức thường niên hơn hai thập kỷ qua đã trở thành cầu nối, kênh đối thoại giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.

Sáng 4/12, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2018 đã diễn ra tại Hà Nội với chủ đề "Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đạo các bộ ngành của Việt Nam tham dự sự kiện này.

VBF là sự kiện được tổ chức thường niên từ năm 1997. Trong hơn 20 năm qua, diễn đàn được coi là kênh đối thoại hiệu quả giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam là một trong những thành công đáng khích lệ trong lĩnh vực đối thoại công tư, củng cố niềm tin về một Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư, sẵn sàng lắng nghe, đối thoại cởi mở, thẳng thắn về những vấn đề đặt ra của cộng đồng doanh nghiệp, ngày càng trở thành một hình mẫu tốt, kinh nghiệm hay đối với các quốc gia muốn áp dụng.

Một năm qua, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đã có những thành tựu đáng ghi nhận. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới mức 4%, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm có thể đạt cao hơn mục tiêu 6,7% đã đề ra; ước có trên 130 nghìn doanh nghiệp thành lập mới; đầu tư toàn xã hội ước đạt 1,89 triệu tỷ đồng, trong đó đầu tư của khu vực tư nhân ngày càng tăng, giải ngân vốn FDI ước đạt 18 tỷ USD; xuất khẩu đạt xấp xỉ 240 tỷ USD... Đạt được kết quả đáng kể này có phần đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Bộ trưởng Dũng khẳng định.

Tuy vậy, theo Bộ trưởng, kinh tế Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức, sức ép lạm phát còn lớn, chất lượng tăng trưởng từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động bên ngoài còn thấp, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, nguy cơ tụt hậu và bẫy thu nhập trung bình còn hiện hữu...

Để khắc phục những tồn tại này, Chính phủ Việt Nam đã quyết tâm đổi mới toàn diện nền kinh tế theo hướng kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục theo đuổi chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững gắn với quyết liệt thực hiện các đột phá lớn,… Việt Nam cũng sẽ đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, khu vực, ngành hàng sản xuất gắn với chú trọng thị trường đầu ra, phát triển đồng bộ cả thị trường nội địa và nước ngoài, nghiên cứu các giải pháp ứng phó chủ động, giảm tác động tiêu cực của tình hình thương mại thế giới.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng cũng cho rằng sự nỗ lực đến từ một phía là chưa đủ. Cần có sự chủ động, tham gia tích cực của chính cộng đồng doanh nghiệp trong các hành động, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trong đầu tư, kinh doanh của Chính phủ.

Doanh nghiệp FDI lo ngại rủi ro từ PPP

Tham gia thảo luận tại diễn đàn, một vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đó là hợp tác công ty PPP, đặc biệt là những lo lắng của các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh Quốc…

Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) cho rằng trong quá trình triển khai các dự án PPP, nghị định 63 (ban hành vào tháng 5/2018) và một số văn bản pháp luật liên quan vẫn còn nội dung chưa rõ ràng, còn tồn đọng một số vấn đề.

JCCI đề nghị Chính phủ Việt Nam cải thiện hơn nữa 4 nội dung.

Thứ nhất, quy định rõ hơn về các trường hợp áp dụng luật nước ngoài. Cụ thể điều 467 của Nghị định 63 có quy định các hợp đồng có liên quan của dự án có thể áp dụng luật nước ngoài, nhưng lại không quy định rõ là có thể áp dụng luật nước ngoài đối với những hợp đồng mà một trong các bên ký kết là pháp nhân nước ngoài hay không.

Thứ hai, cho phép sử dụng trọng tài bên ngoài Việt Nam đối với toàn bộ các dự án hạ tầng bao gồm cả bất động sản (liên quan đến quy định về giải quyết tranh chấp). Điều 67 của Nghị định 63 có quy định có thể sử dụng trọng tài bên ngoài Việt Nam, nhưng đối với các tranh chấp liên quan đến bất động sản thì lại quy định phải giải quyết tại tòa án Việt Nam theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do vậy những tranh chấp phát sinh tại các dự án PPP liên quan đến xây dựng, kinh doanh thiết bị cơ sở hạ tầng có thể hiểu rộng ra là đều thuộc các dự án bất động sản, do vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến việc thu xếp tài chính cho dự án từ các tổ chức tài chính nước ngoài, JCCI trình bày.

Thứ ba, cho phép nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án có quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền kinh doanh thiết bị dự án. Nghị định 63 có quy định về vấn đề trên, tuy nhiên Luật Đất đai, Luật Dân sự lại không quy định rõ việc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được phép nhận thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, do đó vẫn còn tồn tại vấn đề là nhà đầu tư và doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn.

Cuối cùng, JCCI đề nghị Chính phủ Việt Nam phải chịu một mức độ rủi ro nhất định trong việc chuyển đổi tỷ giá (liên quan đến thanh toán đáo hạn).

Đồng thuận với ý kiến từ phía JCCI, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam cũng cho rằng để phát triển chương trình PPP, vấn đề quan trọng nhất là việc cân bằng hợp lý các rủi ro, các nhà tài trợ nước ngoài cần đảm bảo những hiệu quả nhất định trong việc thực hiện dự án và nhận được những quyền lợi tương xứng để tránh những rủi ro không muốn có.

"Chúng tôi đã nghe rất nhiều lần tại diễn đàn này về những rủi ro ngoại hối nhưng thực tế phải có một bên chấp nhận chịu những rủi ro này. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải chịu, họ sẽ tính giá các rủi ro đó vào dự án khiến cho dự án trở nên tốn kém hơn và không mang tính kinh tế cao", đại diện các nhà đầu tư Vương Quốc Anh nhấn mạnh.

Ấn định chỉ tiêu ngân sách làm khó doanh nghiệp

Ông Mark Gillin, Trưởng nhóm Công tác Thuế và Hải quan đã nêu lên một vấn đề khá nhức nhối đối với các doanh nghiệp tại địa phương hiện nay, đó là “Các cơ quan thuế địa phương thường ấn định chỉ tiêu nộp ngân sách cho từng doanh nghiệp trong quá trình thanh kiểm tra và cố tình tìm kiếm dấu hiệu vi phạm, mà thực chất có thể nói là sách nhiễu doanh nghiệp cho đến khi nộp đủ “chỉ tiêu”.

Dẫn chứng thêm, ông đưa ra một con số khiến nhiều người có phần giật mình, “tổng thuế suất trên lợi nhuận chính thức của Việt Nam là 38%, cao nhất tại Châu Á” hay “thời gian cần để thực hiện các quy định về kê khai nộp thuế ở Việt Nam là 498 giờ” – theo thống kê của Ngân hàng thế giới trong báo cáo về môi trường kinh doanh.

"Thay vì tập trung vào kiểm tra, cán bộ thuế thường tập trung vào việc điều chỉnh căn cứ tính thuế của doanh nghiệp bằng cách loại bỏ khoản mục được khấu trừ, thay đổi mức giá, mà thường dựa trên cách hiểu khác về quy định hay những lỗi không cố tình do chưa hiểu đúng hay thiếu hiểu biết về luật", ông Mark Gillin, Trưởng nhóm Công tác Thuế và Hải quan phát biểu.

Phản hồi về thực trạng trên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai ghi nhận các ý kiến và thông tin, Bộ đã có đường dây nóng để các doanh nghiệp có thể phản ánh những hiện tượng hoặc là những nhũng nhiễu của cán bộ gây khó khăn, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm".

Bà Mai cho biết, tính đến nay đã có 99,8% số doanh nghiệp đã kê khai thuế điện tử và 97,8% doanh nghiệp đã nộp thuế điện tử và tiếp tục đẩy mạnh hoàn thuế điện tử.

"Đối với cải cách thủ tục thuế và hải quan, hiện nay chúng tôi cũng đang xây dựng Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính và dự kiến Nghị định này cũng sẽ được trình trong Quý 4 của năm nay. Nghị định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong giao dịch điện tử cũng như trong kinh doanh", bà Mai nói.

  • Cùng chuyên mục
Danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và ủy viên

Danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và ủy viên

Quốc hội phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, gồm 4 Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và 14 ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Sự kiện - 26/06/2025 14:03

Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội: Tránh gián đoạn công việc khi vận hành chính quyền cấp xã mới

Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội: Tránh gián đoạn công việc khi vận hành chính quyền cấp xã mới

Tổ công tác số 10 về chỉ đạo, hướng dẫn công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. Hà Nội vừa có buổi làm việc với các quận, huyện Nam Từ Liêm, Ba Vì, Mỹ Đức để nắm bắt tình hình triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Sự kiện - 26/06/2025 08:28

Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia

Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia

Quốc hội đã bầu ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội khóa XV giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Sự kiện - 26/06/2025 06:45

Hà Nội công bố địa chỉ trụ sở làm việc của 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội công bố địa chỉ trụ sở làm việc của 126 xã, phường sau sắp xếp

UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo về địa điểm trụ sở làm việc của Đảng ủy và UBND 126 phường, xã sau sắp xếp, để vận hành thí điểm mô hình chính quyền địa phương hai cấp, kể từ 1/7.

Sự kiện - 26/06/2025 06:45

Tập đoàn Đức muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Tập đoàn Đức muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Siemens, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Đức, mong muốn tham gia các dự án phát triển hạ tầng, nhất là phát triển đường sắt tốc độ cao của Việt Nam.

Sự kiện - 25/06/2025 20:10

Nhà báo Lưu Quang Định làm Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới

Nhà báo Lưu Quang Định làm Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới

Nhà báo Lưu Quang Định, tân Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới là người gắn bó với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.

Sự kiện - 25/06/2025 16:22

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quảng Trị mới tạo ra chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quảng Trị mới tạo ra chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tỉnh Quảng Trị sẽ hình thành các chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, tận dụng hiệu quả hạ tầng cảng biển nước sâu Hòn La, Mỹ Thủy, các khu kinh tế ven biển và vùng nguyên liệu dọc hành lang Đông - Tây.

Sự kiện - 25/06/2025 15:41

 [Gặp gỡ thứ Tư] Ông Trương Gia Bình: Sẽ phát triển các mô hình AI made in Việt Nam

[Gặp gỡ thứ Tư] Ông Trương Gia Bình: Sẽ phát triển các mô hình AI made in Việt Nam

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng, phải học hỏi từ các mô hình thành công trên thế giới để nắm vững, làm chủ công nghệ AI, phát triển các mô hình AI cho chính Việt Nam.

Sự kiện - 25/06/2025 12:56

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Hà Nội đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, như: Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; các dự án cầu vượt Sông Hồng; các dự án nhà máy xử lý rác thải, xử lý nước thải, cải thiện môi trường sông Tô Lịch và các sông nội đô...

Sự kiện - 25/06/2025 09:55

Chuẩn bị nhân lực, sẵn sàng hạ tầng số để sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng

Chuẩn bị nhân lực, sẵn sàng hạ tầng số để sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng

Để đảm bảo quá trình sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng diễn ra trơn tru, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tiến hành đồng bộ việc sắp xếp nhân sự, sẵn sàng hạ tầng số; không để gián đoạn, ùn ứ thủ tục hành chính do sáp nhập.

Sự kiện - 25/06/2025 09:14

Sẽ có bộ chỉ tiêu 'đo' 34 tỉnh, thành mới

Sẽ có bộ chỉ tiêu 'đo' 34 tỉnh, thành mới

Lần đầu tiên Bộ Tài chính đề xuất và chủ trì xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp xã cho 34 tỉnh thành mới phục vụ đại hội đảng bộ cấp tỉnh, cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030.

Sự kiện - 25/06/2025 06:45

Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa xin nghỉ công tác

Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa xin nghỉ công tác

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Lê Hữu Hoàng và Đinh Văn Thiệu đã có đơn xin nghỉ công tác.

Sự kiện - 24/06/2025 17:21

Hà Nội phân công lãnh đạo phụ trách, theo dõi 126 xã, phường mới

Hà Nội phân công lãnh đạo phụ trách, theo dõi 126 xã, phường mới

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký quyết định về việc phân công công tác của Chủ tịch UBND TP, các Phó Chủ tịch UBND TP và Ủy viên UBND TP nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 24/06/2025 11:08

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng nghỉ hưu từ 1/7

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng nghỉ hưu từ 1/7

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ nghỉ hưu trước tuổi, bắt đầu từ ngày 1/7.

Sự kiện - 24/06/2025 11:05

Quảng Nam tổ chức kỳ họp HĐND cuối cùng trước khi hợp nhất với Đà Nẵng

Quảng Nam tổ chức kỳ họp HĐND cuối cùng trước khi hợp nhất với Đà Nẵng

Trong bối cảnh thời điểm hợp nhất hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đã rất cận kề, kỳ họp thứ 33 là kỳ họp cuối cùng của HĐND tỉnh Quảng Nam, khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sự kiện - 24/06/2025 10:32

Căng thẳng địa chính trị Israel - Iran:  Tác động như thế nào đến CPI của Việt Nam?

Căng thẳng địa chính trị Israel - Iran: Tác động như thế nào đến CPI của Việt Nam?

Nhiều dự báo cho thấy căng thẳng địa chính trị Israel - Iran làm cho giá dầu có khả năng lên tới 120 USD/thùng thay vì kỳ vọng duy trì dưới ngưỡng 70 USD/thùng đến hết năm 2025. Trong nước, giá xăng dầu đã tăng “khủng” từ ngày 19/6, dấy lên lo ngại về chỉ số CPI.

Sự kiện - 24/06/2025 06:45