Đẩy lùi dịch COVID-19: Những đòi hỏi bức bách từ thực tiễn
Đáp ứng đủ giường bệnh, đẩy nhanh tiêm vaccine, cung cấp và hướng dẫn thuốc điều trị, nâng cao năng lực ra quyết định của các cấp chính quyền và tăng cường xã hội hoá công tác chống dịch đang là những đòi hỏi bức bách nhằm sớm đẩy lùi dịch COVID-19.

Bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đang gia tăng từng ngày ở TPHCM. Ảnh: Tiền phong
Để các bệnh viện không quá tải
Quy mô lây nhiễm dịch COVID-19 trong đợt bùng phát lần thứ 4 tại một số địa phương đã vượt quá mức tiên liệu của nhiều người. Công tác phòng chống dịch đang đòi hỏi phải bám sát hơn nữa thực tiễn để có thêm những giải pháp phù hợp.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tính đến hết ngày 9/8/2021, tại Việt Nam đã ghi nhận 219.692 ca nhiễm, trong đó số ca nhiễm lần thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay) là 215.762 người, gấp 55 lần số ca nhiễm của ba đợt dịch trước cộng lại.
Riêng TP.HCM trong đợt dịch thứ 4 đã có 125.795 ca nhiễm (đến hết ngày 9/8), nghĩa là cứ 1.000 người thì đã có hơn 13 người nhiễm (dựa trên số liệu dân cư có đăng ký hộ khẩu thường trú).
Tương tự tại Bình Dương số ca nhiễm đã lên tới 30.526, chiếm 1,2% dân số của tỉnh, nghĩa là cứ 1.000 người thì đã có 12 người bị nhiễm.
Một số tỉnh như Long An, Đồng Nai, cũng đang đối mặt với sự lây lan nhanh, số ca nhiễm lớn và chưa có dấu hiệu chững lại.
Trước tình hình hết sức cấp bách do chủng virus mới Delta diễn biến nhanh, mạnh, khó lường, Chính phủ và chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế dịch lây lan. Đặc biệt, TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội và nhiều địa phương khác đã và đang thực hiện quyết liệt Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn nhằm phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch.
Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, TP.HCM và nhiều tỉnh cũng đã tăng cường năng lực điều trị của ngành y tế, xây dựng thêm nhiều bệnh viện dã chiến với sự trợ giúp của Trung ương, huy động các bệnh viện tư nhân vào cuộc. Tuy nhiên, nhìn vào con số ca nhiễm tăng thêm hàng ngày và số người được xuất viện không thể không lo ngại về sự quá tải của ngành y tế.
Chỉ tính riêng từ đầu tháng 8 đến ngày 9/8 cả nước đã có thêm 73.936 ca nhiễm mới. Trong khi số người điều trị khỏi là 37.086. Như vậy chỉ trong 9 ngày, chênh lệch giữa số người nhập viện với số người xuất viện là 36.850 người, đồng nghĩa với việc phải có thêm từng ấy giường bệnh. Đáng chú ý là số ca nhiễm mới tập trung chủ yếu tại TP.HCM và mốt số tỉnh lân cận, gây sức ép nặng nề đối với ngành y tế của các địa phương này.
Để ứng phó với tình hình, TP.HCM đã phân loại bệnh nhân theo mức độ nặng nhẹ và phân thành 5 tầng điều trị.
Tầng 1 là cơ sở chăm sóc và theo dõi sức khoẻ các trường hợp F0 tại địa bàn các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, sàng lọc người bệnh COVID-19 không có triệu chứng, chăm sóc và điều trị ban đầu các trường hợp COVID-19 có triệu chứng nhẹ và xử trí cấp cứu các trường hợp có dấu hiệu chuyển biến nặng trước khi chuyển viện. Tầng này thu dung khoảng 50% trong tổng số trường hợp F0.
Tầng 2 là Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19, có nhiệm vụ điều trị các trường hợp mắc COVID-19 có triệu chứng, và điều trị các bệnh lý nền kèm theo; xử trí cấp cứu các trường hợp có dấu hiệu chuyển biến nặng trước khi chuyển viện. Theo kế hoạch, tầng này thu dung khoảng 27% trong tổng số trường hợp F0.
Tầng 3 là Bệnh viện điều trị COVID-19 các trường hợp có triệu chứng với nhiệm vụ điều trị ở mức cơ bản đối với các trường hợp mắc COVID-19 có triệu chứng trung bình và nặng, có hoặc không kèm nhiều bệnh lý nền. Đồng thời hồi sức cấp cứu (thở máy) cho một số trường hợp chuyển biến nặng; xử trí cấp cứu các trường hợp có dấu hiệu chuyển biến nặng trước khi chuyển viện. Tầng này dự kiến thu dung khoảng 10% trong tổng số trường hợp F0.
Tầng 4 là Bệnh viện điều trị COVID-19 có bệnh lý đi kèm nặng cần can thiệp điều trị chuyên khoa. Tầng này có nhiệm vụ điều trị điều trị các trường hợp mắc COVID-19 nặng có bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm; hồi sức cấp cứu (thở máy, lọc máu liên tục) cho các trường hợp nặng. Tầng này sẽ thu dung khoảng 8% trong tổng số trường hợp F0.
Cuối cùng, tầng 5 có nhiệm vụ hồi sức chuyên sâu cho các trường hợp COVID-19 nguy kịch. Tầng này thu dung khoảng 5% người bệnh rất nặng trong tổng số trường hợp F0.
Việc phân tầng điều trị nói trên là giải pháp được nhiều chuyên gia đánh giá phù hợp với bối cảnh hiện tại. Số lượng bệnh nhân điều trị theo dự kiến tại các tầng cho thấy cần có biện pháp xử lý điều trị để cho xuất viện càng sớm càng tốt số bệnh nhân nhẹ ở các tầng 1-2 để giảm nhu cầu về giường bệnh và tập trung công tác điều trị tại tầng 3 nhằm giảm bớt áp lực cho các tầng 4-5.
Chỉ khi số người được xuất viện cao hơn số ca nhiễm mới phải nhập viện thì mới có thể yên tâm với năng lực điều trị của ngành y tế.
Vaccine và thuốc điều trị COVID-19
Ngoài giải pháp 5K, trong những tháng qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã làm hết sức mình để tìm kiếm nguồn vaccine và đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine trên phạm vi cả nước, nhất là tại TP.HCM và các địa phương dịch bùng phát mạnh. Thực tế cho thấy, việc đẩy nhanh tiêm vaccine và tăng cường xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng là hết sức cần thiết để phòng chống dịch.
Đến hết ngày 9/8, theo thống kê của Bộ Y tế đã có hơn 9 triệu mũi vaccine được tiêm. Đó là nỗ lực lớn của Chính phủ với sự tham gia đầy tâm huyết của nhiều doanh nghiệp. Song đó vẫn còn là một con số rất thấp so với nhiều nước, kể cả các nước trong khu vực.
Thực tế đó đang đòi hỏi một mặt phải tăng cường tìm kiếm nguồn vaccine từ nước ngoài, mặt khác cần tập trung bổ trợ để sớm chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước. Bản tin thời sự hàng ngày của đài Truyền hình Việt Nam cho thấy, Chính phủ và đích thân Thủ tướng Chính phủ đang hành động quyết liệt để thực hiện chiến lược ngoại giao vaccine và chỉ đạo xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất vaccine trong nước.
Để cuộc chiến chống dịch sớm mang lại kết quả như mong muốn, ngoài những nỗ lực của Chính phủ và chính quyền địa phương, đòi hỏi phải xã hội hóa mạnh mẽ hơn nữa công tác chống dịch, huy động nguồn lực của toàn xã hội, nhất là các tập đoàn, doanh nghiệp mạnh trong việc tìm kiếm, nhập khẩu vaccine, sản xuất vaccine trong nước, hỗ trợ xét nghiệm trên diện rộng.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc Vietjet Air tại "Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với đại diện các doanh nghiệp và các địa phương" do Thủ tướng Chính phủ chủ trì ngày 8/8 vừa qua đã rất có lý khi cho rằng Chính phủ cần xã hội hóa công tác chống dịch, giảm gánh nặng cho ngân sách. Bà Thảo cho rằng, doanh nghiệp và người dân sẵn sàng chi trả chi phí vaccine, chi phí xét nghiệm, các chi phí y tế, do đó đề nghị Bộ Y tế cho cơ chế để triển khai.
Tập đoàn Vingroup cũng đã đề xuất dự án xây dựng nhà máy sản xuất vaccine tại Hòa Lạc. Đây là vaccine do Vingroup nhận chuyển giao công nghệ từ Công ty Acturus, Hoa Kỳ, dự kiến thử nghiệm lâm sàng trên người từ tháng 8/2021. Sau khi hoàn thành thử nghiệm sẽ triển khai sản xuất, thành phẩm sẽ có mặt trên thị trường dự kiến vào năm 2022.
Một lần nữa tập đoàn này đã thể hiện trách nhiệm xã hội trước cuộc chiến đầy cam go của đất nước, sau việc nhanh chóng sản xuất, cung cấp máy thở và hỗ trợ chống dịch dưới nhiều hình thức khác. Việc sớm ban hành cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho các hoạt động sản xuất ra sản phẩm đặc thù nhằm cứu sống sinh mạng của người dân là điều đang được cộng đồng xã hội trông đợi.
Nâng cao năng lực ra quyết định
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo, phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân để chống dịch. Thủ tướng cũng lưu ý lãnh đạo, chỉ đạo phải thống nhất, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, bám sát thực tiễn để điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp.
Điều đáng tiếc là đã có những quyết định, biện pháp của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng được ban hành mà không theo sát thực tiễn, dẫn tới tác động ngược.
Đơn cử, việc UBND TP. Hà Nội ban hành Công văn số 2562/UBND-KT ngày 7/8/2021 về việc siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội yêu cầu Giấy đi đường do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn Hà Nội cấp phải có xác nhận của Chủ tịch UBND phường đã bộc lộ nhiều bất cập.
Ông Lê Thanh Vân, Đại biểu Quốc hội, thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra các bất cập, đó là: Thứ nhất, quy định mới ban hành tối chủ nhật, người dân cần có thời gian để chuẩn bị, nắm bắt quy định và thực hiện. Thành phố nên hướng dẫn cụ thể hơn, tránh cách hiểu khác nhau về cùng một văn bản và có độ trễ hiệu lực thi hành hai đến ba ngày. Thứ hai, việc soát xét giấy tờ ở một số chốt khiến những nơi này trở thành điểm tụ tập đông người, mâu thuẫn với quy định về giãn cách xã hội. Người cách ly vớingười là nội dung quan trọng nhất trong Chỉ thị 16, thì ở các chốt kiểm soát lại diễn ra cảnh ùn ứ. Thứ ba, theo quy định thì các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ (được phép hoạt động trên địa bàn thành phố) phải phối hợp với UBND cấp xã nơi đơn vị hoạt động để được kiểm tra, xác nhận giấy đi đường; hoặc xác nhận theo danh sách kèm theo. Như vậy, quy định mới đòi hỏi xác nhận của cả đơn vị và chính quyền cơ sở nên có thể dẫn đến tình trạng là trụ sở phường, xã cũng thành nơi tập trung đông người khi người dân đến xin xác nhận.
Còn theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, việc UBND TP. Hà Nội ban hành Công văn số 2562/UBND-KT đã không phân tích kỹ tác động chính sách, đã dẫn tới tác động ngược. "Trong khi Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố là nhằm giãn cách xã hội thì công văn nói trên lại dẫn tới việc tụ tập đông người", ông Dũng nói.
Ngoài ra, Công văn số 2562/UBND-KT của UBND TP. Hà Nội cũng không chỉ rõ trường hợp Giấy đi đường của những người đi đường là công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Trung ương và thành phố có phải có xác nhận của chính quyền cơ sở hay không đã dẫn đến sự lúng túng trong việc thực thi tại các chốt kiểm soát.
Trước những bất cập nói trên, sáng ngày 10/8/2021, UBND TP. Hà Nội đã phải ban hành tiếp Thông báo số 577/TB-UBND điều chỉnh một số quy định tại Công văn nói trên.
Tình trạng văn bản ban hành chưa ráo mực đã phải điều chỉnh hoặc thu hồi không phải là hy hữu. Cách đây vài tuần, Bộ Y tế cũng đã ban hành công văn số 5967 ngày 26/7 thu hồi Công văn số 5944/BYT-YDCT ngày 24/7 chỉ sau 2 ngày vì lý do có những nội dung chưa phù hợp. Đối với nhiều người, đây là điều rất khó hiểu.
Câu chuyện điều chỉnh chính sách đối với người hồi hương tại TP.HCM, hay quy định về vận tải hàng hoá thiết yếu diễn ra trong thời gian qua cũng đang đòi hỏi các cơ quan chức năng phải bám sát hơn nữa đòi hỏi của thực tiễn để nâng cao chất lượng các văn bản, quyết định được ban hành.
- Cùng chuyên mục
'Biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội'
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội, phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những chủ trương quan trọng của thành phố nhằm biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Sự kiện - 20/04/2025 07:34
Các 'đại bàng' Mỹ vẫn chọn Việt Nam
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu căng thẳng, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Mỹ vẫn chọn VN làm nơi đầu tư và tin tưởng vào triển vọng phát triển dài hạn nơi đây.
Sự kiện - 20/04/2025 07:33
Chi tiết sắp xếp cấp xã ở Hà Nội khi bỏ quận huyện
Hiện Hà Nội chưa công bố số phường xã sau sắp xếp, nhưng 7 quận đã triển khai lấy ý kiến nhân dân và đưa ra phương án cụ thể về sắp xếp phường.
Sự kiện - 19/04/2025 16:47
Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ đưa Việt Nam phát triển nhanh trong kỷ nguyên mới
Chủ trì Lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng đây sẽ là những công trình có tính biểu tượng, góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới; là những điểm tựa, đòn bẩy góp phần đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Sự kiện - 19/04/2025 13:12
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Sự kiện - 19/04/2025 10:02
[Café Cuối tuần] Quảng cáo 'thổi phồng' trong lĩnh vực sức khỏe: Mất bò mới lo rào chuồng
Tại Việt Nam, dù đã có Luật Quảng cáo (2013), Luật An toàn thực phẩm (2010), và các nghị định xử phạt như Nghị định 38/2021/NĐ-CP, mức phạt từ 60–80 triệu đồng lại quá nhẹ so với lợi nhuận thu được từ hành vi gian dối. Việc thực thi lỏng lẻo, thiếu tính răn đe đã khiến các hành vi "thổi phồng" tiếp tục tồn tại, thậm chí ngày càng tinh vi hơn trong môi trường mạng xã hội.
Sự kiện - 19/04/2025 09:32
Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040 nhu cầu tài chính của Việt Nam ước tính lên tới 368 tỷ USD. Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Sự kiện - 18/04/2025 16:41
Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản giải quyết những quan tâm của Mỹ
Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi, đàm phán với Mỹ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, hướng tới cân bằng thương mại bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 16:02
Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam
GGGI sẽ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực chuyển đổi xanh, công nghệ thông tin, nông nghiệp, năng lượng.
Sự kiện - 18/04/2025 08:32
EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác
Các đại biểu kêu gọi tăng cường hợp tác công – tư, ứng dụng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 07:31
Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu
TP. Đà Nẵng dự kiến điều chỉnh một phần diện tích các xã, phường để thành lập 15 phường, 3 xã và một đặc khu Hoàng Sa.
Sự kiện - 18/04/2025 06:45
Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội
Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nước thành viên và đối tác quốc tế trong việc hiện thực hóa các cam kết, sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị.
Sự kiện - 18/04/2025 05:33
Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh
Việt Nam ước tính cần tới 368 tỷ USD để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040, nhưng hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế.
Sự kiện - 17/04/2025 16:33
Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?
Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh....
Sự kiện - 17/04/2025 11:55
Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam
Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.
Sự kiện - 17/04/2025 06:36
Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo
Nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Sự kiện - 16/04/2025 17:55
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
-
3
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
4
13 người tham lam nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại
-
5
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago