Đằng sau 6 phiên giao dịch tăng điểm của Nhựa pha Lê

Nhàđầutư
Từng tăng điểm khá mạnh khi chào sàn HOSE, mã PLP đã khiến nhiều nhà đầu tư phải ôm hận sau đó với các phiên đỏ sàn. Giờ đây, khi mã này có đến 6 phiên giao dịch tăng điểm liên tiếp, nhà đầu tư có lý do để lo ngại về tính bền vững về đà tăng trưởng của giá cổ phiếu PLP.
HÓA KHOA
23, Tháng 08, 2018 | 05:25

Nhàđầutư
Từng tăng điểm khá mạnh khi chào sàn HOSE, mã PLP đã khiến nhiều nhà đầu tư phải ôm hận sau đó với các phiên đỏ sàn. Giờ đây, khi mã này có đến 6 phiên giao dịch tăng điểm liên tiếp, nhà đầu tư có lý do để lo ngại về tính bền vững về đà tăng trưởng của giá cổ phiếu PLP.

nhadautu - dang sau 6 phien tang diem lien tuc cua Nhua Pha Le

 

Cổ phiếu tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây

Từ phiên giao dịch 15/8 trở đi, thị giá cổ phiếu PLP của Công ty CP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê liên tục tăng trưởng mạnh. Với mức thị giá đóng cửa phiên 22/8 đạt 16.950 đồng/cổ phiếu, PLP đã có đến 6 phiên giao dịch tăng điểm liên tục và sinh lời gần 27% cho các cổ đông của mình.  

Đi cùng với đó, thanh khoản của cổ phiếu này cũng đạt mức tốt khi có đến hơn trăm ngàn cổ phiếu với giá trị hàng tỷ đồng giao dịch mỗi phiên. Mức tốt nhất cho gần một tháng giao dịch trở lại đây.

Đặc biệt, khối ngoại cũng đẩy mạnh mua ròng cổ phiếu này. Thống kê từ phiên 20/7 – 22/8, nhà đầu tư nước ngoài chỉ bán ròng duy nhất 17.240 cổ phiếu (tương đương 239,2 triệu đồng) trong phiên 23/7 và 900 cổ phiếu (tương đương 13,3 triệu đồng) trong phiên 20/8, các phiên giao dịch còn lại họ chủ yếu mua ròng PLP. Đáng lưu ý ở phiên tăng trần 21/8, họ đã mua ròng 10.750 cổ phiếu (tương đương 169,8 triệu đồng).

Vậy yếu tố nào khiến PLP tăng điểm mạnh trong thời gian gần đây? Có thể thấy, thời gian qua không có thông tin hỗ trợ đáng chú ý ảnh hưởng đến giá cổ phiếu PLP, ngoại trừ thông tin KQKD quý II/2018.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế (LNST) PLP tăng 126% đạt hơn 31,1 tỷ đồng, mức lợi nhuận này đã hoàn thành 51% chỉ tiêu đề ra theo chỉ tiêu ĐHĐCĐ thường niên 2018.

Sự tăng trưởng về thị giá cổ phiếu có bền vững?

Việc PLP chuyển dịch cơ cấu doanh thu từ các sản phẩm đá vôi và bột đá sang hạt nhựa phụ gia Filler Masterbatch có giá bán cao gấp 6 lần giá sản phẩm bột đá và gấp 10 lần sản phẩm đá CaCO3 truyền thống đã mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn cho Công ty.

Đi cùng với đó, doanh nghiệp có thể chủ động nguồn đầu vào là chất lượng các nguyên vật liệu để sản xuất hạt nhựa Filler Masterbatch. Theo một chia sẻ, công đoạn làm ra hạt nhựa này như sau,

Nguyên liệu từ đá CACO3 sẽ được nghiền thành bột siêu mịn, loại bột này chiếm đến 80-85% nguyên liệu, cộng với nhựa nguyên sinh và vài loại phụ gia sản xuất ra hạt Filler Masterbatch.

Việc chủ động đầu vào nguyên liệu đá CACO3 giúp PLP đảm bảo về chất lượng, sự ổn định. Đây được coi là lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của PLP với các doanh nghiệp khác cùng ngành.

Thông tin từ VPBS công bố cho thấy, Nhựa Pha Lê đang sở hữu 2 mỏ đá Granite tại Ninh Thuận, 3 mỏ đá cẩm thạch trắng tại Nghệ An và đặc biệt là mỏ đá vôi CaCO3 tại núi Thung Hung, Qùy Hợp có tổng diện tích trên 10 ha, nguồn trữ lượng dồi dào và độ trắng sáng trên 98,7%. Chia sẻ với nhadautu.vn, một thông tin cho hay có mỏ của PLP được cấp phép sở hữu 23 năm, sản lượng mỏ từ 5-7 triệu tấn đá/năm.

Đóng góp chính vào doanh thu PLP là hai nhà máy ở Hải Phòng với công suất cụ thể gần 5.000 tấn/tháng, nhà máy này hiện đang chờ lắp 2 dây chuyền sản xuất filler công nghệ mới với công suất 1.500 tấn/ máy, qua đó nâng tổng sản lượng của nhà máy lên khoảng 8.000 tấn / tháng sản xuất 100% phụ gia hạt nhựa.

Nhà máy ở Nghệ An được chuyển 4 dây chuyền bột từ Hải Phòng về và hiện đang tập trung phát triển thêm thị trường nội địa bột đá. Công suất hiện tại về sản lượng đá đạt 20.000 tấn, trong đó đá A chiếm 65%, còn lại là đá AB.

Đây là một lợi thế rất lớn cho PLP trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Báo cáo từ VIRAC ngành nhựa quý II/2018 cho hay, ngành nhựa Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Cụ thể, thống kê từ VIRAC cho thấy con số này chiếm đến hơn 80% nhu cầu nguyên liệu nhựa các loại do trong nước chưa có khả năng sản xuất và tình trạng phụ thuộc này sẽ còn kéo dài gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành.

Doanh thu tiêu thụ ngành nhựa tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2013 – 2016 với CAGR đạt 21.1%, tiêu thụ nhựa trong năm 2017 ước tăng 5.97% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện nay ngành nhựa Việt Nam đang trong tình trạng nhập siêu khi kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa lớn hơn nhiều so với xuất khẩu.

Đó là chưa kể, thông tin từ VPBS cho hay, Chính phủ đã thông qua Quyết định số 2992/QĐ-BCT đã dành nhiều ưu đãi về tài chính cho các doanh nghiệp nhựa từ nay cho tới năm 2025, do vậy PLP đang được hưởng rất nhiều ưu đãi từ chính sách của Nhà nước như: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu tiên, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo (tính từ 2016), miễn thuế xuất nhập khẩu...

Tiềm năng từ thị trường Trung Quốc và rủi ro từ giá dầu tăng cao

Doanh thu của PLP trong thời gian tới có thể đẩy mạnh từ việc xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Việc sở hữu số lượng mỏ với trữ lượng lớn cũng tạo lợi thế cho PLP trên thế giới. Được biết, hiện tại doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang các nước Dubai, Brazil, Ba Lan, Trung Quốc, Tây Ban Nha,…

Ngoài ra, “Việc gần đây Trung Quốc cấm khai tác khoáng sản, cấm sản xuất nhựa phế liệu, do ảnh hưởng môi trường đã tạo lợi thế cho Công ty với thị trường này”, nguồn tin chia sẻ với Nhadautu.vn.

BCTC quý II/2018 cho thấy doanh thu từ khu vực nước ngoài đạt hơn 119,3 tỷ đồng, chiếm hơn 49,1% tổng doanh thu của Công ty.

Trong thời gian tới, PLP dự kiến sẽ mở rộng hai nhà máy tại Hải Phòng và Nghệ An để nâng công suất. Nguồn tiền dự kiến sẽ được huy động thông qua phương án phát hành cổ phiếu ra công chúng. Cụ thể, PLP sẽ phát hành 15 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1, giá phát hành dự kiến là 12.000 đồng/cổ phiếu.

Con số chi tiết nâng cấp cụ thể từng nhà máy không được tiết lộ. Tuy nhiên, nguồn tin trước đó từ VPBS cho hay, doanh nghiệp dự kiến nâng tổng số dây chuyền sản xuất tại đây lên 10 dây chuyền, tương đương công suất  15.000 tấn mỗi tháng. Ngoài ra công ty sẽ đưa điểm sản xuất, nghiền đá về Nghệ An để tối ưu hóa hoạt động logistics và quy trình sản xuất.

Một rủi ro hiện hữu của PLP được các Công ty Chứng khoán nhìn nhận đến từ hạt nhựa nguyên sinh – nguyên liệu cần thiết sản xuất hạt Filler Masterbatch. Các Công ty này đánh giá, nhựa nguyên sinh là sản phẩm được sản xuất từ dầu mỏ, do đó chịu sự tác động của giá dầu. Với những biến động tăng trưởng của giá dầu trong thời gian gần đây, điều này liệu có tác động đến biên lợi nhuận của PLP? Nguồn tin nói trên khẳng định với Nhadautu.vn, giá dầu càng tăng thì giá nhựa càng lên, qua đó càng hỗ trợ cho hạt này.

“Các Nhà sản xuất cuối cùng (bàn ghế nhựa, túi ni long) dùng cả nhựa nguyên sinh làm nguyên liệu. Do đó, giá nguyên liệu này tăng cao khiến họ phải dùng hạt filler để trộn và giảm giá thành sản xuất của sản phẩm, do đó Công ty vẫn có lợi thế lớn”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ