Đề xuất lắp camera phạt nguội lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội

LÊ TƯƠI - NAM KHÁNH
07:49 10/04/2019

Dù tổ chức nhiều chiến dịch ra quân “đòi” lại vỉa hè cho người đi bộ, tuy nhiên, tình trạng chiếm dụng vỉa hè trên địa bàn Hà Nội rất nhức nhối.

khach-du-lich-bi-day-xuong-long-duong-

Khách du lịch phải đi xuống lòng đường vì vỉa hè bị chiếm chỗ kinh doanh (Chụp trên phố Hàng Mã, Hà Nội)

Trước thực trạng này, Sở GTVT Hà Nội đang xây dựng phương án trình TP lắp đặt camera phạt nguội các vi phạm lòng đường, vỉa hè.

Sau 2 năm “giải cứu” vỉa hè lại bị tái chiếm

Kể lại thời điểm lực lượng chức năng quyết liệt “đòi bằng được” vỉa hè cho người đi bộ hồi tháng 3/2017, anh Phạm Thế Quyết (sống tại Xã Đàn, Đống Đa) cho rằng, sự quyết liệt của các cấp chính quyền khi đó được nhiều người ví như một cuộc “giải cứu vỉa hè”. Lúc đó, từng mét hè phố khu vực nhà tôi bị chiếm dụng đều được thu hồi. Nhiều phương tiện dừng, đỗ trái phép cũng bị đưa lên xe về trụ sở công an.

Các cơ quan có thẩm quyền phải đánh giá hiện trạng, đề ra kế hoạch theo từng giai đoạn.

Việc quản lý phải chi tiết từng tuyến phố, không nên làm đại trà. Những phố có khách du lịch, khách quốc tế, mang tính chất trọng yếu, dứt khoát một centimet cũng không cho lấn chiếm.

Tuyến phố có thể hài hòa mưu sinh với lợi ích của cá nhân, xã hội, có thể nghiên cứu cơ chế cho thuê vỉa hè để vừa quản lý tốt trật tự đô thị, vừa có sự chia sẻ lợi ích, vừa có nguồn thu cho ngân sách. Việc quản lý cũng phải quyết liệt, thường xuyên, không phải làm theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”.

PGS. TS. Từ Sỹ Sùa

“Thậm chí, những bậc tam cấp lấn chiếm ra ngoài dù chỉ tính bằng vài chục centimet cũng bị phá bỏ. Các tuyến phố: Tây Sơn, Xã Đàn và nhiều tuyến phố cổ khác như một đại công trường rầm rập tiếng máy móc, khoan cắt trong nhiều ngày”, anh Quyến chia sẻ.

Tuy vậy, những ngày đầu tháng 4/2019, trở lại một số tuyến phố từng là tâm điểm trong chiến dịch lấy lại vỉa hè 2 năm trước, PV Báo Giao thông bất ngờ khi hiện tại, vỉa hè bị lấn chiếm trở lại một cách công khai.

Trục đường Tây Sơn kéo dài từ Đại học Công đoàn đến ngã tư Tây Sơn và các tuyến Nguyễn Lương Bằng - Hồ Đắc Di, vỉa hè ở đây chỉ rộng chừng hơn 1,5m, song hàng loạt cửa hàng vẫn ngang nhiên chiếm dụng toàn bộ diện tích làm chỗ để xe, dựng những tấm biển quảng cáo chắn ngang vỉa hè, không chừa một lối đi nào. Hầu hết người đi bộ, trong đó có rất nhiều người cao tuổi phải lưu thông dưới lòng đường đông đúc xe cộ, nguy cơ va chạm, mất ATGT luôn tiềm ẩn.

Đáng chú ý, dù các bậc tam cấp lấn chiếm ra ngoài đã bị dỡ bỏ, nhưng hiện có rất nhiều bốt điện trên phố Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng đang chình ình trên vỉa hè, chiếm gần hết lối đi lại.Cách đó không xa, tuyến phố Xã Đàn cũng trong tình trạng tương tự. Quán cà phê ở số 257 chiếm gần hết vỉa hè để xe cho khách. Vỉa hè phía dãy số chẵn từ số 254 - 270, nhiều cửa hàng cũng lấn chiếm làm chỗ để xe.

Tại khu vực phố cổ Hà Nội, dù là quận có nhiều tuyến phố kiểu mẫu, song ghi nhận của PV, hầu hết các tuyến phố cổ đều trong tình trạng có vỉa hè cũng như không. Điển hình là vỉa hè phố Hàng Chiếu bị các hộ kinh doanh vô tư chiếm dụng toàn bộ làm nơi giao thương các mặt hàng túi, bạt nilon; vỉa hè phố Hàng Mã được trưng dụng cho các thứ đồ hàng, trò chơi trẻ em. Vỉa hè phố Hàng Lược, Hàng Cá ngập ngụa quán ăn, quán cà phê…Những tuyến vỉa hè trên đều có diện tích khá rộng, khoảng 4-5m và được đầu tư tôn tạo, lát đá tự nhiên rất khang trang. Tuy vậy, mỗi ngày, hàng nghìn khách du lịch trong và ngoài nước đến Hà Nội vẫn phải chấp nhận đi dưới lòng đường chật hẹp, đông đúc phương tiện.

Anh Vũ Hữu Đông, khách du lịch ở Đà Nẵng chia sẻ: “Tôi lần này ra Hà Nội không còn thấy sự thú vị, đặc trưng của phố cổ Hà Nội nữa. Nhìn bốn xung quanh ngập hàng hóa, trông giống khu thương mại hơn là khu du lịch”.

Tương tự, tại tuyến đường La Thành, cả hai bên vỉa hè đều bị các hộ gia đình sử dụng làm nơi buôn bán vật liệu xây dựng, hàng ăn, hành nghề cơ khí. Người đi bộ phải đi xuống lòng đường dẫn đến tình trạng lộn xộn. Ngay tại đường Lê Văn Lương dù vỉa hè rộng khoảng 7m nhưng cũng bị nhiều hộ kinh doanh lấn chiếm, buộc người đi bộ thường xuyên phải đi xuống lòng đường.

Cụ thể, đoạn gần ngã tư Tố Hữu - Vạn Phúc còn xuất hiện hàng loạt các xe chở hoa quả, người bán hàng chiếm dụng hết vỉa hè. Ngay cả cửa hàng rửa xe ô tô còn lấn chiếm toàn bộ vỉa hè làm chỗ rửa xe, đỗ đến 5-6 chiếc ô tô cùng lúc.

Trên một số tuyến phố khác như: Phủ Doãn (đối diện Bệnh viện Việt Đức, quận Hoàn Kiếm), Bệnh viện Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng), đường Láng (quận Đống Đa), Cầu Giấy, Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy)… tình trạng xâm lấn vỉa hè làm quán nước, để xe cũng tái diễn nghiêm trọng.

via-he-bi-chiem-dung-day-nguoi-di-bo-xuong-long-duong-

Vỉa hè bị chiếm dụng đẩy người đi bộ xuống lòng đường (Ảnh chụp trên đường Nguyễn Lương Bằng)

Lắp camera phạt nguội vi phạm vỉa hè

GS.TS. Từ Sỹ Sùa, giảng viên cao cấp Trường Đại học GTVT nhìn nhận, việc phát động phong trào lập lại trật tự vỉa hè rất tốt, song do mong muốn giành lại vỉa hè và thực tế sử dụng vỉa hè ở nước ta có khoảng cách lớn nên hiệu quả chỉ tính bằng ngày, vừa rộ lên lại nhanh chóng chìm xuống. Người dân được yêu cầu ký cam kết, nhưng cuối cùng cam kết không được thực hiện nghiêm túc, dẫn đến nhờn luật.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Đào Quang Tâm, Phó phòng Quản lý đô thị quận Hoàn Kiếm cho biết: “Trên địa bàn quận hiện có khoảng hơn 100 điểm vỉa hè thường xuyên bị lấn chiếm. Chúng tôi thường xuyên lập các tổ liên ngành kiểm tra trên các tuyến phố, thậm chí lập cả tài khoản Zalo để nhanh chóng báo cáo, phối hợp xử lý tại các điểm nóng. Nhưng tình trạng chung là khi lực lượng vừa dẹp xong, rút đi, vỉa hè lại nhanh chóng bị chiếm dụng trở lại”.

Cũng theo ông Tâm, Nghị định số 165 của Chính phủ cho phép sử dụng các phương tiện ghi hình để xử lý vi phạm giao thông. Hiện ở các nút giao thông, hệ thống camera đã xử lý rất hiệu quả. Vì vậy, quận Hoàn Kiếm đang đề xuất TP cho phép cảnh sát trật tự quận, phường sử dụng camera ghi lại hình ảnh nhà hàng, những điểm vi phạm để xử lý vi phạm mà không phải tổ chức “truy đuổi” như thời gian qua.

Liên quan đến vỉa hè có tình trạng cứ “giải cứu” xong lại bị tái chiếm ở Hà Nội, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, gần đây, tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường lại diễn ra khá phổ biến ở hầu hết quận, huyện, thị xã.

“Chúng tôi đang xây dựng phương án trình TP lắp đặt camera trên địa bàn các quận, huyện để có thể xử lý các vi phạm, trong đó có vi phạm lấn chiếm lòng đường”, ông Viện cho biết.

Cũng theo Giám đốc Sở GTVT, với hệ thống camera, việc giám sát thực hiện trật tự đường, hè phố sẽ hiệu quả hơn bởi không phải lúc nào lực lượng chức năng cũng có mặt trực tiếp để xử lý. Việc xử lý vi phạm qua camera sẽ có sức răn đe hơn để chấn chỉnh tình trạng lợi dụng vỉa hè làm của riêng như hiện nay.

(Theo Báo Giao Thông)

  • Cùng chuyên mục
'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27