Cùng mặt bằng pháp lý nhưng có địa phương giải ngân đầu tư công nhanh, địa phương giải ngân chậm

Nhàđầutư
Trước bức xúc của nhiều ĐBQH khi giải ngân vốn đầu tư công quá chậm, trong khi kinh tế thì đang khó khăn, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định, mấu chốt vẫn nằm ở khâu thực thi khi Chính phủ, Quốc hội đã phân cấp triệt để.
MY ANH
01, Tháng 06, 2023 | 14:36

Nhàđầutư
Trước bức xúc của nhiều ĐBQH khi giải ngân vốn đầu tư công quá chậm, trong khi kinh tế thì đang khó khăn, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định, mấu chốt vẫn nằm ở khâu thực thi khi Chính phủ, Quốc hội đã phân cấp triệt để.

abc

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình sáng 1/6. Ảnh: QH

Mấu chốt đầu tư công nằm ở khâu tổ chức thực hiện

Phát biểu giải trình trước nghị trường sáng 1/6, về đầu tư công - vấn đề được nhiều ĐBQH đề cập, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, đến nay tất cả những vấn đề phân cấp, phân quyền của đầu tư công đã triệt để, giao hết tất cả các quyền cho các bộ, ngành và địa phương, từ khâu lựa chọn dự án, đến lập dự án, đến chuẩn bị dự án cho đến giải ngân đầu tư công, điều chỉnh dự án, giải phóng mặt bằng, đấu thầu dự án, triển khai, tổ chức thi công, v.v..

"Bộ KHĐT hay các cơ quan Trung ương chỉ làm công tác tổng hợp và rà soát, đúng như thế thì báo cáo Chính phủ, báo cáo Quốc hội để phân giao và phân giao một cục về cho địa phương, trên cơ sở kế hoạch trung hạn 5 năm thì địa phương phân chi tiết cho từng dự án, các bộ trên trung ương không còn làm những việc đó nữa", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giải trình.

Vị Tư lệnh ngành KHĐT cũng đặt ngược vấn đề các đại biểu nêu, tại sao cùng một mặt bằng pháp lý mà địa phương này, bộ kia thì triển khai tốt, tỷ lệ cao, mà địa phương khác, ngành khác tỷ lệ lại thấp, đó chính là vấn đề nằm ở khâu tổ chức thực hiện.

"Do vậy chúng tôi đề nghị các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quan tâm và giám sát ngay địa phương mình, ngành mình để cùng với Chính phủ tạo chuyển biến tích cực hơn trong vấn đề giải ngân đầu tư công trong thời gian tới, góp phần phát triển kinh tế", Vị Tư lệnh ngành KHĐT nói.

Đã nhận diện được hầu hết khó khăn

Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng đánh giá, trước tình hình rất phức tạp, khó khăn trong việc phát triển kinh tế thời gian qua, đã nhận diện được hầu hết những vấn đề Việt Nam đang gặp phải và bước đầu đã có nhiều các chính sách, quyết sách, biện pháp kịp thời để đối phó.

Theo Bộ trưởng, có thể tóm lược thành 5 nhóm khó khăn lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt. Đó là với việc chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, hệ thống pháp luật vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.

"Các nước phát triển người ta có hàng trăm năm rồi, hệ thống pháp luật đã hoàn thiện. Chúng ta bây giờ mới đang trong quá trình chuyển đổi thì chuyện có vấn này, vấn đề kia, mâu thuẫn chồng chéo hay xung đột, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ là chuyện bình thường. Quan trọng là phải phát hiện kịp thời và kịp thời điều chỉnh, kịp thời bổ sung làm sao cho phù hợp với thực tiễn", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Nhóm khó khăn thứ hai được nhận diện, theo Bộ trưởng chính là năng lực chống chịu, thích ứng và đối phó trước các biến động bên ngoài của nền kinh tế Việt Nam, cũng như năng lực cạnh tranh đang còn hạn chế khi độ mở của nền kinh tế rất cao.

Thứ ba là hậu quả của dịch COVID-19 để lại hết sức nặng nề, các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế đã phải gồng mình chống chịu trong thời gian qua, năng lực đã bị bào mòn đáng kể, nay lại bị chịu tác động bởi nhiều yếu tố mới làm cho khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Thứ tư là quy mô nền kinh tế của Việt Nam đã không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây, các hoạt động kinh tế, các thị trường phát triển nhanh, đa dạng và liên kết chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng, tác động đến nhau nhiều hơn.

"Thứ năm, như nhiều đại biểu phát biểu từ ngày hôm qua đến giờ là một số bộ phận cán bộ đang còn tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy trong xử lý công vụ của mình", Bộ trưởng Bộ KHĐT tóm lược.

Bộ trưởng cũng khẳng định, mặc dù chưa đạt được kết quả như Quốc hội đã giao, nhưng với kết quả tăng trưởng kinh tế của quý I là 3,32%, cũng là một kết quả tích cực so với các nước hiện nay trên thế giới.

"Ví dụ như Mỹ tăng trưởng có 1,1% hay EU 1,3%, Nhật Bản 1,3%, Thái Lan 2,7%. Cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục đánh giá tích cực môi trường đầu tư của và triển vọng kinh tế của Việt Nam. Quan trọng hơn cả là Việt Nam vẫn duy trì được kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, nhất là thị trường dịch vụ và du lịch phục hồi rất mạnh, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh được quan tâm và giữ vững", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu dẫn chứng.

Về tình hình khó khăn của doanh nghiệp và lao động như nhiều đại biểu nêu. Hiện nay tập trung vào 3 vấn đề, thứ nhất là thị trường, thứ hai là dòng tiền và thứ ba là thủ tục hành chính và môi trường đầu tư kinh doanh. Đây là những vấn đề mà Chính phủ đặc biệt quan tâm, trong thời gian qua cũng đã có rất nhiều các chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân như các vị đã biết, giảm lãi suất cho vay, điều kiện vay, giảm thuế, phí, lệ phí, xúc tiến mở rộng thị trường, v.v.. Trong thời gian tới Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu để chỉ đạo, có những biện pháp, những chính sách mạnh hơn, kịp thời hơn và hiệu quả hơn hỗ trợ ngay cho doanh nghiệp và người lao động để hỗ trợ cho nền kinh tế trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ