Doanh nghiệp Đà Nẵng ‘đuối sức’ do COVID-19 kéo dài

Nhàđầutư
Theo khảo sát của VCCI Đà Nẵng trên 140 doanh nghiệp hội viên về các khó khăn trong thời gian qua, kết quả có tới 98,56% doanh nghiệp cho biết dịch COVID-19 có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, có tới 73,38% cho rằng mức độ ảnh hưởng là nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.
THÀNH VÂN
23, Tháng 09, 2021 | 10:14

Nhàđầutư
Theo khảo sát của VCCI Đà Nẵng trên 140 doanh nghiệp hội viên về các khó khăn trong thời gian qua, kết quả có tới 98,56% doanh nghiệp cho biết dịch COVID-19 có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, có tới 73,38% cho rằng mức độ ảnh hưởng là nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.

Dịch COVID-19 kéo dài liên tục từ tháng 5/2021 đến nay đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp tại TP. Đà Nẵng, thể hiện rõ nét qua việc các chỉ số kinh tế tháng 8/2021 đều giảm mạnh so với tháng trước và cùng kỳ 2020. 

Theo Cục thống kê TP. Đà Nẵng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) thành phố trong tháng 8/2021 đã giảm tới 21,7% so với tháng trước và giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tụt giảm rất mạnh nếu so với cùng thời điểm tháng 8/2020 TP. Đà Nẵng cũng đang là tâm dịch COVID-19 của cả nước. Tính chung 8 tháng, IIP tăng 0,4% so với cùng kỳ 2020.  

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 8/2021 tiếp đà giảm 19,2% so với tháng trước và giảm 15,3% so với cùng kỳ 2020. Chỉ số tồn kho giảm nhưng không phải do sức tiêu thụ tăng mà do doanh nghiệp chủ động điều chỉnh giảm sản xuất hoặc bị động phải giảm sản xuất để phù hợp với phòng chống dịch COVID-19. Cùng với đó, chỉ số sử dụng lao động trong lĩnh vực công nghiệp cũng tiếp đà giảm do doanh nghiệp thực hiện giảm, giãn ca làm việc theo yêu cầu của thành phố để chống dịch.

Đặc biệt, 8 tháng năm 2021, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tăng mạnh. Cụ thể có tới 2.225 doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, tăng 39,6%; và 538 doanh nghiệp giải thể tăng 1,5%.  

Việc hạn chế lao động sản xuất thời gian qua đã khiến hàng loạt doanh nghiệp Đà Nẵng rơi vào tình trạng đơn hàng thừa nhưng lao động thiếu, khó khăn trong đảm bảo tiến độ sản xuất, giao hàng. Ông Nguyễn Hữu Vinh, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty CP Dệt may 29/3 cho biết, hiện đơn đặt hàng của công ty rất nhiều, bao gồm cả khách hàng truyền thống và khách hàng mới. Tuy nhiên, công ty khó đảm bảo tiến độ giao hàng theo cam kết do thiếu lao động sản xuất. 

doanh-nghie-san-xuat

Doanh nghiệp Đà Nẵng ‘đuối sức’ do COVID-19 kéo dài. Ảnh: Thành Vân.

Tương tự, Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước có gần 3.000 lao động. Trong 2 đợt cao điểm giãn cách (từ 16/8 -5/9), đơn vị chỉ duy trì được từ 500 (đợt 1) - 800 (đợt 2) lao động. Hiện tại, dù Đà Nẵng đã nới lỏng, đơn vị cũng chỉ có khoảng 1.200 lao động đang làm việc.

"Chúng tôi mong muốn thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu có tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp có lực lượng lao động lớn, có doanh thu cao bằng cách ưu tiên người lao động được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 để giảm tỷ lệ bị gián đoạn sản xuất do có ca mắc COVID-19”, ông Lĩnh nói.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng), trong cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2021, đơn vị đã thực hiện khảo sát trên 140 doanh nghiệp hội viên tại Đà Nẵng về các khó khăn trong thời gian qua. Kết quả, có tới 98,56% doanh nghiệp cho biết dịch COVID-19 có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, có tới 73,38% cho rằng mức độ ảnh hưởng là nghiêm trọng và rất nghiêm trọng. Về hoạt động sản xuất, kinh doanh, chỉ có 56,83% đang duy trì, 41,73% phải tạm dừng hoạt động và 1,44% đã giải thể, ngừng hoạt động.

Những khó khăn cơ bản các doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất) đang gặp phải là vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu bị chậm do các biện pháp chống dịch; chi phí vận chuyển, logistics tăng cao; khó khăn về tài chính trong đó có áp lực chi phí gia tăng do phải áp dụng các biện pháp chống dịch (như chi phí thực hiện “3 tại chỗ”). Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất dự kiến doanh thu của năm 2021 sẽ không đạt mục tiêu đặt ra (chiếm 88,6% doanh nghiệp trả lời khảo sát)

Hiện các doanh nghiệp sản xuất đang cố gắng duy trì lượng khách hàng truyền thống thông qua hoàn thành đơn hàng, bên cạnh đó, đảm bảo được lựa lượng lao động sẵn sàng tăng tốc trở lại khi thành phố trở lại trạng thái bình thường mới.

Ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc Chi nhánh VCCI Đà Nẵng cho biết, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh an toàn trong dịch bệnh, các doanh nghiệp hội viên VCCI tại Đà Nẵng đề nghị chính quyền tiếp tục thực hiện nhanh chóng và hiệu quả chiến lược tiêm phủ vaccine COVID-19, nhằm phủ ít nhất 70% dân số để tiến hành “mở cửa” kinh tế. Bên cạnh đó, có thể vận động các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có cơ chế tương hỗ vaccine giữa công ty mẹ ở nước ngoài với doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng để có thêm nguồn cung vaccine trong thời điểm khó khăn.

Mặt khác, các doanh nghiệp hoạt động “3 tại chỗ” đang có nhiều chi phí phát sinh nhưng không thể có hóa đơn, chứng từ như điều kiện bình thường. Do đó, VCCI tại Đà Nẵng đề xuất cơ quan thuế xem xét, hướng dẫn cho doanh nghiệp hạch toán các chi phí phát sinh trong thời gian này, doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật khi các cơ quan thực hiện hậu kiểm.

Về việc xét nghiệm COVID-19 định kỳ cho người lao động, chi nhành VCCI tại Đà Nẵng kiến nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu, quy định lại tần suất xét nghiệm khác nhau đối với từng doanh nghiệp (phụ thuộc vào số lượng người đã tiêm vaccine, khu vực có nguy cơ nhiễm...). Việc này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí xét nghiệm sau khi người lao động đã tiêm vaccine.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng kiến nghị chính quyền tiếp tục thực hiện, giám sát hiệu quả các chính sách hỗ trợ như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi suất; cho vay mới với lãi suất ưu đãi... theo các quy định, chính sách đã được ban hành. Dự đoán tác động tiêu cực của dịch bệnh lên cộng đồng doanh nghiệp còn kéo dài, chưa thể phục hồi trong thời gian ngắn, vì vậy thành phố cần có đề án hỗ trợ doanh nghiệp dài hơi hơn, có thể là từ 2021-2025...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ