'Điều hành xuất khẩu gạo thiếu nhất quán gây ảnh hưởng lớn cho doanh nghiệp và bức xúc xã hội'

Nhàđầutư
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng việc phối hợp điều hành xuất khẩu gạo thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán gây ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp và bức xúc cho xã hội.
PHƯƠNG LINH
20, Tháng 05, 2020 | 16:44

Nhàđầutư
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng việc phối hợp điều hành xuất khẩu gạo thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán gây ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp và bức xúc cho xã hội.

Ngày 20/5, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh vừa đã trình bày báo cáo tóm tắt thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020.

Theo đó, đối với kinh tế - xã hội, mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 được đánh giá là nghiêm trọng. Trong quý I, tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực nông – lâm – thủy sản gặp khó khăn; các ngành sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt gãy, sản lượng công nghiệp giảm với tốc độ nhanh; ngành du lịch, giao thông vận tải, kho bãi, giáo dục - đào tạo, y tế, kinh doanh bất động sản … cũng chịu ảnh hưởng lớn.

Nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động, hoạt động cầm chừng, thu hẹp sản xuất, kinh doanh. Tín dụng tăng trưởng chậm, nợ xấu có nguy cơ gia tăng. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tháng 4 giảm sâu.

unnamed (9)

'Điều hành xuất khẩu gạo thiếu nhất quán gây ảnh hưởng lớn đối với doanh nghiệp và bức xúc cho xã hội'

Báo cáo cho hay, 4 tháng đầu năm, tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp giảm hoặc tăng thấp, bị ứ đọng rất lớn ở một số cửa khẩu. Việc phối hợp điều hành xuất khẩu gạo thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán gây ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp và bức xúc cho xã hội.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội yêu cầu rà soát, đánh giá cân đối nhu cầu dự trữ đối với các mặt hàng thiết yếu (nhất là lúa gạo) để tranh thủ cơ hội cạnh tranh, nhu cầu và giá xuất khẩu tăng cao.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Thanh tra Chính phủ và Bộ Công Thương về hoạt động xuất khẩu gạo thời gian qua. 

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo thời gian qua theo nghị định 107/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Đồng thời thanh tra việc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 121 ngày 23/3 và văn bản số 2827 ngày 10/4 của Văn phòng Chính phủ.

Mục đích thanh tra là làm rõ có hay không dấu hiệu trục lợi, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Đồng thời làm rõ thông tin báo chí phản ánh về việc công khai, minh bạch liên quan đến việc làm thủ tục hải quan và việc đăng ký mở tờ khai hải quan khi xuất khẩu gạo; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2020.

Ngày 29/4, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo thời gian qua.

Đoàn thanh tra có nhiệm vụ thanh tra theo nội dung quy định và kế hoạch thanh tra được tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam nhấn mạnh, đây là cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; yêu cầu Đoàn thanh tra thực hiện theo đúng kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, thực hiện nghiêm túc các quy định tại Quy chế hoạt động của đoàn thanh tra cũng như các quy định khác của pháp luật về thanh tra.

Ông Bùi Ngọc Lam đề nghị các Bộ: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị liên quan tạo điều kiện tốt nhất để Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra, cử cán bộ làm đầu mối để thường xuyên liên lạc, trao đổi; phối hợp cung cấp tài liệu, hồ sơ kịp thời, đầy đủ cho Đoàn Thanh tra. Bố trí thời gian, sắp xếp lịch làm việc với Đoàn, tạo mọi điều kiện để Đoàn Thanh tra hoàn thành nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ