Đại biểu Quốc hội băn khoăn chất lượng lao động

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, sáng 5/6, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung. Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm tại phiên chất vấn là giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta trong thời gian tới.
BẢO ANH
05, Tháng 06, 2018 | 16:51

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, sáng 5/6, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung. Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm tại phiên chất vấn là giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta trong thời gian tới.

Bo-truong-Dao-Ngoc-Dung

Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội (Ảnh: Quochoi.vn)

Chất lượng lao động thấp

Tại phiên chất vấn, đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An) băn khoăn về chất lượng lao động của nước ta. Theo đại biểu Mão, chất lượng lao động của nước ta hiện nay còn rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Cơ cấu ngành nghề đào tạo còn nhiều bất cập, thiếu lao động có trình độ cao, hệ thống giáo dục hướng nghiệp, đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động là nguyên nhân làm cho năng suất lao động của nước ta thấp, thua xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.

Đặc biệt, trước thực tế lao động phổ thông tại các doanh nghiệp đang bị máy móc dần thay thế và yêu cầu kỹ năng lao động ngày càng cao, trước cuộc cách mang công nghệ lần thứ tư, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung làm rõ các giải pháp căn cơ để khắc phục những hạn chế, thách thức trong thời gian tới.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, sau phiên thảo luận về kinh tế - xã hội của Quốc hội, Bộ LĐ-TB&XH đã báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao cho bộ chủ trì xây dựng một đề án để nâng cao chất lượng và điều chỉnh cơ cấu lao động phù hợp với cách mạng 4.0, trong đó có 03 nội dung tập trung nhấn mạnh, đó là: tập trung xử lý và tìm cách để giải quyết được 215.000 sinh viên và người lao động có trình độ đại học trở lên đang thất nghiệp; tập trung giải quyết chăm lo cho số đầu vào - tức là phân luồng mạnh để tập trung lực lượng lao động vào tuổi 15 để chuẩn bị theo hướng đó; tập trung đào tạo và đào tạo lại số đang làm việc nhưng có nguy cơ mất việc, nguy cơ sa thải và đặc biệt ở ba lĩnh vực (giày da, dệt may, công nghệ).

Liên quan đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực, Đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) đề nghị Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ giải pháp cần ưu tiên trong quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới như thế nào?.

Trả lời chất vấn của đại biểu Hằng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nguồn nhân lực đóng góp một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, chuyển dịch lao động ở nước ta còn rất chậm; cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý, hiện nay theo cơ cấu là 1; 0,35; 0,63 và 0,38, tức là đại học sau đó cao đẳng, trung cấp và sơ cấp.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cũng cho biết, quan trọng hơn là chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta chưa đáp ứng với kỹ năng; các điều kiện để đảm bảo cho người lao động về thu nhập, độ an toàn, mạng lưới an sinh chưa đáp ứng. Vì vậy, việc ưu tiên giáo dục nghề nghiệp là việc tất nhiên và đặc biệt quan trọng. "Giáo dục nghề nghiệp sẽ góp phần rất quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng lao động phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong giai đoạn hiện nay", Bộ trưởng Dung nói.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, thời gian tới sẽ phải tiến hành quy hoạch lại toàn bộ mạng lưới giáo dục nghề nghiệp ở nước ta. Đồng thời, chuyển mạnh sang tự chủ sẽ là một động lực để phát triển giáo dục nghề nghiệp. Việc tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập là đúng với tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 và đặc biệt là tinh thần của Nghị quyết Trung ương 7 vừa qua đã bàn. Đây cũng là một yêu cầu trong đề án đổi mới và tái cơ cấu kinh tế mà Chính phủ đã phê chuẩn.

Đặc biệt, giáo dục nghề nghiệp phải chuyển hẳn sang một hướng mới là kết nối doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp và nhà trường đồng hành, Bộ trưởng cho rằng đây là một chủ trương mà nhiều quốc gia thành công, đặc biệt là những nước có nền giáo dục nghề nghiệp phát triển cao như Đức, Singapo, Nhật Bản.

Năm 2012-2018, Bộ LĐ-TB&XH chọn đây là một khâu đột phá và bắt đầu làm thí điểm 10 trường liên kết, ký kết với 15 tập đoàn và khởi đầu bằng đào tạo theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ là 150.000. Đây cũng là một hướng chuyển sang đào tạo gắn với thị trường, gắn với cung cầu, vấn đề yếu của chúng ta thời gian vừa qua.

18.000 ngư dân sang Hàn Quốc lao động sau sự cố Formosa

Cũng tại phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội băn khoăn, sau sự cố Formosa, Bộ LĐ-TB&XH đưa hàng ngàn người tại các tỉnh miền Trung đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, làm thế nào để cân đối hài hòa giữa xuất khẩu lao động và khuyến khích ngư dân bám biển là điều nhiều đại biểu kiến nghị...

Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng Bộ trưởng lấy minh chứng đưa người lao động ở khu vực ảnh hưởng sự cố Formosa đi xuất khẩu Hàn Quốc "như một thành tích", tuy nhiên trong tương lai, Bộ có chính sách gì để khuyến khích ngư dân bám biển, phát triển kinh tế và góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ?.

"Nỗi lo lắng của chúng tôi là với việc chuyển đổi như hiện nay, xu hướng người dân lên bờ làm việc nhiều hơn nghề đi biển gian khổ, nguy hiểm, vất vả. Vậy Bộ có chủ trương gì để khuyến khích bà con bám biển, vì đó không phải chỉ là lao động mà lực lượng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc?", đại biểu Dương Trung Quốc băn khoăn.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời, câu hỏi của đại biểu Dương Trung Quốc một mình Bộ LĐ-TB&XH không làm được. Việc Bộ LĐ-TB&XH đưa 18.000 lao động ở 4 tỉnh sau khi xảy ra sự cố Formosa đi làm việc ở nước ngoài là việc giải quyết mang tính chất tình thế, tạm thời.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, giải pháp lau dài là phải ổn định đời sống cho bà con vùng biển. Bộ trưởng tiếp thu ý kiến của đại biểu và sau kỳ họp này sẽ bàn với Bộ NN&PTNT tập trung cụ thể hóa chiến lược biển, trong đó có đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cho bà con.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ