Cuộc chiến giấy phép con: Chưa kết thúc mà mới... bắt đầu

Nhàđầutư
Theo nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam, những tác động của lợi ích nhóm tới cơ chế thị trường, tới các doanh nghiệp và nền kinh tế xã hội là “quá rõ ràng”.
HỒ MAI
24, Tháng 10, 2017 | 11:54

Nhàđầutư
Theo nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam, những tác động của lợi ích nhóm tới cơ chế thị trường, tới các doanh nghiệp và nền kinh tế xã hội là “quá rõ ràng”.

Tại Diễn đàn “Gải pháp chính sách tháo bỏ nút thắt và tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới mô hình tăng tưởng” diễn ra ngày 24/10, ông Nguyễn Thâm – nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam  (VLA) – đã đề cập đến những khó khăn, băn khoăn mà doanh nghiệp gặp phải.

Theo ông Thâm, đây là những nhân tố cấu thành cái nút mà Chính phủ cần có giải pháp chính sách tháo gỡ. Ông Thâm đã chỉ ra những biểu hiện "chưa thị trường" hiện nay "làm cản trở nền kinh tế thị trường".

nguyen tham

Ông Nguyễn Thâm - nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VLA) tại Diễn đàn “Gải pháp chính sách tháo bỏ nút thắt và tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới mô hình tăng tưởng” ngày 24/10.

Biểu hiện thứ nhất, theo nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam, là “lợi ích nhóm”.

“Nhóm lợi ích” (lợi ích nhóm) hay còn gọi là nhóm vận động, nhóm gây áp lực xã hội, theo định nghĩa của Wikepidia Tiếng Việt, là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách sử dụng các hình thức tuyên truyền vận động để tác động đến dư luận hoặc chính sách của chính phủ. Theo ông Thâm, cụm từ này vốn dĩ không có nghĩa xấu nhưng “ở chúng ta thì nó lại rất xấu”.

Theo ông, những tác động của “lợi ích nhóm” tới cơ chế thị trường, tới các doanh nghiệp và nền kinh tế xã hội là “quá rõ ràng”. 

Biểu hiện “chưa thị trường” thứ hai mà ông Thâm chỉ ra là “lợi ích sân sau”. Ông Thâm đưa ví dụ cụ thể trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Khi thực hiện Luật PCCC, các doanh nghiệp phải lập các phương án PCCC. Trên thị trường về dịch vụ này có nhiều công ty hoạt động tư vấn, có nhiều công ty kinh doanh cung cấp các trang thiết bị PCCC. Tuy nhiên, ông Thâm cho biết, doanh nghiệp phải chỉ định công ty cung cấp trang thiết bị PCCC hay công ty tư vấn làm phương án PCCC cho mình theo “gợi ý”của tổ chức PCCC phụ trách đơn vị mình.

“Trang thiết bị PCCC không đạt chuẩn mặc dù cài hình bọt chữa cháy có cùng nhà sản xuất, có kiểm định đầu ra và hạn sử dụng như nhau. Chỉ có giá thiết bị và và giá dịch vụ tư vấn cao hơn nhà cung cấp không được chỉ định từ 10-15%. Hàng quý đều có chi phí kiểm tra, ngày lễ tết phải có quà...”, ông Thâm cho hay.

Tương tự như PCCC, ông Thâm chỉ ra rằng, bảo vệ môi trường cũng có một “quy trình” như thế. Luật bảo vệ môi trường cần có phương án bảo vệ môi trường, kho chứa rác thải rắn, rác thải độc hại... Ngoài ra còn phải lập trạm quan trắc. Nếu không phải thuê tư vấn quan trắc đo đạc và lập báo cáo định kỳ.  Nhưng các công tuy làm dịch vụ này đều phải được cán bộ quản lý môi trường khu vực chỉ định. “Vậy các công ty cung cấp các dịch vụ môi trường này có phải là công ty sân sau của cán bộ quản lý hay không?”.

Biểu hiện thứ ba mà ông Thâm chỉ ra là những biểu hiện trong các văn bản dưới luật (giấy phép con).

Năm ngoái, cụ thể là từ đầu tháng 7/2016, Chính phủ ban hành nghị định liên quan Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đưa vào áp dụng đã chính thức xóa sổ hàng loạt giấy phép con, các điều kiện kinh doanh quy định tại các thông tư, quy định của các bộ, ngành.

Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – cho rằng, “cuộc chiến” loại bỏ giấy phép con sẽ cởi trói cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển, nhưng mọi việc vẫn chưa kết thúc mà mới... bất đầu.

Theo thống kê, có khoảng 3.000 giấy phép con trong tổng số gần 7.000 điều kiện kinh doanh đang tồn tại. Nhiều trong số đó đã trở thành “giấy phép mẹ”, nghĩa là điều kiện kinh doanh được quy định trong nghị định của Chính phủ. Nhiều giấy phép mẹ đã được bãi bỏ nhưng cũng không ít quy định sẽ được đưa vào hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn của các ngành.

Những biểu hiện trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, theo ông Thâm, cũng là một trong những biểu hiện “chưa thị trường”. Cụ thể, trong kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoạt động hàng hải, tàu biển, ô tô, phương tiện vận tải nói chung, kho hàng, bến bãi,... là cần thiết nhưng những biểu hiện này cần được thị trường đánh giá và giám sát. Theo ông, việc quy định quá chặt chẽ các doanh nghiệp phải mua các loại bảo hiểm này là nặng nề cho một “nền kinh tế thị trường đầy đủ”. Việc này còn tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý “làm khó” doanh nghiệp.

Với những biểu hiện chưa thị trường trong nền kinh tế thị trường trên, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam Nguyễn Thâm đưa kiến nghị, cần rà soát lại hệ thống luật pháp, những văn bản nào không phù hợp, làm ách tắc sản xuất kinh doanh cần dỡ bỏ. Cần tiếp tục cuộc chiến loại bỏ “giấy phép con”, khơi thông dòng chảy tạo điều kiện thuận lợi cho sức sản xuất phát triển.

Ông Thâm cũng kiến nghị, cần dành những ưu tiên cho khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư chiều sâu cho nền kinh tế bằng việc đầu tư vào giáo dục vì đó là đầu tư cho trí thức khoa học và văn minh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ